intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIẾM HỌA CỦA DZÍM LÀ TRÍ TUỆ VÀ QUYẾT LIỆT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

DZím là bút danh biếm họa của Hoàng Dzự, người Hà Nội gốc, anh là cán bộ nghiên cứu khoa học kinh tế của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và trước đó, từ năm 1965 là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Việt Nam. Trong gần ba mươi năm hoạt động sau chiến tranh, Hoàng Dzự không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính có hiệu quả, anh còn có khá nhiều thành quả trong hoạt động báo chí, thơ ca và hội họa... ...Đến nay Hoàng Dzự đã có gần 200 bức tranh mỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIẾM HỌA CỦA DZÍM LÀ TRÍ TUỆ VÀ QUYẾT LIỆT

  1. BIẾM HỌA CỦA DZÍM LÀ TRÍ TUỆ VÀ QUYẾT LIỆT DZím là bút danh biếm họa của Hoàng Dzự, người Hà Nội gốc, anh là cán bộ nghiên cứu khoa học kinh tế của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và trước đó, từ năm 1965 là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Việt Nam. Trong gần ba mươi năm hoạt động sau chiến tranh, Hoàng Dzự không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính có hiệu quả, anh còn có khá nhiều thành quả trong hoạt động báo chí, thơ ca và hội họa... ...Đến nay Hoàng Dzự đã có gần 200 bức tranh mỹ thuật với những chất liệu và đề tài khác nhau; tháng 8 năm 2002, anh đã có triển lãm mỹ thuật với 26 bức tranh sơn dầu khổ lớn tại nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam (16 Ngô Quyền, Hà Nội). Hoàng Dzự cũng viết, vẽ gần 50 cuốn tranh truyện (trong khoảng 1980 đến 1992), chủ yếu là truyện lịch sử dân tộc. Tháng 6 năm 1994, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam gửi thư khen ngợi anh đã góp phần tích cực vào công cuộc giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. Trong gần 200 bài báo được đăng trong mấy năm gần đây thì ngoài những bài mang tính nghiên cứu khoa học, Hoàng Dzự đã tập trung cho những vấn đề bức xúc và nguy cơ đang và sẽ gây hại cho sự
  2. phát triển lành mạnh, bền vững của kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Anh không chỉ phát hiện sự việc, hiện tượng, xác định nguyên nhân, cảnh báo và lên án những tổ chức và cá nhân vô cảm, vô trách nhiệm, thiếu tâm, thiếu tài, thiếu tầm...mà quan trọng hơn là còn đưa ra những góp ý, những giải pháp góp phần giải quyết những yếu kém, hư hỏng và tội lỗi đó. Riêng về loại hình biếm họa, Hoàng Dzự đã có gần 50 năm sáng tác. Những biếm họa đầu tiên của Dzím được đăng trên các báo Văn Nghệ, Thống Nhất, Tiền Phong... khi anh mới 15, 16 tuổi đang học phổ thông ở trường Chu Văn An- Nguyễn Trãi (Trường Bưởi) Hà Nội. Thời gian xa quá chính tác giả chỉ còn ấn tượng với hai bức tranh thời đó, một là bức biếm họa vẽ Ngô Đình Diệm đi thăm thú các địa phương bằng chiếc ô tô mang hình cái máy chém và Tổng thống họ Ngô tay cầm bộ luật 10/59 ( Bộ luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật) đã hỏi bọn tay chân: “ Sao dân chúng không đón chào ta hè?”; một bức khác vẽ ông thanh tra giao thông ngồi xe con vượt ngang qua con khe mà chiếc cầu chính là chiếc xe ca chở khách đã tụt xuống trước đó, và ông thanh tra ngạc nhiên hỏi: “ Cầu, đường êm ru thế này mà dân chúng vẫn cứ kêu ca!”. Ngay khi ở chiến trường đầy gian khổ, ác liệt, những lúc tạm nghỉ ở căn cứ, Hoàng Dzự vẫn hăng say tranh thủ vẽ biếm họa đả kích Mỹ, Ngụy và phê phán những thói hư, tật xấu của lính ta. Nhiều cuốn sổ, tập giấy vẽ biếm họa của Dzím được truyền tay cho cán bộ, chiến sĩ đã tạo thêm không khí vui nhộn và giảm bớt căng thẳng bức xúc trong đơn
  3. vị. Có những ngày đón Tết cổ truyền ở trong rừng, Hoàng Dzự đã treo các biếm họa (và cả tranh cổ động) được tô màu bằng thuốc ký ninh màu vàng, thuốc sát trùng màu đỏ, màu xanh...lên các bụi le, tạo thành cuộc triển lãm rất hấp dẫn. Đã có bác sĩ phụ trách trạm xá dã chiến ở kề đường quốc lộ 19 ( An Khê- Pley ku) đề nghị Hoàng Dzự cung cấp cho những tập biếm họa để góp phần cải thiện tinh thần cho anh em thương binh, bệnh binh đang điều trị ở đó. Giữa những năm tám mươi, biếm họa của Dzím đã “dám” mạnh dạn phê phán tính hình thức, máy móc trong một số chủ trương chính sách kinh tế xã hội và riêng đối với nông nghiệp, nông thôn ở nước ta; có biếm họa đã vẽ một đám nông dân khiêng chiếc máy kéo to đùng đã hư hỏng,“chạy” trên đồng ruộng, đằng sau họ kéo theo một người cầm chiếc cày chìa vôi, và ông lãnh đạo đứng kề đó vẫn giơ cao tay, hô khẩu hiệu: “ Địa phương ta quyết tâm thực hiện thành công cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp!”. Một bức khác vẽ cả nhà người nông dân cùng với con trâu, con lợn đứng trên “quả núi thóc” do mảnh ruộng năm phần trăm (5%) mang lại, kề bên là con chuột đứng khóc vì đói khi hang của nó nằm ở phần ruộng Hợp tác xã. Từ thời “Mở cửa” tới nay, biếm họa của Dzím được dịp “ tung hoành chiến đấu” ở nhiều lĩnh vực và nhiều khía cạnh khác nhau kể cả ở trong nước và quốc tế. Có lẽ tranh đả kích các thế lực cực đoan, ác bá trên thế giới là “của hiếm” hiện nay trên báo chí bởi không ít người giờ đây chỉ nghĩ tới “hợp tác, làm bạn” mà quên đi nhiệm vụ song hành là đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng (cả về vật chất lẫn tinh thần) của
  4. dân tộc và của nhân loại tiến bộ. Tranh đả kích của Dzím phơi bày bộ mặt giả dối, thâm độc của một số chính khách phương tây (tiêu biểu là Mỹ) khi hô hào kiên quyết chống khủng bố nhưng lại dung dưỡng bọn khủng bố gây tội ác ở nhiều quốc gia khác, cũng như vậy, tranh đả kích của Dzím cũng làm rõ cái gọi là sứ mệnh đem dân chủ, tự do đến cho những người dân Irăc và Trung Đông của Mỹ, mà thực chất chỉ là thực hiện mưu đồ khống chế nguồn dầu mỏ lớn nhất trên thế giới và tạo bàn đạp Địa-Chính trị khống chế cả ba lục địa Âu, á, Phi ... Hoàng Dzự thường xuyên có nhiều tranh đả kích, giễu cợt, phê phán những cơ chế quản lý lỗi thời đã hạn chế quyền dân chủ và sự sáng tạo của nhân dân, anh cũng lên án sự ngạo mạn, độc đoán, chuyên quyền của không ít quan chức giữ vị trí quan trọng ở các cấp, các ngành. Tranh anh cho thấy một thủ trưởng có trí tuệ tỏa sáng “đèn dầu” lại quát nạt những cán bộ dưới quyền có trí tuệ tỏa sáng là “đèn điện”100W, 200W phải tuyệt đối tin tưởng vào sự sáng suốt của mình; một tranh khác cho thấy một lãnh đạo đã biến thành “cóc cụ” ngồi trên tấm phản là bộ Luật quốc gia, hỏi “đứa cháu” là ông Giời : “ Sao họ dám bảo cậu, cháu ta phải thực hiện phê bình và tự phê bình?”. Một tranh khác vẽ ông quan ở tỉnh, người to béo, nứt lòi tiền bạc, dạy lớp trẻ phải ăn sạch, uống sạch, ở sạch... nhưng đã ăn sạch sành sanh của cải tài nguyên không để dành cho lớp con cháu... Có ông quan giữ mình trong sạch bằng cách chui trong tủ kính để “ Không thấy, không nghe, không biết” mọi chuyện bức xúc của dân. Tranh Hoàng Dzự cũng lý giải vì sao nạn tham nhũng hiếm khi bị phát hiện và bị trừng trị khi
  5. vẽ hai quan tham đều cầm túi tiền to tham ô và cầm hai quả chùy, vũ khí phê bình tố cáo nhưng cả hai đều thỏa thuận ngầm: “Mi không động tới ta thì ta cũng không động tới mi!”. Bàn về sự hiếu danh, hám chức quyền, tranh Dzím cho một “ Ba bị” mang ra đường rao bán các luận văn cao học, và ở một địa phương nọ, người ta ra Trung ương mời một vị giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về đứng làm tượng để khoe tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ” của ban lãnh đạo. Phê phán không ít cơ quan khoa học tồn tại hình thức, ít có tác dụng đối với xã hội, Hoàng Dzự vẽ một bà đồng nát ve chai, xòe váy ra, hứng toàn bộ các luận văn đề tài khoa học “xuất sắc” của một viện nghiên cứu và hồ hởi nói: “ Cuối cùng, bao nhiêu của quý của các bác đều vào chỗ em...”. Còn rất nhiều vấn đề như lập dự án quy họach chỉ nhằm kiếm ăn phần trăm, bày đặt ra chương trình hoạt động này nọ chỉ là cách moi tiền của Nhà nước để tiêu sài, và tình trạng làm hàng giả cũng được Dzím đề cập tới. Một biếm họa về sản xuất hàng giả “mang tính hội nhập” gây cười “xuyên lục địa, xuyên thời gian” khi Dzím cho Napôlêông (1769- 1821) hoàng đế nước Pháp sang Việt Nam, vào quán bên hồ Hoàn Kiếm uống phải chai rượu giả mang nhãn Napôlêông. Hoàng Dzự có thuận lợi là chuyên gia khoa học thường xuyên được đi lại, gặp gỡ, trao đổi và thu nhận nhiều loại thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị ở nhiều cấp, nhiều ngành và trên nhiều địa bàn, tuy nhiên cần phải thấy rằng nếu không có tri thức sâu rộng và tư duy nhạy bén thì không thể nhìn thấu bản chất của các sự việc và cũng không thể nảy sinh các ý đồ cho tranh biếm họa và sau đó là cách thức thể hiện
  6. giàu kịch tính. Cũng cần phải thấy thêm những tố chất cần có ở người họa sĩ biếm họa là ngoài trí tuệ thì rất cần một bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm công dân cao phục vụ sự nghiệp phát triển tiến bộ của dân tộc, một sự dũng cảm đấu tranh cho công lý và đạo lý, có thể những điều này, Hoàng Dzự đã kế tục truyền thống của người chiến sĩ đã trải qua những năm tháng sống và chiến đấu đầy gian nan ác liệt ở chiến trường, và cũng xin nói rõ hơn, chính Hoàng Dzự đã từng là “ Dũng sĩ diệt Mỹ” trên đường 19 ở Tây Nguyên trong thời kháng chiến chống Mỹ. Minh Chiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2