intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các Ngôi Chùa An Giang

Chia sẻ: Nguyenthu Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

332
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các Ngôi Chùa An Giang Chùa Hòa Thạnh Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 87km. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX và được trùng tu mở rộng vào những năm 1921-1923. Hòa thượng trụ trì Diên Minh là hội viên thường trợ của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào những năm 1930. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các Ngôi Chùa An Giang

  1. Các Ngôi Chùa An Giang Chùa Hòa Thạnh Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 87km. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX và được trùng tu mở rộng vào những năm 1921-1923. Hòa thượng trụ trì Diên Minh là hội viên thường trợ của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào những năm 1930. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chùa Linh Sơn Chùa thường được gọi là chùa Phật bốn tay, tọa lạc ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Cách chợ Vọng Thê 2km về hướng Đông theo triền núi Ba Thê. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1913 và trùng tu những năm gần đây. Trong chùa có pho tượng đức Phật bằng đá cao 1,70m, ngang gối 1,10m và 2 tấm bia đá, một tấm bia cao 1,80m, bề ngang 0,82m và bề dày 0,24m ghi bằng chữ Phạn (hoặc có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam khoảng 20 thế kỷ trước). Đây là những hiện vật của văn hóa Ốc Eo và chùa nằm trong vùng di chỉ văn hóa khảo cổ Ốc Eo nổi tiếng. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chùa Long Hưng
  2. Chùa thường được gọi là chùa Giồng Thành, tọa lạc ở xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cách thị xã Long Xuyên khoảng 75km theo đường Châu Đốc-Tân Châu. Chùa được Thiền sư Minh Lý xây dựng vào năm 1875, chùa có kiến trúc hài hòa theo phong cách Á-Âu. Kiến trúc mặt tiền hiện nay được trùng tu vào năm 1970. Chùa có tấm bia ghi việc cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ở chùa từ năm 1921 đến 1923. Ơở chánh điện có nhiều pho tượng cổ như tượng đức Phật Di-đà, bộ tượng Thập Điện Minh Vương... Hai ngôi tháp mộ lớn ở chùa là tháp của Hòa thượng Đạt Điền (đời 38) và Hòa thượng Chơn Như (đời 40). Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Tịnh Xá Ngọc Giang Tịnh xá tọa lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tịnh xá được xây dựng vào năm 1960. Sư Giác Thảo đã tổ chức trùng tu, mở rộng vào năm 1992. Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 1 của hệ phái Phật giáo Tăng già Khất sĩ Việt Nam. Chùa Phú Thạnh Chùa thường được gọi là chùa Truông, tọa lạc ở tổ 24, ấp Châu Long 6, xã Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được dựng vào giữa thế kỷ XIX, đại trùng tu vào năm 1934 và những năm gần đây. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, kiến trúc chùa mang cả phong cách Aá-Âu. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Châu Đốc Chùa Phước Long Trụ trì: SC Thích Nữ Như Phát Xã Mỹ Luông, Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang. VN Tel: (84. 76) 885 784
  3. Chùa Tây An Chùa tọa lạc ở ngã ba núi Sam, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được trùng tu chánh điện và hậu tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hòa thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Ngài cho xây 3 ngôi cổ lầu,mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Âởn Độ. Ơở chánh điện và hậu điện, có khoảng 200 pho tượng, đa số bằng danh mộc. Chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối. Chùa là ngôi danh lam bậc nhất ở An Giang và Nam Bộ. Hàng năm có hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chùa Xvay-ton Chùa Xvay-ton (chùa Xà Tón) tọa lạc ở khóm 3, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là một trong những ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa được dựng sơ sài vào thế kỷ XVII. Đến năm 1896, chùa được xây dựng kiên cố cho đến nay. Xvay là khỉ, Ton là kéo, tên chùa được người dân tộc Khmer đặt cho vùng đất ngày trước còn hoang vu, ít người ở và trên cây nhiều đoàõn khỉ sinh sống. Những ngày lễ hàng năm ở chùa là: Lễ Cholchonam Thmay (lễ vào năm mới), lễ Pisatbochia (lễ ơn Phật), lễ Chol cà sa (lễ cấm cung sư sãi), lễ Đolta (lễ ông bà) và lễ Dâng y (lễ cúng dường quần áo cho sư sãi)... Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
  4. TVHS Chùa Xà Tón (Xvayton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Chùa Xà Tón nằm ngay ở trung tâm huyện lî Tri Tôn (An Giang). Đối với đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khmer đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động. Các vị cao niên người Kher và các vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất. Ngày xưa vùng Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ (Xvay) đu vào nhau, nối đuôi nhau mà chuyền đi (ton). Bà con Khmer dựng chùa thờ Phật ở đây và đặt tên chùa là Xvayton (biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc). Năm 1896 và 1933 chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ câm-xe, nền chùa đắp cao 1,8 m đễợc xây bằng đá xanh. Giống như các chùa Khmer khác ở đồng bằng sông Cửu Long, chùa Xà Tón cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của chùa. Chính điện được xây theo hướng đông-tây có nóc nhọn và hai mái cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga, tượng trưng cho sự bất diệt, dũng mãnh. Mái chính điện được dựng cao dần theo tam cấp, lợp ngói đỏ, xanh, vàng, trông rực rỡ dưới nắng. Chung quanh ngôi chính điện là các dãy tháp, kiểu thức thanh nhã tinh tế, vút dần lên cao, với các tượng nhỏ chung quanh và trên đỉnh là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá (thần sáng tạo). Trong các tháp này là hài cốt đã hỏa táng của các nhà tu hành ở chùa. Phía trước chùa có hồ lớn trồng hoa sen, hoa súng; bên trái chùa là hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ cành là là rủ bóng xuống hàng tháp. Trong ngôi chính điện có tượng Phật lớn ngồi trên bệ cao. (Chỉ có một tượng Phật cao gần mái đặt ở chính điện). Trên các bức tường chung quanh có nhiều hình vẽ kể lại cuộc đời của Phật và các môn đồ, nhưng nay đã phai màu. Đằng trước tượng Phật còn có nhiều tượng nhỏ bằng bạc, bằng gỗ khá đặc sắc. Chính điện là nơi hành lễ, thuyết pháp, còn nơi học, nơi ở của các vị sư là những dãy nhà khác, có phần nhỏ hơn nhưng cũng có hai mái cong gập lại, có nóc nhọn và có hình tễợng thần rắn Naga. Hằng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào tháng Tư; lễ Pisát Bôchia là lễ nhớ ơn Phật; lễ Phật sinh vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch); lễ Pha Chum Bênh, còn gọi là Đôn ta là lễ thanh minh cúng ông bà, lễ tỏ lòng biết ơn tổ tiên; lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông vui. Những ngôi chùa Khmer như ngôi chùa Xà Tón với hình tượng rắn thần Naga - biểu tượng cho sự Bất diệt, với các ngôi tháp có tượng thần Bayon bốn mặt - thần sáng tạo là
  5. những nét độc đáo, cổ kính của các làng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Nguyễn Tiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2