CẤU TẠO HỆ THẦN KINH
lượt xem 17
download
Hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương (HTKTW) và hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB). HTKTW gồm não bộ và tủy sống (tủy gai). HTKNB gồm hạch thần kinh, dây thần kinh và các tận cùng thần kinh. Tất cả hệ thần kinh đều có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CẤU TẠO HỆ THẦN KINH
- HỆ THẦN KINH I. ĐỊNH NGHĨA - NGUỒN GỐC: Hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương (HTKTW) và h ệ th ần kinh ngo ại biên (HTKNB). HTKTW gồm não b ộ và tủy sống (tủy gai). HTKNB gồm h ạch th ần kinh, d ây thần kinh và các tận cùng thần kinh. Tất cả h ệ thần kinh đ ều có ngu ồn gốc từ n goại bì thần kinh. II. HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG (HTKTW): HTKTW gồm có 2 thành p hần: não b ộ nằm trong h ộp sọ và tủy sống nằm trong ố ng sống. Cả 2 đều có màng bao q uanh. HTKTW g ần n hư không có mô liên kết n âng đỡ, chỉ có một ít đi kèm với mạch m áu. Não và tủy sống đều mềm nhão như bột. Mô thần kinh đệm chống đỡ và đ ệm thay cho m ô liên kết, như đã mô tả ở trong ph ần mô thần kinh.
- Cấu tạo chung của HTKTW gồm có ch ất trắng và ch ất xám , phân b ố xung quanh 1 ống. Ch ất trắng là tập h ợp các sợi trục có m yêlin, thường kết thành b ó; chính thành phần lipid của myêlin làm cho ch ất n ày có màu h ơi trắng. Mạch máu trong chất trắng tương đối ít. Chất xám, có m àu xám nhạt khi xem trên não tươi, chứa thân n ơron và sợi thần kinh không myêlin . Phân bố mạch m áu tại đ ây rất p hát triển. Ch ất trắng và ch ất xám phân b ố khác nhau giữa não bộ và tủy sống. Ở tủy sống, ch ất xám nằm b ên trong còn ch ất trắng bao bên n goài. Ở n ão bộ thì n gược lại, ch ất xám tạo thành vỏ ngoài của đại n ão, tiểu não và các nhân xám dư ới vỏ; chất trắng n ằm trong vùng dưới vỏ. 1. Tủy sống : Tủy sống cắt ngang có 2 p hần cấu tạo chính: chất xám và ch ất trắng Chất xám n ằm bên trong, có dạng ch ữ H, mỗi nửa bên có 3 phần: sừng trước, sừng bên và sừng sau, ở giữa có m ột ống nh ỏ gọi là ống nội tủy. Sừng trước là
- sừng vận đ ộng , có hình tứ giác. Sừng bên có ranh giới với chất trắng không rõ rệt d o cấu trúc đặc b iệt gọi là cấu tạo lưới. Sừng sau là sừng cảm giác, h ẹp và d ài h ơn sừng trư ớc. Thành ph ần mô h ọc chủ yếu của ch ất xám là thân nơron , tế b ào đ ệm và sợi th ần kinh không myêlin. Ở sừng trước có nhiều tế bào th ần kinh vận động m à sợi trục tiến về rễ trước và có đầu tận cùng ở cơ vân. Sừng sau có nhiều tế bào thần kinh liên hiệp m à sợi trục tiến về sừng trước ho ặc tiến ra các cột tủy. Chất trắng bao quanh ch ất xám , không có thân nơron nhưng có nhiều tế b ào đ ệm (ch ủ yếu là tế bào ít nhánh (tạo bao myêlin), một ít tế bào sao...) và các sợi thần kinh có myêlin xuất phát từ ch ất xám của tủy sống hoặc n ão , hoặc hạch tủy sống. Các sợi này chạy hư ớng lên hoặc h ướng xu ống, dọc theo cột tủy sống. Các b ó sợi của ch ất trắng tạo thành nh ững bó d ẫn truyền thần kinh và được chia thành b a n hóm chính dựa theo chức n ăng: - Các bó sợi vận đ ộng ly tâm, đ i từ n ão xuống. - Các bó sợi cảm giác hướng tâm, đi lên n ão. - Các bó sợi liên h iệp nối với các tầng tủy với nhau. 2. Vỏ não:
- Ở bán cầu n ão và tiểu não, ch ất xám ph ủ bên ngoài ch ất trắng, tạo thành một lớp đ ược gọi là vỏ não và vỏ tiểu não. Vỏ n ão dày 1,5-4 m m, có cấu trúc thay đổi tùy theo từng vùng. Vỏ não bao p hủ hai b án cầu đại não, là nơi ph ối hợp các cảm giác nhận được, h ình thành các đáp ứng vận động theo ý m uốn . Đây là p hần não thực hiện các chức năng tư duy từ đ ơn giản đến ph ức tạp , nơi sử dụng n gôn ngữ , học và n hớ. Để thực hiện các chức năng trên , vỏ não ph ải rộng, tạo thành các nếp n hăn sâu, gọi là các rãnh . Diện tích chung của vỏ đại n ão là 2200-2300 cm2, hai ph ần ba d iện tích này n ằm sâu trong các rãnh, còn m ột ph ần ba hiện ra ngoài. Thân nơron ở vỏ n ão xếp thành 6 lớp, từ ngoài vào trong: Lớp phân tử là lớp ngoài cùng, chứa ít thân nơron (tế bào Cajal), các sợi thần kinh chạy theo hướng song song với bề m ặt vỏ n ão. Lớp hạt ngoài chứa thân các nơron nhỏ . Lớp tế bào tháp chứa nhiều thân tế bào thần kinh hình tháp.
- Lớp hạt trong chứa thân nơron nh ỏ. Lớp tháp trong (hay lớp hạch ) chứa các tế bào tháp lớn được gọi là tế bào Betz. Lớp tế bào đa dạng nằm trong cùng, tiếp giáp với chất trắng, có nhiều tế bào đa dạng. Dựa trên sự phân b ố các sợi th ần kinh trong vỏ não, phân b iệt theo thứ tự từ ngoài vào trong: 1. Mạng Exner, nằm trong lớp phân tử 2. Dải Bechterew, n ằm giữa lớp hạt n goài và lớp tế bào tháp 3. Dải Baillarger n goài, n ằm trong lớp hạt trong 4. Dải Baillarger trong, nằm trong p hần dưới của lớp h ạch Ngoài ra còn có các bó sợi chạy theo hư ớng thẳng góc với bề mặt vỏ não, giúp liên hợp các vùng khác n hau trong vỏ n ão.
- Trong một tiêu bản vỏ não nhuộm màu HE ta có th ể nh ận thấy các thành ph ần sau: thân nơron, nhân tế b ào đ ệm , mao m ạch, sợi th ần kinh không m yêlin . Ở vỏ n ão có khoảng 1 0 tỷ nơron, m ỗi n ơron có thể tạo synap với 100.000 nơron khác. 3. Vỏ tiểu não: Tiểu não có chức năng d uy trì thăng bằng và ph ối hợp các động tác của cơ thể. Tiểu n ão có cấu tạo theo kiểu tiểu thùy và mỗi tiểu thùy lại gồm nhiều lá tiểu não. Diện tích bề m ặt của tiểu n ão n gười lớn có th ể đ ạt 9 75-1500 cm 2 . Tiểu não gồm 1 thùy nh ộng ở giữa và 2 b án cầu b ên , được n ối vào mặt lưng thân não bằng 3 đôi cuống não. Chất trắng của tiểu não nằm bên trong, tạo thành nhiều lá m ỏng p hân nhánh hướng ra ngoài, ch ất xám tạo thành vỏ tiểu n ão có n hiều nếp gấp và 4 cặp n hân xám nằm sâu bên d ưới. Chất xám tiểu não b ọc mặt ngoài của tiểu não, gồm b a lớp:
- Lớp phân tử là lớp n goài cùng, gồm những thân n ơron n hỏ và sợi thần kinh không myêlin. Trong lớp n ày có hai lo ại n ơron là tế bào g iỏ và tế b ào sao . Sợi trục của tế bào giỏ chia n hánh ôm các tế b ào Purkinje, giống n hư m ột cái giỏ, có tác dụng ức ch ế tế bào Purkinje. Tế b ào sao n ằm gần bề mặt, chúng cũng có tác d ụng ức ch ế tế b ào Purkinje. Lớp hạt, nằm trong, sát với ch ất trắng. Trong lớp hạt có nhiều nơron nhỏ (5-8 m icron) gọi là tế bào h ạt. Tế bào hạt có ít sợi nhánh n gắn và một sợi trục chạy lên lớp p hân tử. Trong lớp hạt còn có tế bào sao lớn . Tế b ào này có n hiều sợi n hánh ch ạy lên lớp p hân tử h oặc ở lớp h ạt. Sợi trục của tế
- b ào sao lớn n gắn, không ra kh ỏi lớp hạt. Lớp tế bào Purkinje (m ũi tên) gồm một h àng tế b ào thần kinh giống trái lê. Sợi nhánh của tế bào này h ướng về lớp phân tử, còn sợi trục thì chạy xuyên q ua lớp h ạt vào ch ất trắng và kết thúc trên các tế b ào của các n hân xám b ên dưới. 4. Màng não tủy : Não và tủy sống được b ảo vệ trong hộp sọ và xương cột sống. Màng não - tủy b ao bọc quanh não và tủy vừa có tác dụng b ảo vệ vừa có tác d ụng dinh dưỡng. Màng n ão tủy có ba lớp : màng n uôi, màng nh ện (màng nuôi và m àng nhện đư ợc gọi chung là màng não m ềm) và m àng cứng. Màng nuôi nằm trong cùng, b ọc mặt ngoài của não và tủy sống. Nó đ ược cấu tạo từ các bó sợi tạo keo, m ột ít sợi chun, tế b ào sợi, đại th ực bào . Biểu mô lợp mặt trên màng mềm là b iểu mô lát đ ơn. Màng nh ện nằm giữa, là một cấu trúc giàu sợi liên kết. Màng n hện và màng n uôi cách n hau bởi khoảng dưới nhện chứa dịch não tủy, mạch m áu . Màng n uôi và m àng nhện được nối với n hau bởi các bè n hện. Dịch n ão - tủy có trong các
- n ão th ất, khoảng d ưới nhện, ố ng nội tủy, đ ược tiết ra từ n hững đám rối màng m ạch. Dịch n ão tủy chứa ít protein (20-30 mg trong 100 ml), ít tế b ào , ch ủ yếu là lympho bào (5 tế b ào trong 1 mm3). Sự xuất h iện h ồng cầu trong d ịch n ão tủy chứng tỏ có xuất huyết do gẫy-nứt xương sọ, còn sự tăng b ạch cầu ch ứng tỏ có ổ n hiễm trùng n ão h oặc màng não. Mao mạch của đám rối màng m ạch là m ao m ạch có nhiều lỗ thủng. Màng cứng n ằm n goài cùng, có cấu tạo như một m àng liên kết xơ rất chắc chắn. Màng cứng của n ão có những hồ m áu và xoang tĩnh m ạch chứa m áu và thông với các tĩnh mạch của não và tĩnh mạch của sọ. Giữa màng cứng và màng n hện có một khoảng đ ược gọi là khoảng dưới màng cứng. III. H Ệ THẦN K INH NGO ẠI BIÊN: HTKNB gồm ba phần: 1. Các h ạch thần kinh não, tủy sống và tự ch ủ (còn gọi là th ực vật). 2. Các d ây thần kinh. 3. Các đ ầu tận cùng thần kinh và các cơ quan cảm giác đ ặc biệt.
- Trong cả 3 thành ph ần trên, chỉ riêng hạch th ần kinh mới có ch ứa các thân nơron của tế bào h ạch thần kinh. 1. H ạch thần kinh: Có 2 loại hạch thần kinh : hạch tủy sống và hạch thực vật, đư ợc tạo bởi các thân tế bào hạch thần kinh và các tế bào vỏ bao, giữa chúng có 1 ít mô liên kết và các m ao mạch . Trong hạch còn có các sợi th ần kinh khác đ i ngang qua, h oặc đến và d ừng lại trong hạch . Bao bọc bên n goài hạch thần kinh là 1 vỏ bao liên kết đặc, liên tục với vỏ bao liên kết của các dây thần kinh ra vào h ạch. Hạch thần kinh tủy sống n ằm trên rễ sau của dây th ần kinh tủy sống, ch ứa các n ơron cảm giác đơn cực (chỉ có 1 nhánh nơron mọc ra từ thân tế bào, nhánh này sau đó mới phân đ ôi thành 1 sợi nhánh và 1 sợi trục). Hạch thần kinh tự ch ủ thuộc hệ thống thần kinh tự chủ (thực vật), là hệ thống có n hiệm vụ điều khiển các ch ức n ăng không ph ụ thu ộc ý m uốn (ví dụ : nhu động ru ột). Hạch chứa các nơron vận động đa cực. Ngoài các tế bào hạch , còn có tế b ào sao, m ô liên kết. Ta phân biệt 2 loại hạch thần kinh tự ch ủ: h ạch giao cảm và hạch p hó giao cảm . Hạch giao cảm gồm có 2 chuỗi hạch cạnh sống n ằm 2 b ên cột sống, các hạch thuộc các đám rối trư ớc sống (đám rối mặt trời và đ ám rối hạ vị). Hạch p hó giao cảm gồm có các hạch nằm ngay trong các dây th ần kinh sọ và các h ạch trong n ội tạng.
- 2. Dây thần kinh ngoại biên: Khác với HTKTW, các dây thần kinh ngoại biên có cấu tạo chắc chắn, h ơi đ àn hồi vì nó có n hiều bao liên kết. Bao liên kết xơ ngoài cùng gọi là bao ngo ại th ần kinh (epineurium ). Về mặt mô học bao ngoại thần kinh có nhiều sợi tạo keo xếp theo các hướng, một ít tế bào sợi, mao mạch máu (m ạch của dây thần kinh). Nh ững sợi thần kinh (hầu h ết là sợi có m yêlin) h ợp với nhau thành bó. Mỗi bó sợi thần kinh đ ược bao bọc b ởi m ột b ao liên kết gọi là b ao bó th ần kinh (perineurium). Trong mỗi bó sợi thần kinh, chen giữa các sợi thần kinh có mô liên kết thưa chứa m ao mạch máu. Mô liên kết đó được gọi là mô nội th ần kinh (endoneurium). Các d ây thần kinh ngo ại biên có kích thước nh ỏ không còn bao n goại th ần kinh , chúng chỉ có b ao bó và mô nội thần kinh m à thôi. 3. Các tận cùng thần kinh: Theo chức năng, các tận cùng thần kinh chia thành tận cùng th ần kinh cảm giác và tận cùng thần kinh vận đ ộng. Tận cùng thần kinh cảm giác khi đ ầu tận nhánh
- nơron là ph ần đầu của sợi nhánh , tận cùng thần kinh vận động khi đ ầu tận nhánh nơron là n út tận cùng của sợi trục. Các tận cùng thần kinh cảm giác: có th ể có bao liên kết bọc ngoài hoặc không có bao. Có những tận cùng ch ịu trách nhiệm về xúc giác, áp suất (tiểu thể Meissner, tiểu thể Ruffini, tiểu thể Merkel, tiểu th ể Pacini, n ang lông và các tận cùng th ần kinh trần ). Các tận cảm giác n óng, lạnh và đau gồm có tiểu thể Krause, các tận cùng của thần kinh trong biểu m ô. Tiểu thể Meissner thường gặp ở n hú chân bì, nơi có cảm xúc nh ạy n hất (đ ầu ngón tay, ngón chân, đầu vú , qui đ ầu, m ôi, lưỡi). Đó là những tận cùng thần kinh có bao liên kết gồm tế bào sợi, sợi keo . Trong b ao liên kết là nhánh sợi th ần kinh trần, tế bào Schwamn . Tiểu thể Pacini thường gặp ở vùng hạ bì, trong m àng cơ. Tiểu th ể Pacini có
- kích thước khá lớn, nhiều khi đạt đến 1 -5 mm . Bao liên kết của tiểu thể gồm 20- 70 lá liên kết đồng tâm. Khối trung tâm gồm sợi th ần kinh trần và các lá chồng chất lên n hau . Tiểu thể Ruffini p hân b ố ở hạ b ì và chân bì, có cấu tạo gần giống tiểu thể P acini, nhưng ít lá b ao liên kết h ơn. Tiểu thể Merkel nằm trong biểu bì, gồm tế bào Merkel là nh ững tế bào biểu m ô biệt hóa h ướng thần kinh, kết hợp với n hững tận cùng th ần kinh trần từ mô liên kết phân nhánh qua màng đáy. Tận cùng thần kinh vận động: tận cùng thần kinh vận động đ ược n ghiên cứu kỹ ở cơ vân. Tại m ô cơ vân các tận cùng sợi trục của nơron vận động tạo n ên với sợi cơ vân một cấu trúc đặc b iệt kiểu synap. Cấu trúc đ ó được gọi là bản vận đ ộng. Các sợi m yêlin khi đến gần sợi cơ vân trở n ên n hỏ d ần , mất bao m yêlin và ấn lõm m àng sợi cơ về p hía bào tương. P hần tận cùng thần kinh có cấu tạo giống n hư tiền synap, còn phần cơ có cấu tạo giống như hậu synap.
- IV. HỆ THẦN KINH TỰ CH Ủ: Sự hoạt động của các tuyến ngo ại tiết, cơ tim, cơ trơn , các tạng p hủ, h ệ tuần hoàn được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự ch ủ. Cả p hần giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh tự chủ đ ều xuất phát từ h ệ thần kinh trung ương, nhưng từ các ph ần khác nhau. Những sợi th ần kinh chi p hối cơ và các tuyến của phần giao cảm và phó giao cảm đi theo n hững đường khác n hau, nhưng luôn có h ai đo ạn n ơron : n ơron trư ớc hạch và nơron sau hạch . Hạch th ần kinh tự chủ : còn gọi là thần kinh thực vật đ ã m ô tả bên trên. --------------- Từ khóa Hệ thần kinh trung ương - H ệ thần k inh ngoại biên - Chất trắng - Chất x ám - Sừng trước - Sừng b ên - Sừng sau - Ống nội tủy - Tế bào Cajal - Tế b ào Betz - Lớp p hân tử, lớp Purkinje, lớp hạt - Màng nuôi - Màng nhện - Màng cứng - Hạch tủy sống - H ạch tự chủ - Bao ngo ại thần k inh, b ao b ó thần kinh, m ô nội thần kinh
- - Tận cùng thần kinh cảm g iác, vận động - Tiểu thể Meissner - Tiểu thể Vater Pacini - Tiểu thể Ruffini - Tiểu thể Merkel. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ: 1. Các cấu trúc sau thu ộc tận cùng thần kinh ngoại biên, TRỪ MỘT: A. Tiểu thể Meissner B. Tiểu thể Pacini C. Tiểu thể Hassal D. Tiểu thể Ruffini E. Tiểu thể Meckel 2. Tiểu não có các đặc đ iểm sau, TRỪ MỘT: A. Tế bào Purkinje có sợi trục h ướng về lớp phân tử B. Có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể C. Chất xám nằm bên ngoài và có 4 cặp nhân nằm sâu b ên trong
- D. Lớp phân tử có hai loại nơron là tế bào giỏ và tế b ào sao E. Lớp hạt nằm ngo ài cùng có tế bào h ạt và tế b ào sao lớn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẫu: Thần kinh chi trên - Bs. Lê Mạnh Thường
63 p | 994 | 241
-
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
32 p | 1184 | 207
-
Bài giảng: HỆ THẦN KINH (BS. LÊ QUANG TUYỀN)
37 p | 677 | 137
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương II - GV. Thân Thị Diệp Nga
86 p | 573 | 122
-
Hệ thần kinh
8 p | 403 | 87
-
TRẮC NGHIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH
15 p | 279 | 76
-
Y Học - Hệ Thần Kinh phần 1
11 p | 233 | 73
-
Hệ thần kinh - Đại cương
93 p | 225 | 55
-
Bài giảng Đám rối thần kinh cánh tay - TS. Nguyễn Văn Lâm
9 p | 255 | 39
-
Y Học - Hệ Thần Kinh phần 2
11 p | 173 | 35
-
Bài giảng Hệ thần kinh - BS. Lê Quang Tuyền
37 p | 203 | 31
-
Bài giảng Mô phôi: Hệ thần kinh
7 p | 426 | 26
-
Bài giảng Sinh lý học - Bài 18: Sinh lý hệ thần kinh tự chủ
9 p | 168 | 14
-
Bài giảng Chức năng điều tiết vận động của hệ thần kinh trung ương
75 p | 134 | 12
-
Bài giảng Giải phẫu xương cơ, mạch máu, thần kinh chi trên và chi dưới
35 p | 14 | 6
-
Bài giảng Thuốc tác dụng thần kinh thực vật
13 p | 20 | 2
-
CẤU TẠO HỆ HÔ HẤP
11 p | 139 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn