intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ máy hành chính cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

390
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiến pháp 1982: “Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là chính quyền Trung ương, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, cơ quan hành chính nhà nước tối cao”. (điều 85) • Quốc vụ viện chịu trách nhiệm trước đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, chịu sự giám sát và báo cáo công tác với đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ máy hành chính cộng hòa nhân dân Trung Hoa

  1. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CHND TRUNG HOA Th.S Phạm Ngọc Thạch Phòng Nghiên cứu Chính trị Viện Nghiên cứu Trung Quốc
  2. Nội dung chính I-Quốc vụ viện II-Bộ máy hành chính cấp địa phương
  3. Mục tiêu • Nắm được cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính CHND Trung Hoa ở: o cấp trung ương o và địa phương
  4. I-Quốc vụ viện (国务院) • Hiến pháp 1982: “Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là chính quyền Trung ương, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, cơ quan hành chính nhà nước tối cao”. (điều 85) • Quốc vụ viện chịu trách nhiệm trước đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, chịu sự giám sát và báo cáo công tác với đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.
  5. • 1949: Chính vụ viện, bao gồm 1 Thủ tướng, một số Phó Thủ tướng, 1 Tổng thư ký và một số Uỷ viên Chính vụ • Hiến pháp 1954: đổi thành Quốc vụ viện. Hiến pháp quy định Quốc vụ viện gồm: 1 Thủ tướng, một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các uỷ ban, và Tổng thư ký. • Hiến pháp 1975: huỷ bỏ chức vụ Tổng thư ký trong thành phần của Quốc vụ viện. • Hiến pháp 1978 vẫn quy định Quốc vụ viện bao gồm: Thủ tướng, một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các uỷ ban.
  6. • Hiến pháp 1982 quy định Quốc vụ viện bao gồm: 1 Thủ tướng, một số Phó Thủ tướng, các Uỷ viên Quốc vụ, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các uỷ ban, Kiểm toán trưởng và Tổng Thư ký (điều 86) • Nhiệm kỳ mỗi khoá 5 năm. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ đảm nhiệm chức vụ liên tục không quá 2 khoá. (điều 87) • Lần đầu tiên thực hiện cơ chế Thủ tướng phụ trách. Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc vụ viện, Phó Thủ tướng và Uỷ viên Quốc vụ giúp đỡ Thủ tướng công tác.
  7. Thay đổi trong quy định của hiến pháp hiện hành về thành phần Quốc vụ viện • Quy định thêm chức vụ Uỷ viên Quốc vụ, • Phục hồi chức Tổng thư ký Quốc vụ viện, • Thành lập thêm chức mới Kiểm toán trưởng.
  8. • Người ứng cử chức Thủ tướng Quốc vụ viện do Chủ tịch nước đề cử, các quan chức khác trong Quốc vụ viện do Thủ tướng Quốc vụ viện đề cử và sau khi đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc quyết định, Chủ tịch nước bổ nhiệm và miễn nhiệm. • Giữa các kỳ họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, người ứng cử Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban, Kiểm toán trưởng, Tổng thư ký do Thủ tướng đề cử, Uỷ ban Thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc quyết định, Chủ tịch nước bổ nhiệm và miễn nhiệm.
  9. • Việc bãi miễn quan chức trong Quốc vụ viện do cơ quan quyền lực quốc gia cao nhất thực hiện: o Đoàn đại biểu đưa ra phương án bãi miễn đối với thành viên Quốc vụ viện. o Sau khi phương án bãi miễn được đưa ra, đoàn chủ tịch đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc giao cho các đoàn đại biểu xem xét, sau đó trình lên Hội nghị toàn thể đại hội biểu quyết. o Nếu hơn một nửa số đại biểu đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đồng ý bãi miễn thì phương án bãi miễn được thông qua.
  10. Quyền hạn của Quốc vụ viện • Hiến pháp 1982: 18 quyền • Các phương diện:  Quyên lập pháp hành chính.  Quyền đề án hành chính.  Quyền lãnh đạo hành chính.  Quyền giám sát.  Quyền nhân sự.  Những quyền khác
  11. 地方各级人民政府 II-Cơ quan hành chính địa phương • Theo loại hình cơ quan hành chính các cấp địa phương thiết lập theo khu hành chính (chính quyền địa phương):  chính quyền địa phương thông thường,  chính quyền địa phương ở khu vực dân tộc tự trị,  chính quyền đặc khu hành chính. • Theo cấp bậc của chính quyền địa phương, thực hiện cơ chế 4 cấp:  Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương, khu tự trị),  Thành phố cấp địa phu ( thành phố trực thuộc khu, châu tự trị),  huyện (thành phố địa phương trực thuộc khu, thành phố cấp huyện, huyện tự trị),  cấp hương (trấn).
  12. 地方各级人民政府 Chính phủ cấp tỉnh • 23 tỉnh (tính cả Đài Loan) • 5 khu tự trị • 4 TP TW • 2 Khu hành chính đặc biệt
  13. 地方各级人民政府 5 Khu tự trị • Nội Mông • Tân Cương • Choang Quảng Tây • Hồi Ninh Hạ • Tây Tạng
  14. 地方各级人民政府 Thành phố trực thuộc Trung ương
  15. 地方各级人民政府 Khu hành chính đặc biệt • Hồng Kông (từ 1997) • Macao (từ 1999)
  16. 地方各级人民政府 Chế độ hành chính cấp tỉnh • Hiến pháp 1982 và Luật tổ chức địa phương • Chính quyền nhân dân tỉnh bao gồm: Chủ tịch tỉnh, một số Phó Chủ tịch tỉnh, Tổng Thư ký và thủ trưởng các ban ngành chức năng. • Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh do Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh bầu ra • Trong thời gian Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh nghỉ làm việc, Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh có thể quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh. Danh sách Tổng Thư ký và thủ trưởng các ban ngành chức năng của tỉnh do Chủ tịch tỉnh đưa ra, uỷ ban thường trực Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm. • Nhiệm kì của chính quyền nhân dân tỉnh giống với Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh, nhiệm kì mỗi khoá 5 năm
  17. 地方各级人民政府 Vị trí và chức năng • Vị trí: Chính quyền nhân dân tỉnh với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất của địa phương, vừa là cơ quan chấp hành của Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh, vừa là cơ quan cấp dưới của Quốc vụ viện • Chức năng:  Quyền chấp hành  Quyền ban hành lệnh  Quyền quản lý  Quyền bảo hộ  Quyền giám sát
  18. 地方各级人民政府 Chính quyền khu tự trị • Theo quy định của hiến pháp và “Luật tự trị”, khu tự trị là địa phương tự trị dân tộc tương đương với cấp tỉnh, là đơn vị hành chính hành chính khu vực ngang bằng với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. • Cơ quan tự trị của khu tự trị là Đại hội đại biểu nhân dân và chính quyền nhân dân khu tự trị, những cơ quan này vừa lắm quyền của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở địa phương, vừa nắm giữ quyền tự trị. • Chính quyền khu tự trị thực hiện cơ chế Chủ tịch phụ trách • Hiến pháp quy định, Chủ tịch khu tự trị do công dân người dân tộc khu tự trị đảm nhận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2