intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách tiếp cận quỹ đầu tư

Chia sẻ: Diemanh Diemanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

296
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu về vốn và quản lý kinh doanh khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nghĩ đến việc vay vốn từ người thân và ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, các nguồn này có thể không đáp ứng hết các yêu cầu của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách tiếp cận quỹ đầu tư

  1. Cách tiếp cận quỹ đầu tư Trong các giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu về vốn và quản lý kinh doanh khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nghĩ đến việc vay vốn từ người thân và ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, các nguồn này có thể không đáp ứng hết các yêu cầu của họ. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần nguồn vốn dài hạn nhưng ít bị sức ép hoàn trả trong những năm đầu triển khai dự án; hoặc không có nhiều tài sản cố định để thế chấp vay vốn ngân hàng; kế hoạch kinh doanh và sử dụng vốn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần đến một kênh vốn linh động… “Doanh nghiệp cần hỗ trợ về quản lý và kỹ thuật, mà các kênh huy động vốn từ người thân và ngân hàng thường không giúp được điều này. Vì thế, vai trò của quỹ đầu tư ngoài việc cấp vốn dài hạn, còn tài trợ các dự án mở rộng kinh doanh và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp”. Quỹ đầu tư được hình thành từ cơ chế tín thác. Theo đó, các nhà đầu tư có vốn nhưng không có kinh nghiệm hoặc thời gian sẽ ủy quyền cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để tạo ra lợi nhuận cho mình. Mỗi quỹ đầu tư sẽ có một dòng đời nhất định, khoảng 8-10 năm, gồm ba giai đoạn: đánh giá đầu tư (từ 1-12 tháng); hỗ trợ sau đầu tư (3-6 năm) và rút vốn (từ 1-3 năm). Ở giai đoạn đánh giá, các quỹ sẽ tìm và xúc tiến các dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết quỹ sẽ khảo sát sâu hơn); đàm phán và ký các hợp đồng đầu tư.Giai đoạn hỗ trợ sẽ thực hiện các bước thay đổi về pháp lý; chuyển vốn đầu tư; cử người tham gia vào hội đồng quản trị; hỗ trợ quản lý thực hiện các dự án cải tiến doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường… Giai đoạn rút vốn được thực hiện theo các cách: chuyển nhượng cho các cổ đông hiện tại; chuyển nhượng cho các cổ đông bên ngoài, cổ đông chiến lược; hoặc doanh nghiệp niêm yết và chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.Để có thể huy động hiệu quả nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và phạm vi hoạt động của mình. Theo ông Trực, trước hết doanh nghiệp cần xác định mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển; sau đó xét đến mục đích sử dụng vốn, mức độ rủi ro về tài chính, kinh doanh ở hiện tại và tương lai. Về vốn, doanh nghiệp cần hiểu rõ hoạt động của mình đòi hỏi nhiều vốn lưu động, tài sản cố định hay cả hai? Doanh nghiệp ưu tiên về vốn vay hay trợ giúp kỹ thuật? Doanh nghiệp đã sẵn sàng mở cửa và chia sẻ bớt ảnh hưởng, quyền lực cho bên ngoài? Hệ thống quản lý, kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp liệu có đáp ứng được nhu cầu phát triển? Ở Việt Nam số lượng quỹ đầu tư hiện đã lên đến hàng chục với nhiều phạm vi, chiến lược đầu tư khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp trước khi tiếp cận cần biết nhà đầu tư là ai; chiến lược đầu tư của quỹ là gì; quy mô và mục tiêu đầu tư như thế nào; mức hỗ trợ sau đầu tư ra sao… Để tiếp cận các quỹ đầu tư thành công, doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ba năm gần nhất, cung cấp các thông tin chính xác và có kế hoạch kinh doanh ấn tượng. Theo đó, bản kế
  2. hoạch kinh doanh phải giải đáp đầy đủ các câu hỏi sau: Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Vì sao có mục tiêu đó? Kế hoạch này sẽ được triển khai trong bao lâu? Ai sẽ thực hiện kế hoạch này? Thị trường của doanh nghiệp ở đâu? Doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh như thế nào? Bên cạnh những lợi ích khi được cấp vốn “rủi ro” và các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết, doanh nghiệp cũng phải chịu một số bất lợi khi hợp tác với quỹ đầu tư. Thứ nhất, do sự khảo sát khá nghiêm ngặt của quỹ đầu tư, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian huy động vốn hơn so với đi vay ngân hàng. Kế đó, doanh nghiệp cần có một nền tảng kinh doanh và hệ thống quản lý nhất định thì mới được quỹ đầu tư “ghé mắt” đến. Chưa kể do quỹ đầu tư có dòng đời nhất định nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, để được đầu tư doanh nghiệp phải chấp nhận chia sẻ quyền lợi và ảnh hưởng với các quỹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2