intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết tự đánh giá thành tích làm việc cuối năm

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

257
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đến hẹn lại lên”, cứ mỗi giữa hoặc cuối năm, các doanh nghiệp tổ chức đánh giá kết quả, thành tích làm việc trong năm cho các nhân viên. Những cuộc họp đánh giá trực tiếp giữa nhân viên và sếp có thể làm các nhân viên lo lắng. Bạn thứ xem những lo lắng có vơi đi không sau khi làm theo những gợi ý của VietnamLearning. Đặt ra một số câu hỏi cho bản thân. Thời điểm đánh giá thành tích làm việc là khi nào? Nội dung chính của lần đánh giá sắp tới là gì? Nếu chưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết tự đánh giá thành tích làm việc cuối năm

  1. Bí quyết tự đánh giá thành tích làm việc cuối năm “Đến hẹn lại lên”, cứ mỗi giữa hoặc cuối năm, các doanh nghiệp tổ chức đánh giá kết quả, thành tích làm việc trong năm cho các nhân viên. Những cuộc họp đánh giá trực tiếp giữa nhân viên và sếp có thể làm các nhân viên lo lắng. Bạn thứ xem những lo lắng có vơi đi không sau khi làm theo những gợi ý của VietnamLearning. Đặt ra một số câu hỏi cho bản thân. Thời điểm đánh giá thành tích làm việc là khi nào? Nội dung chính của lần đánh giá sắp tới là gì? Nếu chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này, người được đánh giá nên hỏi sếp của mình. Trước khi bước vào cuộc họp đánh giá thành tích làm việc, người được đánh giá nên chuẩn bị nội dung càng kỹ càng tốt.
  2. Tìm hiểu các chỉ tiêu, cách cho điểm. Kết quả đánh giá sẽ tốt hơn nếu người được đánh giá biết trước mình sẽ đuợc đánh giá dựa trên những chỉ tiêu nào. Đây là một dịp tốt để nhìn lại những kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được giao phó từ đầu năm. Trước khi nói chuyện với sếp, hãy liệt kê ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao để có thể tự đánh giá kết quả làm việc của mình. Tự đánh giá trước: sau khi đã liệt kê tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, hãy thành thật và nghiêm túc với bản thân trong chính việc đánh giá mình. Hãy tự hỏi liệu các kết quả mà mình đạt được có đáp ứng đựơc những kỳ vọng của sếp không. Nếu có chỉ tiêu, nhiệm vụ nào chưa được hoàn thành, hãy
  3. chuẩn bị trước những lời giải thích. Chuẩn bị một kế hoạch để bù đắp vào những chỉ tiêu chưa đạt. Các sếp thường sẽ không đặt nặng việc chưa hoàn tất nhiệm vụ, chỉ tiêu nào đó nếu người được đánh giá đưa ra một kế hoạch, phương án thay thế có tính thuyết phục cao trong tương lai. Hãy chuẩn bị sẵn sàng một số điểm chính trong kế hoạch này để trình bày cho sếp biết những nguồn lực, sự hỗ trợ cần thiết để có thể thực hiện các kế hoạch đưa ra. Nên chứng minh bằng những con số, sự kiện cụ thể. Chỉ báo cáo với sếp rằng mình đã làm được những việc tốt không thôi thì chưa đủ. Hãy dùng các con số, sự kiện cụ thể để chứng minh. Nỗ lực của người được đánh giá đã
  4. đem về doanh nghiệp những khoản lợi nhuận, thu nhập nào? Theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Quy trình công việc nào đã được cải thiện, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được bao nhiêu chi phí? Tự đặt ra cho mình các mục tiêu mới. Nếu người được đánh giá cảm thấy mình đã đạt được thành tích rất tốt thì lúc tiến hành đánh giá là thời điểm lý tưởng để đề đạt với sếp nguyện vọng được thăng tiến của mình. Nếu có quan tâm đến việc gánh nhận thêm nhiều trách nhiệm, hãy bày tỏ điều đó với sếp. Hãy chia sẻ với sếp về những mục tiêu mới mà mình tự đặt ra cho bản thân trên con đường phát triển nghề nghiệp. Những mục tiêu này sẽ là cơ sở để sếp cất nhắc nhân viên lên những vị trí cao hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2