Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 - 69<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở AN GIANG<br />
Nguyễn Lan Duyên1<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 11/03/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
09/05/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
30/07/14<br />
Title:<br />
The factors affecting the<br />
income of the households in<br />
Angiang<br />
Từ khóa:<br />
Farm income, countryside,<br />
rural households, agriculture<br />
Keywords:<br />
Thu nhập, nông thôn, nông hộ,<br />
nông nghiệp<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The paper uses the Least Square method (OLS) to determine a regression model<br />
to identify the factors affecting the income of the households in Angiang. Primary<br />
data were collected from surveying 598 households randomly. Results showed<br />
that education level, land area, residence time in the local area, distance from<br />
home to the center, loan amount, interest rate, and number of workers influence<br />
the income of the households in Angiang. The paper proposes solutions to<br />
improve the income of the households.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình<br />
hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An<br />
Giang trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn<br />
ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện<br />
tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm,<br />
lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở<br />
An Giang. Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ.<br />
<br />
nhập được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với<br />
bình quân chung của cả nước, khoảng cách giàu<br />
nghèo giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng<br />
gia tăng, đời sống vật chất và tinh thần của khá<br />
nhiều nông hộ còn khó khăn.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Chính sách tam nông đóng vai trò quan trọng<br />
trong công cuộc phát triển kinh tế ở nước ta.<br />
Trong những năm qua, khu vực nông thôn đã có<br />
bước tiến vượt bậc, giá trị sản lượng liên tục tăng,<br />
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông<br />
thôn được cải thiện đáng kể. Song, cũng như ở các<br />
nước đã và đang công nghiệp hóa, quá trình này<br />
mang lại những thay đổi không nhỏ trên phương<br />
diện kinh tế và đời sống xã hội, trong đó nông<br />
nghiệp, nông dân và nông thôn luôn bị thiệt thòi.<br />
<br />
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7<br />
khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn,<br />
với quan điểm phát triển nông nghiệp và nông<br />
thôn phải xuất phát từ lợi ích của người nông dân,<br />
tỉnh An Giang đã đề ra chiến lược phát triển nông<br />
nghiệp, nông dân và nông thôn để qua đó nâng<br />
cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân<br />
nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu<br />
người tăng 12,5%/năm và đến năm 2020 đạt 42,2<br />
triệu đồng/người/năm (Nghị quyết tỉnh ủy An<br />
Giang, 2013).<br />
<br />
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu<br />
Long (ĐBSCL) với đất nông nghiệp chiếm đến<br />
75% diện tích, có 73% dân số sống ở nông thôn<br />
và 71% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông<br />
nghiệp (Niên giám thống kê, 2013). Sản xuất<br />
nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của đại bộ<br />
phận người dân nông thôn trong Tỉnh. Cũng như<br />
nhiều địa phương khác, đời sống của người dân<br />
nông thôn An Giang tuy đã được nâng lên, thu<br />
<br />
Để thực hiện thành công chiến lược trên, việc<br />
nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của<br />
nông hộ trên địa bàn Tỉnh để có giải pháp phù hợp<br />
là hết sức cần thiết. Vì vậy, bài viết được hình<br />
63<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 - 69<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
thành với mục tiêu này để trên cơ sở đó đề xuất<br />
giải pháp nâng cao thu nhập cho các nông hộ ở<br />
tỉnh An Giang.<br />
<br />
và thu hoạch đại trà (thời vụ) nên nông hộ thường<br />
bán sản phẩm với giá rẻ cho thương lái ngay sau<br />
khi thu hoạch (cung vượt cầu). Điều này cho thấy,<br />
các nông hộ sống gần đô thị (thị tứ, thị trấn, thị xã<br />
hay thành phố) sẽ có điều kiện bán sản phẩm trực<br />
tiếp đến tay người tiêu dùng với giá cao hơn, chi<br />
phí chuyên chở thấp hơn và sản phẩm ít hư hỏng<br />
hơn nên thu nhập sẽ cao hơn (Marsh & cs., 2007;<br />
Klasen & cs., 2013).<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Theo các nghiên cứu (Abdulai & CroleRees,<br />
2001; Demurger & cs., 2010; Janvry & Sadoulet,<br />
2001; Klasen & cs., 2013; Marsh & cs., 2007;<br />
Yang, 2004; Yu & Zhu, 2013), thu nhập của nông<br />
hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm<br />
vốn, đất đai, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản<br />
xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóa thu nhập,<br />
cơ hội tiếp cận thị trường.<br />
<br />
Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu<br />
và khó thay thế. Do phần lớn thu nhập của nông<br />
hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà sản<br />
xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là thủ công và<br />
dựa vào đất nên quy mô đất đai sẽ quyết định thu<br />
nhập. Việc không có hoặc có ít đất sản xuất làm<br />
hạn chế khả năng cải thiện thu nhập, bởi diện tích<br />
nhỏ hẹp thì sẽ khó áp dụng kỹ thuật canh tác hiện<br />
đại, do đó sản phẩm có chất lượng thấp, không<br />
đồng đều nên giá trị thấp nhưng giá thành lại cao<br />
(Manjunatha & cs., 2013).<br />
<br />
Thật vậy, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu<br />
bởi nông hộ cần vốn để mua vật tư, giống, máy<br />
móc, thuê lao động,… nhằm đảm bảo tính thời vụ<br />
và giảm thiểu rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập.<br />
Ngoài ra, vốn còn giúp nông hộ đầu tư phát triển<br />
hệ thống tưới tiêu cũng như áp dụng kỹ thuật mới<br />
đa dạng hóa loại hình sản xuất để tránh phải bán<br />
sản phẩm với giá thấp (Mink & cs., 2004).<br />
<br />
Lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của<br />
sản xuất nông nghiệp, không chỉ số lượng mà còn<br />
cả chất lượng. Trong điều kiện sản xuất ít được cơ<br />
giới hóa, số lượng lao động sẽ là yếu tố cơ bản<br />
giúp làm tăng thu nhập cho nông hộ (Abdulai &<br />
CroleRees, 2001; Yang, 2004). Tuy nhiên, do tính<br />
thời vụ và trình độ của người lao động còn hạn<br />
chế, khó tham gia các hoạt động phi nông nghiệp<br />
nên tình trạng lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn<br />
khá phổ biến. Do đó, nông hộ có thể có nhiều lao<br />
động nhưng thu nhập không cao bởi một số lao<br />
động không trực tiếp làm ra thu nhập.<br />
<br />
Hiện nay, thu nhập của nông hộ nước ta còn thấp<br />
nên không đủ tích lũy để tái đầu tư, các nguồn<br />
vốn tài trợ từ ngân sách rất hạn chế bởi phải san<br />
sẻ cho các khu vực ưu tiên, trong khi nguồn vốn<br />
bán chính thức và phi chính thức lại nhỏ lẻ nên ít<br />
được sử dụng cho sản xuất. Do đó, tín dụng chính<br />
thức trở nên hết sức quan trọng đối với các nông<br />
hộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nông hộ gặp<br />
không ít khó khăn khi vay tín dụng chính thức do<br />
các tổ chức tín dụng thường hạn chế cho vay ở<br />
nông thôn bởi phải đối mặt với chi phí giao dịch<br />
và rủi ro cao trong khi người vay lại thiếu tài sản<br />
thế chấp và thường gặp bất trắc khó lường ảnh<br />
hưởng xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch<br />
bệnh, giá nông sản bấp bênh,… (Lê Khương<br />
Ninh, 2011).<br />
<br />
Học vấn đóng vai trò then chốt đối với sự phát<br />
triển của một cá nhân, một tổ chức cũng như một<br />
quốc gia (Foster & Rosenzweig, 1996; Pitt &<br />
Sumodiningrat, 1991; Yang, 2004). Học vấn<br />
quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra<br />
thu nhập bởi học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng<br />
kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các<br />
nguồn lực khác. Bên cạnh đó, học vấn cũng giúp<br />
tăng cường khả năng nắm bắt và xử lý thông tin<br />
thị trường để tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động<br />
phi nông nghiệp, qua đó làm tăng thu nhập.<br />
<br />
Hệ quả của việc các tổ chức tín dụng chính thức<br />
hạn chế cho vay ở nông thôn là các nông hộ bị lệ<br />
thuộc vào tín dụng phi chính thức nên phải chịu<br />
lãi suất rất cao. Đặc biệt, nhiều khoản cho vay<br />
bằng tiền được thực hiện trước khi thu hoạch (thời<br />
điểm giá nông sản cao) phải được hoàn trả bằng<br />
hiện vật sau khi thu hoạch (thời điểm giá nông sản<br />
thấp), khiến cho lãi suất vay càng cao. Lãi suất<br />
cao làm tăng chi phí sản xuất, do đó làm giảm thu<br />
nhập của nông hộ (Klasen & cs., 2013).<br />
<br />
Bên cạnh học vấn, thời gian sống ở địa phương<br />
cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.<br />
Nông hộ sống lâu năm ở địa phương thường được<br />
người thân cũng như các tổ chức xã hội giúp đỡ<br />
(vốn và kinh nghiệm sản xuất) khi cần thiết nhờ<br />
các mối quan hệ thân tộc và cộng đồng. Bên cạnh<br />
<br />
Do đặc tính của nông sản mau hỏng, khó bảo quản<br />
<br />
64<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 - 69<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
đó, các hộ này cũng có điều kiện sinh sống, sản<br />
xuất và tích lũy tốt hơn bởi “an cư thì lạc nghiệp”<br />
(Phan Đình Nghĩa, 2010).<br />
<br />
THUNHAP 0 1 HOCVAN 2 DIENTICHDAT 3TGCUTRU <br />
<br />
Trên cơ sở các luận điểm vừa trình bày, bài viết<br />
xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang như<br />
sau:<br />
<br />
Trong mô hình (1), THUNHAP là thu nhập trung<br />
bình của nông hộ (triệu đồng/năm). Ý nghĩa của<br />
các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số i<br />
trong mô hình (1) được trình bày trong Bảng 1.<br />
<br />
4 LAODONG 5VITRIXH 6 KNVAY <br />
7 KCDOTHI 8TINDUNG 9 LAISUAT (1)<br />
<br />
Bảng 1. Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số<br />
<br />
Tên biến<br />
<br />
Đơn vị đo lường<br />
<br />
Diễn giải<br />
<br />
HOCVAN<br />
<br />
Trình độ học vấn của chủ hộ<br />
<br />
DIENTICHDAT<br />
<br />
LAODONG<br />
<br />
Có trị số tương ứng với cấp học của<br />
chủ hộ<br />
<br />
Diện tích đất nông nghiệp<br />
<br />
TGCUTRU<br />
<br />
i<br />
<br />
Kỳ vọng về dấu<br />
của các hệ số<br />
<br />
i<br />
+<br />
<br />
1.000 m2/người<br />
<br />
+<br />
<br />
Thời gian cư trú ở địa phương<br />
<br />
Năm<br />
<br />
+<br />
<br />
Số lao động của hộ<br />
<br />
người<br />
<br />
?<br />
<br />
VITRIXH<br />
<br />
Vị trí xã hội của hộ<br />
<br />
KNVAY<br />
<br />
Khả năng vay<br />
<br />
KCDOTHI<br />
<br />
Khoảng cách từ nơi ở của hộ đến<br />
đô thị<br />
<br />
TINDUNG<br />
<br />
Số tiền vay tín dụng chính thức<br />
<br />
LAISUAT<br />
<br />
Có trị số là 1 nếu các thành viên của<br />
hộ có tham gia cơ quan chính quyền<br />
hay đoàn thể các cấp và là 0 nếu<br />
ngược lại<br />
Có giá trị 1 nếu được vay ở các tổ<br />
chức tín dụng và có giá trị 0 là ngược<br />
lại<br />
<br />
Lãi suất vay<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Km<br />
<br />
–<br />
<br />
triệu đồng/hộ/năm<br />
<br />
+<br />
<br />
%/năm<br />
<br />
–<br />
<br />
(10,70%) và 50 hộ ở TP. Long Xuyên (10,04%),<br />
120 hộ ở huyện Thoại Sơn (20,06%). Cơ sở để<br />
phân tầng là theo địa hình thổ nhưỡng, theo Sở<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang,<br />
toàn Tỉnh được chia thành bốn khu vực và mỗi<br />
khu vực có đặc tính riêng. Thứ nhất là vùng đồi<br />
núi (Tri Tôn, Tịnh Biên); thứ hai là thành thị<br />
(Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long<br />
Xuyên); thứ ba là vùng cù lao (Chợ Mới, Phú<br />
Tân, Tân Châu, An Phú); thứ tư là đồng bằng<br />
(Thoại Sơn). Do đó, trong công tác phân tầng tác<br />
giả chọn mỗi vùng một hoặc hai địa điểm để khảo<br />
sát theo điều kiện thuận lợi của mình.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Số liệu thứ cấp về nông hộ được thu thập từ Ủy<br />
ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông<br />
thôn, Cục Thống kê tỉnh An Giang, các nghiên<br />
cứu công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước.<br />
Các thông tin này dùng để mô tả về nông hộ nhằm<br />
nêu bật tính tất yếu về nông nghiệp, nông thôn và<br />
nông dân ở An Giang.<br />
Số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp<br />
ngẫu nhiên phân tầng ở tỉnh An Giang. Mẫu khảo<br />
sát bao gồm 598 nông hộ, phân phối ở các địa<br />
phương trong Tỉnh như sau: 150 hộ ở huyện Tri<br />
Tôn (chiếm 25,08% số hộ được khảo sát), 130 hộ<br />
ở huyện Chợ Mới (21,74%), 74 hộ ở huyện Phú<br />
Tân (12,37%), 64 hộ ở thành phố Châu Đốc<br />
<br />
Trên cơ sở số liệu thu thập được, bài viết sử dụng<br />
phương pháp thống kê miêu tả để mô tả thực trạng<br />
của các nông hộ, sau đó sử dụng phương pháp<br />
65<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 - 69<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng Mô<br />
hình (1) nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố<br />
đến thu nhập của các nông hộ ở An Giang.<br />
<br />
của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự<br />
chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.<br />
Nghề chính của nông hộ ở An Giang là trồng trọt<br />
và chăn nuôi, bên cạnh các hoạt động phi nông<br />
nghiệp dưới các hình thức như tiểu thủ công<br />
nghiệp, dịch vụ, buôn bán nhỏ, công nhân ở các<br />
khu công nghiệp địa phương, làm thuê hay viên<br />
chức (Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2013).<br />
<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
4.1 Tổng quan về nông hộ<br />
Ở An Giang, nông hộ chiếm 73,56% tổng số hộ<br />
và có xu hướng giảm theo thời gian do tác động<br />
Bảng 2. Các chỉ tiêu cơ bản về nông hộ năm 2013<br />
Tiêu chí<br />
Số thành viên hộ<br />
Thời gian sống tại địa phương<br />
Diện tích đất<br />
Tín dụng<br />
Khoảng cách<br />
Thu nhập bình quân<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Người<br />
<br />
4,09<br />
<br />
11,00<br />
<br />
1,00<br />
<br />
1,57<br />
<br />
Năm<br />
<br />
37,85<br />
<br />
93,00<br />
<br />
3,00<br />
<br />
15,02<br />
<br />
13.391<br />
<br />
170.000<br />
<br />
2,50<br />
<br />
13.185<br />
<br />
29,43<br />
<br />
500,00<br />
<br />
0,00<br />
<br />
56,23<br />
<br />
11,55<br />
<br />
35,00<br />
<br />
1,00<br />
<br />
5,72<br />
<br />
20,17<br />
<br />
153,57<br />
<br />
11,50<br />
<br />
16,47<br />
<br />
2<br />
<br />
m<br />
<br />
Triệu đồng<br />
Km<br />
Trđ/người<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
Độ lệch<br />
<br />
Số liệu khảo sát ở Bảng 2 cho thấy, số người<br />
trung bình trong hộ là 4, đây là số lượng tương<br />
đối chuẩn theo qui định của nhà nước (mỗi gia<br />
đình có 2 con) nhưng cũng còn một số hộ khá<br />
đông con và số hộ nhiều nhất là 11 người. Thời<br />
gian sống trung bình tại địa phương của nông hộ<br />
là 37 năm, điều này cho thấy người nông dân sống<br />
gắn liền với mảnh vườn, miếng ruộng nơi họ được<br />
sinh ra và do sống lâu năm ở địa phương nên cơ<br />
hội làm ăn, đầu tư để tạo ra thu nhập cho họ khá<br />
tốt. Đặc thù trong sản xuất nông nghiệp với<br />
phương thức sản xuất chủ yếu là đất nên khi tích<br />
lũy được thu nhập thì người dân sẽ đầu tư vào đất<br />
để canh tác nhằm tăng thêm thu nhập. Theo số<br />
liệu có được từ cuộc điều tra thì trung bình nông<br />
hộ có 13.191 m2 đất nông nghiệp và người có<br />
nhiều nhất là 170.000 m2.<br />
<br />
thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh là 32,077<br />
triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, thu nhập bình<br />
quân đầu người của nông hộ chỉ khoảng 20,17<br />
triệu đồng/người/năm (bằng 62,88% thu nhập<br />
bình quân chung). Đối với nông hộ ở An Giang,<br />
thu nhập từ nông nghiệp đóng vai trò quan trọng<br />
trong tổng thu nhập, chứng tỏ khả năng đa dạng<br />
hóa nguồn thu nhập là chưa cao.<br />
<br />
Khoảng cách trung bình từ nhà của nông hộ đến<br />
trung tâm thị tứ (nơi đặt trụ sở của các tổ chức tín<br />
dụng) là 12 km, khoảng cách này là không đáng<br />
kể nếu ở thành thị nhưng đối với vùng nông thôn<br />
thì không phải thế. Cũng chính vậy, các hộ nông<br />
dân ít được tham gia vay vốn ở các tổ chức tín<br />
dụng. Cụ thể, số tiền mà nông hộ vay được ở các<br />
tổ chức tín dụng trung bình 29,43 triệu đồng/năm,<br />
từ đó làm cho thu nhập của nông hộ tương đối<br />
thấp so với các hộ làm việc trong các lĩnh vực<br />
khác.<br />
<br />
Theo kết quả khảo sát ở Bảng 3, hầu hết các nông<br />
hộ đều có tham gia vay vốn từ các nguồn tín dụng<br />
chính thức, bán chính thức lẫn phi chính thức.<br />
Đáng lưu ý là có đến 391 hộ vay tín dụng chính<br />
thức (chiếm 65,38% số hộ được khảo sát) dưới hai<br />
hình thức chủ yếu là vay và mua chịu vật tư do<br />
khi vào vụ hay có nhu cầu cấp bách mà không tiếp<br />
cận được tín dụng chính thức. Mặt khác, khi đến<br />
hạn trả nợ vay chính thức nhưng chưa kịp thu<br />
hoạch sản phẩm, nông hộ phải vay tín dụng phi<br />
chính thức để trả, sau đó mới làm thủ tục xin vay<br />
lại. Mặc dù những năm gần đây, Chính phủ đã<br />
chú trọng phát triển hệ thống tín dụng nông thôn,<br />
<br />
Bảng . Ngu n va của nông hộ<br />
Ngu n vay<br />
<br />
Thông tin vay<br />
<br />
Lãi suất<br />
bình quân<br />
Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%)<br />
(%/năm)<br />
<br />
Chính thức<br />
Bán chính thức<br />
<br />
66<br />
<br />
65,38<br />
4,52<br />
<br />
17,8<br />
8,6<br />
<br />
Phi chính thức<br />
<br />
Theo số liệu từ cục thống kê An Giang, năm 2013<br />
<br />
391<br />
27<br />
295<br />
<br />
49,33<br />
<br />
41,3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 - 69<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
đặc biệt là số lượng tổ chức tín dụng chính thức<br />
ngày càng nhiều, hình thức xét duyệt cho vay<br />
cũng dễ hơn nhưng nông hộ vẫn vay tín dụng phi<br />
chính thức bởi thủ tục đơn giản, nhanh chóng,<br />
không cần thế chấp, số tiền vay và kỳ hạn linh<br />
hoạt. Tuy nhiên, lãi suất phải trả khi vay tín dụng<br />
phi chính thức khá cao so với tín dụng chính thức<br />
hay bán chính thức.<br />
<br />
ở An Giang. Kết quả ước lượng được trình bày<br />
trong Bảng 5<br />
Bảng 5. Kết quả ước lượng<br />
Biến phụ thuộc: THUNHAP – thu nhập của hộ (triệu<br />
đ ng/năm)<br />
Biến số<br />
Hằng số C<br />
<br />
Bảng 4. Rủi ro thường gặp của nông hộ ở An Giang<br />
Tiêu chí<br />
Giá sản phẩm thấp và<br />
không ổn định<br />
Mất mùa, dịch bệnh<br />
Thành viên trong gia đình<br />
ốm đau<br />
Thành viên trong gia đình<br />
bị mất việc làm<br />
Bị ảnh hưởng bởi thiên tai<br />
(lũ lụt, hạn hán, . . .)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số quan<br />
sát<br />
29<br />
1<br />
75<br />
<br />
HOCVAN<br />
<br />
Tỷ trọng<br />
(%)<br />
<br />
DIENTICHDAT<br />
<br />
48,66<br />
<br />
TGCUTRU<br />
<br />
12,54<br />
<br />
LAODONG<br />
<br />
87<br />
<br />
14,55<br />
<br />
VITRIXH<br />
<br />
11<br />
9<br />
<br />
19,89<br />
<br />
26<br />
<br />
4,35<br />
<br />
59<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
0<br />
<br />
KNVAY<br />
KCDOTHI<br />
TINDUNG<br />
LAISUAT<br />
Số quan sát (N)<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy các nông hộ gặp khá nhiều rủi ro<br />
trong sản xuất và đời sống, trong đó rủi ro lớn<br />
nhất là giá sản phẩm thấp và không ổn định<br />
48,66%. Trong đó, trên 80% nông hộ có thói quen<br />
bán sản phẩm cho thương lái và chịu sự chi phối<br />
của thương lái về giá cả, số lượng và chất lượng<br />
sản phẩm. Chỉ có chưa đến 10% nông hộ tiêu thụ<br />
sản phẩm thông qua hợp tác xã và khoảng 8%<br />
nông hộ bán sản phẩm trực tiếp ở các chợ địa<br />
phương, chủ yếu là các hộ sống gần thị tứ, thị<br />
trấn, thị xã hay thành phố. Điều này ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến thu nhập của nông hộ bởi nông sản<br />
là nguồn thu chính của hộ. Nông hộ càng bị thiệt<br />
thòi hơn khi thương lái vừa là người mua, vừa là<br />
người cung cấp thông tin giá cả nên nắm quyền ấn<br />
định giá. Tiếp theo là rủi ro do số thành viên trong<br />
gia đình bị mất việc làm chiếm 19,89% đa phần<br />
do các ngành nghề ở nông thôn làm theo thời vụ<br />
nên khi hết vụ mùa thì lao động nhàn rỗi. Thực tế<br />
này cho thấy, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập<br />
sang lĩnh vực phi nông nghiệp để giảm thiểu rủi<br />
ro và đảm bảo thu nhập là hết sức cần thiết đối với<br />
nông hộ ở An Giang nói riêng và cả nước nói<br />
chung. Kế đến là rủi ro do mất mùa và dịch bệnh,<br />
ảnh hưởng đến 12,54% số nông hộ được khảo sát.<br />
<br />
R2<br />
<br />
Hệ số β<br />
13,185***<br />
<br />
Giá trị P<br />
0,000<br />
<br />
2,478***<br />
<br />
0,000<br />
<br />
0,001***<br />
<br />
0,000<br />
<br />
3,840***<br />
<br />
0,000<br />
<br />
-2,075***<br />
<br />
0,000<br />
<br />
-0,411<br />
<br />
0,704<br />
<br />
-0,832<br />
<br />
0,515<br />
<br />
–0,177*<br />
<br />
0,053<br />
<br />
0,107***<br />
<br />
0,000<br />
<br />
–0,128**<br />
<br />
0,020<br />
598<br />
0,4604<br />
<br />
R2 điều chỉnh<br />
<br />
0,4521<br />
<br />
Giá trị kiểm định mô<br />
hình<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
Ghi chú: (**): có ý nghĩa ở mức 5%, (***): có ý<br />
nghĩa ở mức 1%, (*): có mức ý nghĩa 10%.<br />
Kết quả ước lượng cho thấy, mô hình có ý nghĩa<br />
rất cao (1%) và chỉ ra nhiều yếu tố có ảnh hưởng<br />
đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Đồng thời,<br />
mô hình cũng đã giải thích được 45,21% ý nghĩa<br />
sự biến động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.<br />
Đầu tiên, biến HOCVAN có hệ số dương ở mức ý<br />
nghĩa 1%, cho thấy ảnh hưởng tích cực của trình<br />
độ học vấn của chủ hộ đến thu nhập của nông hộ.<br />
Tương tự, hệ số của biến DIENTICHDAT có giá<br />
trị dương ở mức ý nghĩa 1%, khẳng định tầm quan<br />
trọng của đất đai đối với thu nhập của nông hộ ở<br />
An Giang do tính thuần nông của các nông hộ ở<br />
đây.<br />
Biến LAODONG lại có hệ số âm ở mức ý nghĩa<br />
1%. Đó là do, như vừa phân tích, nhiều lao động<br />
trong độ tuổi đi học nên không trực tiếp tạo ra thu<br />
nhập cho nông hộ. Ngoài ra, ở An Giang nói riêng<br />
và nước ta nói chung, sản xuất nông nghiệp phụ<br />
thuộc vào thời vụ, đất canh tác ngày càng thu hẹp<br />
nên thời gian nhàn rỗi nhiều (ở nông thôn An<br />
Giang, có đến 28,9% thời gian lao động chưa<br />
<br />
4.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé<br />
nhất (OLS) để ước lượng Mô hình (1) nhằm xác<br />
định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ<br />
<br />
67<br />
<br />