intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cập nhật kiến thức xử trí trong thảm họa

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Cập nhật kiến thức xử trí trong thảm họa" nhằm giúp học viên trình bày được thế nào là thảm họa và liệt kê được các loại thảm họa thường gặp tại địa phương. Trình bày được các nguyên tắc trong xử trí thảm họa. Trình bày được phân loại nạn nhân trong xử trí thảm họa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cập nhật kiến thức xử trí trong thảm họa

  1. CẬP NHẬT KIẾN THỨC XỬ TRÍ TRONG THẢM HỌA Mục tiêu: 1. Trình bày được thế nào là thảm họa và liệt kê được các loại thảm họa thường gặp tại địa phương. 2. Trình bày được các nguyên tắc trong xử trí thảm họa. 3. Trình bày được phân loại nạn nhân trong xử trí thảm họa. 1. ĐẠI CƯƠNG Là sự cố bất ngờ do con người hoặc thiên nhiên gây ra, làm ảnh hưởng đến con người, xã hội và môi trường. Về mặt y tế, đây là sự cố gây thương vong hàng loạt, nhiều nạn nhân cần được cấp cứu trong một môi trường không bình thường và nhiều xáo trộn. Thảm họa do con người gây ra: khủng bố, chiến tranh, tai nạn giao thông (đường bộ, đường thủy, đường không), tai nạn sinh hoạt ( cháy nổ, sập cầu…), tai nạn trong các khu vực sản xuất công nghiệp ( nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, khai thác hầm mỏ) v.v… Thảm họa do thiên nhiên gây ra: bão, lụt, sạt lở đất, động đất, sóng thần, núi lủa phun v.v… Về công tác y tế, đòi hỏi yêu cầu kiểm soát cấp cứu hàng loạt. Vấn đề đặt ra cho ngành y tế là làm sao thực hiện cấp cứu hàng loạt một cách có hiệu quả nhất. Thảm họa gây nhiều tổn thất:  Tổn thất về con người: tử vong, thương tật, di chứng tinh thần và thể xác.  Tổn thất về tài sản: tổn thất tài sản cá nhân và tài sản nhà nước.  Tổn thất về kinh tế: tư liệu sản xuất, tổn thất cho một hoặc nhiều ngành kinh tế.  Tổn hại đến môi trường: ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường gây hậu quả khó khắc phục.  Ảnh hưởng đến xã hội: lo lắng, hoảng sợ, bất ổn trong xã hội. 2. PHÂN LOẠI THẢM HỌA 2.1. Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp:  Thảm họa mức 1: có từ 30 đến 100 người bị nạn, hoặc 20- 50 người phải nằm viện.  Thảm họa mức 2: có từ 101 đến 500 người bị nạn, hoặc 51- 200 người phải nằm viện.  Thảm họa mức 3: có từ 501 đến 2.000 người bị nạn, hoặc 200-300 người phải nằm viện.  Thảm họa mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện. Phân loại mức độ: Là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng chung về các mặt, là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ công tác khắc phục hậu quả của thảm họa. 2.2. Phân loại thảm họa theo yêu cầu can thiệp của ngành y tế Thảm họa gây tổn thất về người ngay tức khắc (tai nạn giao thông, động đất…): ngành y tế phải kịp thời tham gia cấp cứu và vận chuyển cấp cứu. 461
  2. Thảm họa vừa gây ra tổn thất về người ngay tức khắc, vừa gây hậu quả về sau (bão, lụt…): bên cạnh công tác cấp cứu, ngành y tế phải chú ý đến vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe người dân sau thảm họa. 3. NGUYÊN TẮC TRONG XỬ TRÍ THẢM HỌA 3.1. Nguyên tắc phòng chống thảm họa: Phòng chống thảm họa gồm 4 giai đoạn:  Giai đoạn ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất: ngăn ngừa những nguy cơ phát sinh thảm họa hoặc làm giảm nhẹ tổn thất do thảm họa gây ra.  Giai đoạn chuẩn bị, sẵn sàng: xây dựng kế hoạch phòng chống thảm họa, tổ chức diễn tập chống thảm họa với sự tham gia nhiều ngành ( y tế, công an, quân đội…) và chuẩn bị phương tiện vật chất.  Giai đoạn đối phó với thảm họa: phát hiện, giải thoát, phân loại , sơ cứu, vận chuyển nạn nhân, với sự tham gia của nhiều ngành: công an, quân đội, cứu hỏa, cứu hộ, lực lượng y tế…  Giai đoạn phục hồi: Phục hồi, tái thiết khu vực xảy ra thảm họa 3.2. Nguyên tắc trong xử trí thảm họa Đảm bảo các yêu cầu: Cơ động - Liên hoàn - Thống nhất .  Cơ động: Các lực lượng nói trên sẵn sàng đến hiện trường trong thời gian ngắn nhất và trong mọi hoàn cảnh, địa hình.  Liên hoàn: Thể hiện qua hoạt động đồng bộ của các lực lượng các cấp, từ các đơn cấp Thành phố đến các đơn vị cơ sở và sự hiệp đồng của các ngành khác như: Công an, Quân đội, Cứu hỏa, Cứu hộ, Y tế, Điện lực, Viễn thông ...  Thống nhất: Thể hiện sự thống nhất trong mệnh lệnh chỉ huy, cụ thể hóa các mức thang chỉ huy: Trung ương  Tỉnh, thành phố  Quận, huyện  Cơ sở 462
  3. 4. CÔNG TÁC Y TẾ TRONG PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA 4.1. Nhiệm vụ Ngành y tế Ngành y tế luôn sẵn sàng đối phó với thảm họa nhằm mục đích giảm nhẹ tổn thất về sinh mạng con người, phục hồi sức khỏe, giảm thiểu di chứng cho nạn nhân; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sau khi thảm họa xảy ra. Các tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở đều phải xây dụng kế hoạch và sẵn sàng tham gia, đáp ứng yêu cầu phục vụ y tế. Cán bộ y tế phải nắm vững quy trình kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt trong thảm họa. Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực y tế, thiết bị, dụng cụ tế, xe cứu thương, dịch truyền, máu, thuốc phục vụ cứu chữa nạn nhân thảm họa. 4.2. Mục tiêu trong cấp cứu thảm họa Thực hiện 6 nhiệm vụ của cấp cứu ngoại viện, theo biểu tượng cấp cứu quốc tế:  Phát hiện sớm.  Báo cáo nhanh.  Đáp ứng kịp thời.  Chăm sóc tại hiện trường.  Chăm sóc trên đường vận chuyển.  Chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 4.3. Quy trình nghiệp vụ  Phát tín hiệu cấp cứu.  Tiếp nhận tín hiệu cấp cứu.  Xử lí thông tin cấp cứu.  Đáp ứng yêu cầu cấp cứu và huy động cấp cứu .  Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt. 5. PHÂN LOẠI NẠN NHÂN TẠI HIỆN TRƯỜNG 5.1. Nguyên tắc  Năng động, nhanh chóng.  Ưu tiên cho điều trị và giải thoát nạn nhân khỏi hiện trường.  Phân loại người bệnh và đánh giá đúng tình trạng người bệnh.  Cán bộ y tế phải bình tĩnh. 5.2. Các dạng phân loại 5.2.1. Phân loại tại chỗ ( phân loại đầu tiên): - Khẩn cấp - Không khẩn cấp 5.2.2. Phân loại y tế (phân loại lần II): Kết hợp phương pháp S.T.A.R.T (simple triage and rapid treatment) với phương pháp gắn ký hiệu màu cho người bệnh: 463
  4. - Đỏ (immediate). - Vàng (delayed) . - Xanh (minor injuries). - Đen (deceased). 5.2.3. Phân loại vận chuyển (phân loại lần III): - Đỏ: cần vận chuyển càng nhanh càng tốt. - Vàng: không có vấn đề đe dọa tính mạng. - Xanh: có thể đi bộ được. - Đen: tử vong (chuyển nhà xác, lực lượng pháp y ). Tấm bìa cứng phân loại nạn nhân: 5.3. Khám phân loại tại hiện trường  Một tay bắt mạch quay: có thể bình thường trong giai đoạn đầu của sốc, mạch nhẹ: tình trạng sốc giảm thể tích.  Một tay để trên trán người bệnh, vừa nhìn vào mắt người bệnh vừa nói chuyện với nạn nhân.Việc làm này giúp cho đánh giá: đồng tử, việc nghe và làm theo y lệnh của nạn nhân, đường hô hấp trên, nhiệt độ, mức độ xanh tái, dấu hiệu chấn thương vùng đầu.  Tay sau khi bắt mạch, chuyển sang xem xét vùng xương trán.  Tiếp tục xem xét vùng cổ: tìm kiếm dấu hiệu của biến dạng, vết thương, vị trí đau, tràn khí dưới da, căng tĩnh mạch cổ, lệch khí quản, bầm dập, chảy máu...  Tiếp theo, xem xét vùng vai, xương đòn, hai tay, lồng ngực: tìm kiếm dấu hiệu biến dạng lồng ngực, tràn khí dưới da, cử động không đối xứng, chảy máu, thủng ngực.  Một tay cầm ống nghe, một tay tiếp tục xem xét vùng bụng, vùng chậu: vị trí đau, gồng cứng bụng, vết thương, vết thủng bụng.  Xem xét hai chi: biến dạng, vị trí đau, độ ấm chi, cụt chi.  Sau đó quay trở lại khám hai vai, hai tay, nhìn lại mắt người bệnh. 5.4. Phân loại nhanh 464
  5. 6. QUẢN LÍ VÀ VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN 6.1. Quản lí tại hiện trường  Ước lượng số nạn nhân, đặc điểm thương tích của thảm họa  Xác định các vị trí: vị trí tiếp nhận, vị trí phân loại, vị trí sơ cứu nạn nhân, hướng di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường…  Phân loại nạn nhân.  Sơ cấp cứu: bảo đảm đúng kỹ thuật y tế.  Vận chuyển nạn nhân: Vận chuyển theo nguyên tắc ưu tiên và vận chuyển an toàn.  Tiếp tế tại hiện trường: khi hoạt động cấp cứu tại hiện trường kéo dài. 6.2. Vận chuyển nạn nhân  Dựa trên phân loại người bệnh để có thứ tự ưu tiên trong vận chuyển.  Ưu tiên vận chuyển nạn nhân bằng phương tiện vận chuyển hiệu quả.  Đảm bảo nguyên tắc cứu chữa liên tục.  Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nặng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển bệnh để xử trí kịp thời. 6.3. Giải quyết nạn nhân tử vong tại hiện trường  Bác sĩ cấp cứu có trách nhiệm xác định nạn nhân tử vong, ghi rõ trong biên bản tử vong.  Công an, Pháp y tiếp nhận hồ sơ của Đội cấp cứu bàn giao và tiến hành các thủ tục cần thiết. 465
  6.  Chú ý không để hình ảnh nạn nhân đã tử vong làm ảnh hưởng đến tâm lý những nạn nhân khác, đến người dân trên qua các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả với đội ngũ những người tham gia công tác cấp cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Văn Đính. “Tổ chức quản lí Mạng lưới cấp cứu hồi sức tại bệnh viện và vấn đề cấp cứu ngoại viện ” - Quản lí bệnh viện, Bộ Y Tế -Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997, trang 447 – 458. 2. Lê Ngọc Trọng. “ Hoạt động của Ngành y tế trong công tác chủ động giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai”- -Y Tế trong thảm họa, Trung Tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. Hồ Chí Minh , Lưu hành nội bộ, 1994, trang 25- 40. 3. Đỗ Công Tâm. “Đáp ứng và hỗ trợ y tế trong thảm họa”- NXB Đại học Huế; 2009 4. Emergency Management- website: http://en.wikipedia.org/wiki/ Emergency_management 5. Hogan, David E.; Burstein, Jonathan L., “ Disaster Medicine”, second edition, 2007 Lippincott Williams & Wilkins. 466
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2