intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Chia sẻ: Vit Con Xinh Dep | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

466
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BS. NGUYỄN THỊ HÒA (Tiếp theo và hết) NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM Ề Không bao giờ đi chân đất (khi đi biển dùng giầy nhẹ, kín, có quai bằng chất dẻo) ẻ Không dùng phấn, bột tale hay các loại thuốc khử mùi làm da bị bít, hay gây dị ứng ứ Không sưởi ấm chân bằng đèn chiếu, lò sưởi, túi nóng, nó có nguy cơ làm chân bị bỏng ỏ Không dùng thuốc có màu, thuốc kháng sinh tại chỗ, làm không nhìn rõ vết thương. NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM  Nếu da chân khô: - Cần phải bảo vệ bằng thuốc mỡ đơn giản như Vaselin tinh khiết - Thoa đều nhẹ nhàng, không thoa ở kẽ ngón chân.  Nếu chân ra mồ hôi: - Rửa chân hàng ngày (tránh ngâm lâu quá 5 phút) - Phải thấm thật khô chân bằng khăn mềm.  Nếu chân lạnh: - Mang vớ ngay cả khi ngủ - Mang giầy có vớ bên trong.  Nếu chân bị vết thương: - Sát trùng bằng thuốc không màu - Băng chân bằng gạc tiệt trùng khô. Và đi khám bác sĩ của bạn ngay Lưu ý: Luôn tuân thủ chế độ ăn và dùng thuốc đều đặn theo toa Bác sĩ chuyên khoa của bạn để đường huyết luôn tốt, vì đường trong mồ hôi sẽ tạo môi trường cho vi trùng phát triển.
  2. BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BS. DƯƠNG MINH HOÀNG Bệnh tiểu đường là một rối loạn biến dưỡng chất đường, có tính di truyền, chưa rõ nguyên nhân. Trong dân gian, còn nhiều người hiểu lầm nếu ăn đường, bánh ngọt nhiều sẽ mắc bệnh tiểu đường. Thật ra không phải vậy, dù bạn ăn ngọt nhiều đến đâu chăng nữa, cơ thể bạn có một cơ chế điều hòa rất hữu hiệu: bài tiết thêm insuline từ tụy tạng nhằm giảm lượng đường máu và để dành lượng dư thừa ở gan dưới dạng glycogen. Khi nào cơ thể thiếu đường như nhịn ăn, chạy bộ, chơi thể thao... cơ thể sẽ lấy glycogen từ gan đổi lại thành glucose để lượng đường trong máu lúc nào cũng không đổi là 1g/l. Ở người bệnh tiểu đường, cơ chế này không còn hiệu quả nữa: bài tiết insuline không đủ hoặc có đề kháng với insuline, khiến đường máu lên quá cao. Điều bí ẩn y học hiện nay chưa giải thích được là tại sao tụy tạng người bị tiểu đường không hề hư hại gì. Người ta phân biệt 2 loại bệnh tiểu đường: - Loại 1, có lệ thuộc insuline hay IDDM, phát bệnh vào lúc trẻ, người bệnh gầy ốm. - Loại 2, không lệ thuộc insuline hay NIDDM, phát bệnh ở tuổi 40 trở lên, thường là người mập. Những triệu chứng khiến ghi ngờ mắc bệnh tiểu đường là ăn nhiều: mỗi bữa 5-6 chén, uống nước rất nhiều và tiểu nhiều nhưng người bệnh gầy ốm: người mập trước đây, sẽ cảm thấy giảm cân. Dân gian nói tiểu có kiến bu là tiểu đường. Chúng ta phải thử đường máu lúc đói và đường nước tiểu. Nếu có đường trong nước tiểu, là mắc tiểu đường nhưng đường máu phải tăng cao, lúc đói trên 1,4g/l. Bệnh tiểu đường ít khi nào gây tử vong ngay mà người bệnh chỉ chết vì những biến chứng nhiều năm sau: về tim mạch như xơ vữa động mạch, suy mạch vành, cao huyết áp, về mắt: mờ do đục thủy tinh thể hoặc hư võng mô. Ngoài ra còn nhiều biến chứng nữa về thận, khớp, thần kinh, dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, lao phổi... Điều trị bệnh tiểu đường bao gồm chế độ ăn và biện pháp dùng thuốc. Về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường hiện nay, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã thay đổi quan điểm, không còn bắt ăn kiêng nghiêm ngặt như trước đây. Người bệnh có thể ăn hơi lố một, hai bữa không sao nhưng nên kiêng lại bữa sau. Như vậy, người bệnh tiểu đường không bị ràng buộc quá, ăn kiêng được lâu dài mới cho kết quả tốt. Mục đích của chế độ ăn là duy trì đường máu ở mức ổn định: cân bằng với lượng thức ăn vào, thuốc và hoạt động hàng ngày nhằm ngăn các biến chứng. Lượng kcalo tốt nhất là từ 34-36 kcalo/kg/ngày, khoảng 1.700 kcalo/ngày nếu cân nặng 50kg, so với người thường là 40-42 kcalo/kg/ngày. Cần thiết phải giảm cân ở những bệnh nhân mập phì. Thành phần thức ăn gồm 60-70% đường, 10% đạm hay 1g/kcalo/kg cân nặng, chất béo không được quá 20%. Nếu đã ăn sáng bánh mì, không nên ăn thêm bún, phở nữa. Lượng cơm mỗi bữa từ một chén rưỡi đến 2 chén. Chống đói bằng cách ăn thêm nhiều rau, thịt hơn. Lượng rau cải hàng ngày 20-35g như xà lách, cải bắp. Ắn trái cây nhiều như lê, táo, nho nhưng không nên ăn trái cây quá ngọt như chuối. Không ăn nhiều chất béo như beurre, thịt quay, da gà, vịt, lòng đỏ trứng.
  3. Dùng dầu olive, dầu phộng tốt hơn dầu cọ: dầu cánh buồm. Aên nhiều bữa trong ngày giúp lượng đường trong máu cân bằng. Không được dùng mật ong, bánh kẹo, sữa, bánh ngọt, nước ngọt, nước trái cây. Nên dùng đường hóa học thay thế khi uống cà phê. Vitamin, chất khoáng không cần thiết. Tập thể dục hàng ngày giúp tránh được các biến chứng về tim mạch. Về sử dụng thuốc, người bệnh không bao giờ tự điều trị mà phải có thầy thuốc theo dõi sát theo dõi đường máu, đường nước tiểu thường xuyên. Các thuốc tiểu đường rất nguy hiểm vì một khi uống hoặc tiêm quá liều sẽ hạ đường huyết: không nhận ra kịp, có thể tử vong. Đối với tiểu đường lúc trẻ hay lệ thuộc insuline, bệnh nhân phải được tiêm insuline dưới da hàng ngày suốt đời. Trái lại, người lớn tuổi thuộc loại không lệ thuộc insuline, dùng thuốc uống nhưng phải uống hàng ngày suốt đời dù sao ít phiền phức, khỏi phải tiêm như những người bệnh còn trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0