intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán tâm lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này giới thiệu khái niệm và phạm vi ứng dụng của chẩn đoán tâm lý, bao gồm các hoạt động sử dụng chẩn đoán tâm lý trong thực tiễn. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của khoa học chẩn đoán tâm lý, hệ thống các phương pháp và các cấp độ trong quá trình chẩn đoán. Bài học cũng sẽ trình bày các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, các trắc nghiệm tâm lý thường dùng và các nguyên tắc cần tuân thủ. Cuối cùng, nội dung của một hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng sẽ được làm rõ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán tâm lý

  1. CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm chẩn đoán tâm lý và các hoạt động có sử dụng chẩn đoán tâm lý. 2. Trình bày được nét đặc trưng của khoa học chẩn đoán tâm lý và hệ thống khoa học chẩn đoán tâm lý. 3. Trình bày được các cấp độ và các yêu cầu khi tiến hành chẩn đoán tâm lý lâm sàng. 4. Trình bày được các phương pháp chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng và các trắc nghiệm dùng trong chẩn đoán tâm lý lâm sàng. 5. Trình bày được các nguyên tắc trong chẩn đoán tâm lý lâm sàng và nội dung của hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng. NỘI DUNG 1. Khái niệm chẩn đoán tâm lý Chẩn đoán tâm lý là kết quả hoạt động của các nhà tâm lý học nhằm mô tả, xác lập bản chất những đặc trưng tâm lý, nhân cách cá nhân hiện tại, dự đoán sự phát triển tương lai, đưa ra kiến nghị giúp con người khắc phục thiếu sót và phát triển hài hoà các chức năng tâm lý. 2. Nét đặc trưng của khoa học chẩn đoán tâm lý và hệ thống khoa học chẩn đoán tâm lý 2.1. Nét đặc trưng của khoa học chẩn đoán tâm lý Đối tượng nghiên cứu của khoa học chẩn đoán tâm lý là bản chất các chức năng tâm lý đang diễn ra, với những đặc trưng lệch lạc, sai sót nhất định và nguyên nhân của những sai sót, lệch lạc đó. - Khách thể nghiên cứu của khoa học chẩn đoán tâm lý là những cá nhân riêng lẻ, những nhân cách riêng lẻ. - Vai trò của khoa học chẩn đoán tâm lý đối với hoạt động của con người là rất to lớn. Nó giúp con người phát hiện những lệch lạc của các chức năng tâm lý so với chỉ tiêu, chuẩn mực và đồng thời giúp họ tìm ra những phương hướng, phương pháp phát triển tâm lý, nhân cách mạnh mẽ, hài hoà. 2.2. Hệ thống khoa học chẩn đoán tâm lý - Chẩn đoán tâm lý lý luận: Đây là hệ thống có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu các chức năng tâm lý lệch lạc; tìm ra mối quan hệ quy luật giữa những lệch lạc tâm lý với các nhân tố xã hội, sinh lý, nhất là sinh lý thần kinh nêu ra những nguyên tắc, phương pháp và xây dựng phác đồ trong chẩn đoán tâm lý. - Chẩn đoán tâm lý thực nghiệm: 75
  2. Hệ thống này có nhiệm vụ tiến hành các thực nghiệm để chuẩn hoá nội dung, chỉ số đo lường chẩn đoán và lập ra các thang đánh giá tương ứng với chúng. - Chẩn đoán tâm lý thực hành: Đây là hệ thống có nhiệm vụ tác động lên các chức năng tâm lý để khảo sát, chẩn đoán những lệch lạc của chúng và thực thi các biện pháp nhằm khắc phục những lệch lạc, giúp con người phát triển một cách hài hoà về tâm lý, nhân cách. 3. Các hoạt động có sử dụng chẩn đoán tâm lý 3.1. Tuyển chọn nghề nghiệp Mỗi dạng hoạt động nghề nghiệp có những nét đặc thù riêng và đòi hỏi con người hoạt động phải có những phẩm chất tâm lý, nhân cách tương ứng, ví dụ, người làm công tác quản lý phải có năng lực giao tiếp, người làm nghề y phải có lòng nhân ái. Cùng với các tiêu chuẩn khác về thể chất, văn hoá…tiêu chuẩn tâm lý giúp tuyển chọn được những người có khả năng đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực hoạt động cụ thể. 3.2. Đánh giá phát triển tâm lý, nhân cách Trong quá trình phát triển cá thể, thông qua hoạt động và giao tiếp các chức năng tâm lý cấp cao và những phẩm chất nhân cách của con người được hình thành và hoàn thiện, chẩn đoán tâm lý nhân cách giúp đánh giá sự hình thành phát triển đó diễn ra nhanh hay chậm, đồng bộ hay không đồng bộ và nguyên nhân của những động thái diễn biến này. Trên cơ sở những đánh giá này, các nhà tâm lý y học đề xuất giải pháp tối ưu để giúp cho con người hoạt động phù hợp với những yêu cầu thực tế theo lứa tuổi và công việc. 3.3. Chẩn đoán tâm lý lâm sàng Chẩn đoán tâm lý lâm sàng và lĩnh vực chẩn đoán tâm lý ứng dụng trong y học lâm sàng, một trong những nội dung cơ bản của nó là xác định hiện trạng các chức năng tâm lý, nhân cách người bệnh, phát hiện những biểu hiện sai lệch bệnh lý, lý giải các nguyên nhân và dự báo sự phát triển hoặc biến đổi của các chức năng này. 4. Các cấp độ chẩn đoán tâm lý lâm sàng 4.1. Chẩn đoán triệu chứng Chẩn đoán triệu chứng nhằm xác định mức độ hiện tại của một hoặc một số chức năng tâm lý cá nhân, so sánh với chuẩn mực để tìm ra những lệch lạc giống như tìm ra triệu chứng của bệnh. 4.2. Chẩn đoán nguyên nhân Chẩn đoán nguyên nhân là mức độ cao hơn so với chuẩn đoán triệu chứng. Sau khi xác định hiện trạng những biến đổi, những rối loạn các chức năng tâm lý các nhà tâm lý cần lý giải nguyên nhân của những biến đổi, những rối loạn đó. Chỉ khi nào xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng thì mới có đủ cơ sở để đề xuất những giải pháp hữu hiệu cải tạo hiện tượng. 4.3. Chẩn đoán kiểu hình Chẩn đoán kiểu hình là cấp độ chẩn đoán tâm lý cao nhất. Kết quả của chẩn đoán kiểu hình cho chúng ta một sự mô tả đầy đủ, chi tiết các mặt của nhân cách và những đặc điểm chức năng tâm lý của con người. 76
  3. Chẩn đoán kiểu hình thường được sử dụng trong tuyển chọn nhân viên hoạt động trong một số ngành nghề đặc biệt. Trong lâm sàng, chẩn đoán kiểu hình thường được sử dụng trong công tác giám định sức khoẻ, giám định pháp y. 5. Nguyên tắc chẩn đoán tâm lý lâm sàng 5.1. Nguyên tắc quyết định luận - Tâm lý học Mác xít không phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh học trong sự hình thành tâm lý con người. Song, đây chỉ là các yếu tố đóng vai trò tiền đề, cơ sở vật chất cho sự hình thành đó. Tâm lý không hình thành, phát triển theo cơ chế sinh học, mà theo cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử, thông qua các hoạt động tích cực của chủ thể. - Do vậy, khi nghiên cứu tâm lý người bệnh, chúng ta phải xem xét nó trong một thể thống nhất các mối liên hệ qua lại phức tạp giữa con người với thực tại khách quan. Điều này có nghĩa là phải xem xét một nhân cách cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh xã hội – lịch sử cụ thể, với các mối quan hệ gia đình, dòng họ phức tạp và bị chi phối bởi các tập tục từ bao đời, kể cả những tập tục, thói quen không có lợi cho sức khoẻ. 5.2. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động - Tâm lý, ý thức và các phẩm chất nhân cách của con người được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động. Không có hoạt động thì con người không thể có bất kỳ một hiện tượng tâm lý nào, dù là đơn giản nhất. Chúng ta chỉ có thể hiểu và giải thích một cách đúng đắn các hiện tượng tâm lý con người trong điều kiện coi chúng là sản phẩm của hoạt động. - Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động đòi hỏi phải nghiên cứu tâm lý, nhân cách người bệnh dưới góc độ các hoạt động, hành động của họ. Nghiên cứu tâm lý không chỉ đơn thuần là sự ghi nhận những biến đổi, rối loạn các chức năng tâm lý, hoặc là “đo đạc” mức độ suy giảm của chúng, mà phải xem xét chúng như một hoạt động. Phải đi sâu phân tích lĩnh vực động cơ, quá trình tạo mục đích, mối quan hệ động cơ - mục đích, cách thức sử dụng công cụ, phương tiện hoạt động, sự biến đổi trong quá trình hoạt động của chủ thể. Điều này cũng có nghĩa là phải đi sâu tiếp cận cá cơ chế vận hành bên trong của trạng thái bệnh lý, tâm lý, và nhân cách người bệnh. 5.3. Nguyên tắc phát triển - Có thể xem các hiện tượng tâm lý là những hoạt động, đồng thời cũng có thể xem chúng là những quá trình. Do vậy, khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng tâm lý nào, chúng ta cũng phải nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của chúng. - Nguyên tắc nghiên cứu hiện tượng tâm lý trong trạng thái động có một ý nghĩa đặc biệt. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ hơn. Một mặt, họ thấy được các hiện tượng tâm lý luôn vận động và phát triển theo quy luật nhất định, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những nét riêng. Ví dụ, nghiên cứu trí nhớ ở người lớn tuổi khác với trẻ nhỏ. Mặt khác họ càng thấy rõ, các hiện tượng tâmlý của con người hoàn toàn không phải là những hiện tượng riêng lẻ, tách rời nhau mà chúng nằm trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. 77
  4. - Một điểm đáng lưu ý khác rút ra từ nguyên tắc này là: không phải tất cả các hiện tượng tâm lý của người bệnh đều vận hành theo hướng tích cực, hoặc đều phát triển theo những cơ chế bình thường, mà có khi chúng xuất hiện và vận hành theo cơ chế bệnh lý. Tất nhiên, những biến đổi tâm lý ở người bệnh diễn ra phức tạp, không phải chỉ theo một cơ chế “thoái lui” đơn thuần. Diễn biến của chúng bị chi phối bởi nhiều yếu tố và ngược lại, bản thân chúng cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các yếu tố, các hiện tượng khác trong người bệnh. 5.4. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý kết hợp với các chức năng sinh lý - Bất kỳ một bệnh nào trong cơ thể cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và qua đó mà ảnh hưởng, làm biến đổi tâm lý người bệnh. Vì lẽ đó, chúng ta không thể nghiên cứ tâm lý người bệnh một cách chung chung, mà phải nghiên cứu một cách cụ thể trên con người bị những bệnh cụ thể. Chính trạng thái bệnh lý của cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh trung ương, đã làm cho con người phản ánh hiện thực khách quan một cách sai lệch, thậm chí còn phản ánh một cách bệnh lý. ở các trạng thái bệnh lý khác nhau, sự phản ánh sai lệch của người bệnh cũng khác nhau. Do vậy, chúng ta không thể tách các nghiên cứu tâm lý người bệnh ra khỏi các nghiên cứu về sinh lý, sinh lý bệnh, đặc biệt là các hoạt động sinh lý thần kinh cấp cao. 6. Các yêu cầu khi tiến hành chẩn đoán tâm lý lâm sàng 6.1. Nắm vững các cứ liệu về nghiệm thể - Căn cứ liệu về lý lịch (tên, tuổi, nghề nghiệp, văn hoá nơi cư trú, tình trạng hôn nhân). - Các cứ liệu về sự phát triển sức khoẻ (chiều cao, cân nặng.) qua từng thời kỳ. - Mối quan hệ xã hội (quan hệ gia đình, công tác, các hoạt động xã hội). - Một số đặc điểm tâm lý cá nhân đặc biệt (sở thích, cá nhân, các thói quen.). 6.2. Tạo dựng thái độ hợp tác với nghiệm thể Muốn tạo dựng thái độ hợp tác với nghiệm thể thì các nhà tâm lý y học tránh gây căng thẳng, lo ngại không cần thiết, tạo không khí cởi mở, chân thành, tin tưởng song vẫn giữ khoảng cách nhất định giữa nghiệm viên và nghiệm thể. 6.3. Thực hiện các nghiệm pháp từ dễ đến khó Riêng trong trường hợp nhằm mục đích giám định, yêu cầu này được thay đổi một cách có ý định, có kế hoạch đã được vạch ra từ trước. 6.4. Khám tâm lý Khám tâm lý trong một số buổi, mỗi buổi không nên kéo dài quá 90 phút, những buổi tiếp theo nên có những nghiệm pháp mới xen kẽ. 7. Các phương pháp chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng 7.1. Phương pháp thực nghiệm: - Thực nghiệm tâm lý là tạo ra các tình huống để khách thể tái tạo lại một hiện tượng tâm lý theo ý đồ của nhà nghiên cứu và tiến hành khảo sát các hiện tượng tâm lý này. 78
  5. - Trong thực nghiệm, thông thường chúng ta làm thay đổi một hoặc một số yếu tố của hoàn cảnh xung quanh, sau đó tiến hành nghiên cứu đánh giá những thay đổi về tâm lý, nhân cách của người bệnh dưới tác động của hoàn cảnh mới. 7.2. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (test): - Test là phép thử, phép đo tâm lý. - Trắc nghiệm tâm lý là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hoá về kỹ thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người. - Yêu cầu của một số Test tâm lý: + Tính chuẩn: Test phải được thực hiện trong các điều kiện chuẩn, theo một quy trình chuẩn và dựa trên các chuẩn phù hợp. + Tính hiệu lực: Test phải đo được những cái cần nghiên cứu và hiệu quả đo lường của nó phải đạt đến mức độ cần thiết. + Độ tin cậy: Trên cùng một đối tượng ở các lần đo khác nhau phải có kết quả giống nhau, 8. Hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng Vấn đề lập hồ sơ tâm lý là vấn đề rất quan trọng, làm tiền đề cho việc thăm khám và điều trị toàn diện, nhằm nâng cao sức khoẻ tâm lý và sức khoẻ thể chất cho người bệnh. - Lập hồ sơ tâm lý không chỉ đối với những người bệnh rối loạn tâm thần hoặc những người bệnh có vấn đề sức khoẻ tâm lý mà cho cả người mắc bệnh thực thể. - Hồ sơ tâm lý có thể do các nhà tâm lý lâm sàng hoặc do các thầy thuốc có am hiểu về tâm lý y học lập ra trong quá trình khám và chữa bệnh, hồ sơ tâm lý giúp cho thầy thuốc cũng như người bệnh biết cách khắc phục các biến đổi tâm lý tiêu cực, xây dựng yếu tố tâm lý có lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. 8.1. Nội dung của hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng 8.1.1. Lý lịch tâm lý * Phần thủ tục hành chính: là phần ghi lại những thủ tục hành chính liên quan đến người bệnh. - Họ và tên. - Ngày tháng năm sinh. - Nam hay nữ. - Trình độ học vấn. - Dân tộc. - Nghề nghiệp. - Địa chỉ liên hệ. * Quá trình phát triển tâm lý, thể lực: - Thể lực: Chúng ta cần khai thác các khía cạnh liên quan đến sự phát triển chung và sự đột biến về sức khoẻ thể chất của người bệnh như: + Tình trạng sức khoẻ của mẹ lúc mang thai. 79
  6. + Lúc sinh ra nặng bao nhiêu cân, sinh đủ tháng hay thiếu tháng, bình thường hay có khuyết tật, lúc sinh ra có phải can thiệp gì không. + Quá trình phát triển thể lực diễn ra bình thường hay có gì đột biến và lý do của sự đột biến đó. + Những bệnh tật mắc phải (thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh, kết quả khám và điều trị). + Tình trạng sức khoẻ, thể lực hiện nay. - Sức khoẻ tâm lý: + Đánh giá sự phát triển các chức năng tâm lý như quá trình nhận thực, trí nhớ, đời sống tình cảm, hành vi, thói quen, tính cách, năng lực của người bệnh từ lúc sinh ra cho đến giai đoạn hiện nay. + Đánh giá các mối quan hệ giữa người bệnh với công việc, sự nghỉ ngơi, giải trí, giấc ngủ, mối quan hệ giữa người bệnh với các thành viên trong gia đình, trong cơ quan và với người xung quanh. Tìm hiểu nét nổi bật về hoàn cảnh gia đình, cơ sở công tác, chỉ ra những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của người bệnh và sự đánh giá của người xung quanh về người bệnh. 8.1.2. Các kết quả nghiên cứu tâm lý chuyên biệt Mỗi phương pháp nghiên cứu chuyên biệt như thực nghiệm, test, quan sát, điều tra theo phiếu đều có biên bản riêng. Các biên bản này cần ghi rõ thời gian, hoàn cảnh tiến hành nghiên cứu, nội dung phương pháp nghiên cứu, những diễn biến chính trong quá trình nghiên cứu, nhất là những nội dung cần phân tích và kết luận chính của nghiên cứu. 8.1.3. Bản kết luận chẩn đoán tâm lý - Phần thủ tục hành chính: ghi lại những nét đặc trưng điển hình, liên quan đến việc tìm hiểu tâm lý, bệnh lý của người bệnh. - Kết quả nghiên cứu: tuỳ mục đích nghiên cứu mà chúng ta ghi lại một cách trình tự diễn biến tâm lý, bệnh tật của người bệnh, kết quả thu được qua nghiên cứu về lý lịch tâm lý, về thực nghiệm, trắc nghiệm cũng như kết quả của các phương pháp nghiên cứu. - Kết luận tâm lý: + Ghi lại những đánh giá cơ bản về các nét tâm lý đặc trưng của người bệnh. Quy những nét tâm lý này thành những hội chúng tâm lý đặc hiệu và chỉ ra mối tương quan của hội chứng này với bệnh cảnh lâm sàng, với sự phát triển toàn diện của người bệnh. Trong phần kết luận cũng cần nêu rõ nguyên nhân của các hiện tượng lệch lạc tâm lý và sự phân loại chức năng tâm lý của người bệnh. + Nêu ra kiến nghị, giải pháp tâm lý, giúp cho người bệnh và nhân viên y tế tiến hành liệu pháp tâm lý cũng như các phương pháp điều trị khác, nhằm nâng cao sức khoẻ toàn diện cho người bệnh. 8.2. Một số điểm lưu ý khi lập hồ sơ chẩn đoán tâm lý - Có hai khuynh hướng cần tránh khi ghi chép hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng. 80
  7. + Khuynh hướng thứ nhất: ghi chép một cách tràn làn với ý muốn rút ra từ đó một số thông tin hữu ích. Cách tiếp cận này thường chung chung, ôm đồm và những kiến nghị điều trị thường không đặc hiệu. + Khuynh hướng thứ hai: nhằm trực tiếp vào bệnh tật, ghi lại những nét đặc thù về tâm lý và tiến hành những trắc nghiệm đặc hiệu trên người bệnh. Cách này nhằm đúng hướng và có giá trị thực tế cao, song sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải lý giải tạo sao những thông tin này là thông tin quan trọng và cần phải giải quyết trong nghiên cứu. - Ngôn ngữ trong hồ sơ phải là thứ ngôn từ hành động, sự mô tả phải đặc hiệu, sát từng người bệnh và hoàn cảnh của họ. - Những kiến nghị đưa ra phải sát thực và có tác dụng điều trị, không lý thuyết chung chung. - Toàn bộ nội dung hồ sơ tâm lý phải thể hiện được các vấn đề sau: + Lai lịch của người bệnh và những nét đặc trưng của hoàn cảnh, thời gian lúc khám bệnh. + Những vấn đề cần thăm khám. + Các phương pháp, thủ tục đánh giá. + Nhận xét về hành vi, thái độ ứng xử. + Những vấn đề liên quan về tiền sử. + Kết quả trắc nghiệm, thực nghiệm. + Các ấn tượng, nét đặc trưng và phần lý giải. + Các kết luận cơ bản và kiến nghị. - Hồ sơ chẩn đoán tâm lý thể hiện công sức, kết quả làm việc của các nhà tâm lý lâm sàng. Việc lập hồ sơ phải hết sức tỷ mỉ, chính xác, khoa học và thiết thực. LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày khái niệm chẩn đoán tâm lý và các hoạt động có sử dụng chẩn đoán tâm lý? Câu 2: Trình bày nội dung hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng? Câu 3: Phân tích được các cấp độ và các yêu cầu khi tiến hành chẩn đoán tâm lý lâm sàng? Câu 4: Trình bày các phương pháp chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng? Câu 5: Trình bày các nguyên tắc trong chẩn đoán tâm lý lâm sàng? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 6: Hệ thống này có nhiệm vụ tiến hành các thực nghiệm để chuẩn hoá nội dung, chỉ số đo lường chẩn đoán và lập ra các thang đánh giá tương ứng với chúng thuộc chẩn đoán nào sau đây? A. Chẩn đoán tâm lý lý luận. B. Chẩn đoán tâm lý thực nghiệm. 81
  8. C. Chẩn đoán tâm lý thực hành. D. Chẩn đoán tâm lý lâm sàng. E. Chẩn đoán triệu chứng. Câu 7: Nhằm xác định mức độ hiện tại của một hoặc một số chức năng tâm lý cá nhân, so sánh với chuẩn mực để tìm ra những lệch lạc giống như tìm ra triệu chứng của bệnh thuộc chẩn đoán nào sau đây? A. Chẩn đoán nguyên nhân. B. Chẩn đoán thực nghiệm. C. Chẩn đoán kiểu hình. D. Chẩn đoán lâm sàng. E. Chẩn đoán triệu chứng. Câu 8: Có những nguyên tắc chẩn đoán tâm lý lâm sàng nào sau đây? Loại trừ: A. Nguyên tắc quyết định luận. B. Nguyên tắc lý luận lâm sàng. C. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động. D. Nguyên tắc phát triển. E. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý kết hợp với các chức năng sinh lý. Câu 9: Các yêu cầu nào sau đây cần thiết khi tiến hành chẩn đoán tâm lý lâm sàng? Loại trừ: A. Nắm vững các cứ liệu về nghiệm thể. B. Tạo dựng thái độ hợp tác với nghiệm thể. C. Thực hiện các nghiệm pháp từ dễ đến khó. D. Khám lâm sàng. E. Khám tâm lý. Câu 10: Nội dung sơ yếu lý lịch tâm lý nào cần thiết sau đây của hồ sơ chẩn đoán tâm lý lâm sàng? Loại trừ: A. Họ và tên. B. Ngày tháng năm sinh. C. Nam hay nữ. D. Trình độ học vấn. E. Số khẩu trong gia đình. 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2