intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bổ trợ kiến thức thi Đại học phần 3:Nhóm nguyên tố (C,H,O,N)

Chia sẻ: Anonymous Anonymous | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bổ trợ kiến thức thi Đại học phần 3:Nhóm nguyên tố (C,H,O,N) giúp các bạn phân biết được các nhóm chất Hóa học, điều kiện tồn tại, cách tính tổng liên kết, phản ứng đặc trưng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bổ trợ kiến thức thi Đại học phần 3:Nhóm nguyên tố (C,H,O,N)

  1. Tài liệu học tập chia sẻ Bổ trợ kiến thức thi đại học BỔ TRỢ KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC PHẦN 3: NHÓM NGUYÊN TỐ (C, H, O, N) Giáo viên: NGUYỄN TẤN TRUNG Khi gặp hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O, N) các em cần xác định xem chất hữu cơ đề cho thuộc loại nào trong 2 nhóm sau đây.  Nhóm 1: Các chất đặc biệt  Urê: Có công thức CH4ON2. Công thức cấu tạo: (NH2)2CO. Caprolactam: Có công thức C6H11ON. Công thức cấu tạo: CH2 – CH2-CH2-C=O CH2-CH2 N-H Các loại tơ: Tơ nilon-6, Tơ nilon-6,6, ….  Nhóm 2: Gồm các loại chất sau (1): Amino axit. (2): Este của aminoaxit. (3): Muối amoni. (4): Muối của amin. (5): Hợp chất nitro. - Các em sẽ xác định được hợp chất đề cho có phải nhóm 1 hay không một cách dễ dàng. Vấn đề khó ở chổ nếu không phải ở nhóm 1 thì làm sao các em biết được nó là loại nào trong năm loại ở nhóm 2. Hiển nhiên nếu đề đã cho cụ thể rồi thì không cần gợi ý thêm.  Một số gợi ý các hợp chất ở nhóm 2: 1. Điều kiện tồn tại: Tổng liên kết  ≥ 1 2. Cáh tính tổng liên kết : Để tính tổng liên kết  ta nên làm 2 bước sau:  Bước 1: Tính a* ( theo cách tính số liên kết  như lệ ) Với CTTQ CxHyOzNt có a*= ( 2x +2 + t – y): 2  Bước 2 : Tính tổng liên kết  theo công thức nội bộ sau: - Với các chất (1), (2), (5): Tổng liên kết  = a* - Với các chất (3), (4): Tổng liên kết  = a*+ 1 ( số 1 ý nghĩa là số nguyên tứ N có hoá trị V ) 3. Phản ứng đặc trưng: - (5): Chỉ có phản ứng với [H]  Amin R-(NO2)n + 6n [H]  R-(NH2)n + 2n H2O - (1), (2), (3), (4): Đều phản ứng được với NaOH và HCl.  Ví dụ minh hoạ: Ví dụ 1: (A) có CTPT C2H7O2N. (A) có thể là: A. Amino axit B. Este của amino axit C. Muối amoni D. Hợp chất nitro  Gợi ý: - Dễ thấy (A) không thể là các chất ở nhóm 1. - Do C2H7O2N có a* = 0  (A): Không thể là (1), (2), (5).  C2H7O2N chỉ có thể là muối amoni hoặc muối của amin. - Vậy đáp án là: C Ví dụ 2: (A) là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N có % N =18,18. Biết (A) phản ứng được vói NaOH và (A) có khả năng tráng gương. Vậy (A) có thể là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Tài liệu học tập chia sẻ Bổ trợ kiến thức thi đại học A. Amino axit B. Este của amino axit C. Muối amoni D. Muối của amin  Gợi ý: - Khi gặp tình huống này thí sinh dễ bị mất thời gian cho việc xác định CTPT và CTCT của (A). - Với các thí sinh chuẩn bị tốt bằng cách nhớ các giá trị đặc biệt sau sẽ giải câu này trong vòng vài giây! - Gợi ý đặc biệt trong phạm vi hẹp (Thi ĐH, CĐ).  Chất hữu cơ (A) chứa C, H, O, N có một trong dữ kiện sau:  Hoặc: M = 77 (đvC)  Hoặc: % N = 18,18  Hoặc: % H = 9,09 - Ta có thể kết luận (A): C2H7O2N - Và khẳng định là chỉ có 2 CTCT sau:  CH3-COO-NH4  H-COO-NH3-CH3  Giải : Theo các gợi ý trên và đề bài  (A): H-COO-NH3-CH3 - Vậy đáp án là: D Ví dụ 3: (ĐHKA-2007) Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z ở điều kiện chuẩn gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là A. 16,5 gam B. 14,3 gam C.8,9 gam D. 15,7 gam  Gợi ý: - Với các thí sinh chuẩn bị tốt sẽ dễ dàng thấy 2 chất có trong hỗn hợp X là CH3-COO-NH4 và H-COO-NH3-CH3 - Phản ứng của 2 muối trên với NaOH:  CH3-COO-NH4 + NaOH  CH3-COONa + NH3 + H2O  H-COO-NH3-CH3+ NaOH  H-COONa + CH3-NH2 + H2O - Cần nhớ thêm : Ở nhiệt độ thường có 4 min khí có tính chất giống NH3  CH3-NH2  (CH3)2-N-CH3  CH3-NH-CH3  C2H5-NH2 - Từ gợi ý về hỗn hợp 2 khí , dùng qui tắc đường chéo và nhẩm bằng bài toán tổng tỉ ta thấy được ( NH3 : 0,05 mol, CH3-NH2 : 0,15 mol ) - Vậy: m muối = 82  0,05 + 68  0,15 = 14,3 gam  Đáp án: B Ví dụ 4: Cho 7,7 gam (A) có CTPT C2H7NO2 tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH C (mol/l). Sau phản ứng cô cạn được 12,2 gam rắn. Giá tri C là A.0,5 B. 0,75 C. 1,0 D.1,25  Gợi ý: - Rắn trong bài toán này gồm muối natri và NaOH có thể còn dư. - Do (A) là C2H7NO2 , nên muối thu được có thể là:  CH3-COONa ( M=82)  H-COONa ( M= 68) - Từ các dữ kiện đề cho ta có rắn gồm: 0,1 mol RCOONa và ( 0,2.C – 0,1) mol NaOH - Dựa vào khối lượng rắn ta lập được phương trình tính C như sau:  TH1: 0,1 68 + ( 0,2.C – 0,1)  40 = 12,2  C = ?  TH2 : 0,1 82 + ( 0,2.C – 0,1)  40 = 12,2  C = ? - Sau khi có biểu thức trên ta hãy dùng máy tính để thấy C. Thầy biết các em sẽ tìm thấy C một cách dễ dàng ! Ví dụ 5: (A) có CTPT C3H9NO2 . (A) có số đồng phân là: A. 2 B.3 C.4 D.5  Gợi ý: - Dễ thấy (A) không thể là các chất ở nhóm 1. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Tài liệu học tập chia sẻ Bổ trợ kiến thức thi đại học - Do C3H9NO2 có a* = 0  (A): Không thể là (1), (2), (5).  C3H9NO2 chỉ có thể là muối amoni hoặc muối của amin. - Vậy các CTCT của C3H9NO2 là:  C2H5-COO-NH4  CH3-COO-NH3-CH3  H-COO-NH3-CH2-CH3  H-COO-NH2-(CH3)2  Đáp án: C Ví dụ 6: A là chất hữu cơ chứa C, H, O, N có M= 91 đvC. Cho 9,1 gam chất hữu cơ A phản ứng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn được m gam rắn. Giá trị m là A.14,8 gam B. 12,2 gam C. 9,8 gam D. 13,2 gam  Gợi ý: - Mục đích của ví dụ 6 là muốn gợi ý với các em trên tinh thần đối phó với đề thi. - Khi thấy đề cho chất hữu cơ (A) chứa C, H, O, N và các dữ kiện khác, trong đó có M = 91 (đvC), thì các em có thể kết luận ngay CTPT là C3H9NO2 và nhớ luôn C3H9NO2 có 4 đồng phân ở ví dụ 5. Cho nên có nhiều em chuẩn bị tốt thì ví dụ 5 chỉ mất vài giây là thấy đáp án. - Ở câu này ta thấy được rắn gồm 0,1 mol muối và 0,2 mol NaOH dư. Dó đó khối lượng rắn phải ≥ 0,1 68 + 40 0,2  Đáp án: A. Vấn đề này còn một số gợi ý nữa. Hẹn giới thiệu với các em vào kỳ sau! Giáo viên: Nguyễn Tấn Trung Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1