intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ hợp tác đa Đảng và hiệp thương chính trị

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

134
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản TrungQuốc, Chế độ chính đảng: chế độ chính đảng lãnh đạo hoặc điều khiển chính quyền quốc gia, can thiệp vào chính trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ hợp tác đa Đảng và hiệp thương chính trị

  1. CHẾ ĐỘ HỢP TÁC ĐA ĐẢNG VÀ HIỆP THƯƠNG CHÍNH TRỊ 多党合作和政治协商制度 Th.S Phạm Ngọc Thạch Phòng Nghiên cứu Chính trị Viện Nghiên cứu Trung Quốc
  2. Nội dung chính • I-Chế độ Hợp tác đa đảng • II-Chế độ Hiệp thương chính trị
  3. Mục tiêu • 1. Nắm được khái niệm về chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc • 2. Hiểu được vị trí, chức năng của Chính Hiệp Trung Quốc
  4. 中国共产党领导的多党合作制度 I- Chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản TrungQuốc • Chế độ chính đảng: chế độ chính đảng lãnh đạo hoặc điều khiển chính quyền quốc gia, can thiệp vào chính trị. • Ngoài Đảng Cộng sản, còn có 8 đảng phái dân chủ: 1.Ủy ban cách mạng Quốc dân Đảng: 2.Đồng minh dân chủ Trung Quốc 3.Hội Kiến quốc dân chủ Trung Quốc 4.Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc 5.Đảng Dân chủ Công Nông Trung Quốc 6.Đảng Trí Công Trung Quốc 7.Học Xã Cửu Tam 8.Đồng minh Dân chủ tự trị Đài Loan
  5. 中国共产党领导的多党合作制度 • Cơ sở khách quan: ĐCS hợp tác với các đảng phái dân chủ chống đế quốc, phong kiến. • Hội nghị chính trị hiệp thương 1954: các chuẩn tắc chính trị: bảo vệ hiến pháp, củng cố chuyên chính dân chủ nhân dân, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa • Cơ sở chính trị cho sự hợp tác đa đảng trong giai đoạn này là Hiến pháp và Điều lệ Hội nghị hiệp thương chính trị • Sau khi hoàn thành cải tạo XHCN đến nay, cơ sở chính trị cho sự hợp tác giữa ĐCS và đảng phái dân chủ là “bốn nguyên tắc cơ bản”: o Kiên trì con đường XHCN o Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân o Kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS o Kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông
  6. 中国共产党领导的多党合作制度 • 1983: Mọi hoạt động đều lấy “Hiến pháp CHND Trung Hoa” làm chuẩn tắc, tuân thủ “Điều lệ Hội nghị chính trị hiệp thương, coi nhiệm vụ chung của ĐCS TQ trong thời kỳ mới là nhiệm vụ của mình. • 1997: Chính hiệp thông qua Điều lệ Hội nghị chính trị hiệp thương, trong đó quy định: o Mọi đảng phái dân chủ trong cương lĩnh chính trị của mình lấy “Hiến pháp CHND Trung Hoa” làm chuẩn tắc hoạt động, o Dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước và XHCN, tuân theo đường lối xây dựng kinh tế làm trung tâm, o Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách và mở cửa, củng cố và mở rộng mặt trận yêu nước thống nhất, thúc đẩy thống nhất đất nước, nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất, phấn đấu xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia XHCN hiện đại hóa giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
  7. 中国共产党领导的多党合作制度 • Đồng thời, các đảng phái trong điều lệ đảng của mình còn quy định nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay gồm: o Kiên trì chế độ đa đảng hợp tác và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của ĐCS TQ, phát huy đầy đủ chức năng của chính đảng, tích cực tham chính, tích cực thúc đẩy cải cách mở cửa, hiến kế và góp sức vì sự phát triển kinh tế thị trường XHCN; o Thúc đẩy dân chủ hóa, khoa học hóa quyết sách, phát triển chính trị dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước pháp trị XHCN; o Phát triển KHKT, quán triệt chiến lược khoa học giáo dục làm đất nước hưng thịnh và chiến lược phát triển bền vững; o Tích cực tham gia xây dựng văn minh tinh thần XHCN, giữ gìn cục diện chính trị đoàn kết ổn định.
  8. 中国共产党领导的多党合作制度 Quan hệ giữa các chính đảng • Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền • Các đảng phái dân chủ tham gia chính quyền • Quan hệ giữa ĐCS với các chính đảng là quan hệ đảng bạn chung sức hợp tác • Không có đảng đối lập, các đảng không luân phiên cầm quyền • Phương châm: “cùng tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, gặp nhau với lòng thành thật, cùng hưởng vinh nhục”. (Điều lệ Chính Hiệp)
  9. 中国共产党领导的多党合作制度 Lược sử về chế độ hợp tác đa đảng: • Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị tháng 4/1956 bàn về 10 quan hệ lớn đã nêu “rốt cuộc là một đảng tốt hay mấy đảng tốt? Hiện nay xem ra, e rằng mấy đảng tốt hơn. Không chỉ trước đây cũng vậy, mà trong tương lai cũng có thể như vậy, đó là cùng tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau”. Phương châm 8 chữ • Mao Trạch Đông nói tại Hội nghị Quốc vụ tối cao tháng 2/1957 trong bài nói “Về vấn đề xử lý chính xác mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”: o “Đó là vì một đảng giống như một người, tai rất cần phải nghe những tiếng khác nhau. Mọi người biết, nhân dân lao động và quần chúng đảng viên là những người giám sát chủ yếu ĐCS. Nhưng có các đảng phái dân chủ, thì càng có lợi cho chúng ta”.
  10. 中国共产党领导的多党合作制度 • Cuộc đấu tranh chống phái Hữu năm 1957 • Các đảng phái dân chủ đã bị đả kích và chịu ảnh hưởng mạnh • Trong Đại Cách mạng văn hóa, các đảng phái dân chủ bị ép buộc ngừng hoạt động, lãnh đạo và thành viên bị bức hại.
  11. 中国共产党领导的多党合作制度 • Hội nghị Trung ương 3 Khóa 11, 1978 đã quán triệt lại phương châm 8 chữ. • Tháng 10/1979, Đặng Tiểu Bình: “Dưới sự lãnh đạo của ĐCS TQ, thực hiện hợp tác nhiều đảng, là do điều kiện lịch sử và điều kiện hiện thực cụ thể của nước ta quyết định, cũng là đặc điểm và ưu điểm trong chế độ chính trị nước ta” (Đặng Tiểu Bình Văn tuyển, quyển 2, tr. 205) • ĐH ĐCS XII năm 1982 đổi phương châm 8 chữ thành 16 chữ: “tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, thành thực với nhau, cùng hưởng vinh nhục”.
  12. 中国共产党领导的多党合作制度 • Hình thức tổ chức hợp tác đa đảng do ĐCS lãnh đạo là Hội nghị Hiệp thương chính trị. • Các đảng phái dân chủ tham nghị: dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thành viên đảng phái dân chủ tham gia vào chính quyền quốc gia, tham gia hiệp thương về phương châm chính sách lớn của quốc gia cũng như bầu người lãnh đạo quốc gia, tham gia quản lý công việc của quốc gia, tham gia chế định và chấp hành phương châm, chính sách, pháp luật và pháp quy của nhà nước.
  13. 中国共产党领导的多党合作制度 • Về phía ĐCS; o Lãnh đạo Trung ương ĐCS mời những lãnh đạo chủ yếu của các đảng phái dân chủ và nhân sĩ ngoài đảng tổ chức hội hiệp thương chính trị dân chủ, cùng họ hiệp thương về các vấn đề như phương châm chính sách lớn mà Trung ương Đảng sẽ đề xuất. Hội nghị này mỗi năm tổ chức 1 lần. o Những người lãnh đạo chủ yếu của Trung ương ĐCS dựa trên đòi hỏi của tình hình, mời những lãnh đạo chủ yếu của đảng phái dân chủ và các nhân sĩ ngoài đảng tổ chức nói chuyện thân mật cấp cao, tự do thảo luận. o Hai tháng 1 lần Trung ương ĐCS tổ chức một buổi tọa đàm với nhân sĩ thuộc đảng phái dân chủ và nhân sĩ ngoài đảng phái, thông báo hoặc trao đổi tình hình quan trọng, truyền đạt các văn kiện quan trọng, lắng nghe kiến nghị mà các nhân sĩ đảng phái dân chủ và ngoài đảng đề xuất
  14. 中国共产党领导的多党合作制度 • Giám sát dân chủ: giám sát của các đảng phái dân chủ với ĐCS và các cơ quan của nhà nước. 1. Thành viên của các đảng phái dân chủ đề xuất ý kiến và phê bình tại buổi tọa đàm do Trung ương ĐCS TQ, Quốc vụ viện, đảng ủy các cấp ĐCS TQ và chính phủ triệu tập. 2. Thành viên các đảng phái dân chủ trong tổ chức ĐHĐBND và tổ chức Chính hiệp tham gia điều tra các vấn đề có liên quan 3. Thành viên các đảng phái dân chủ tham gia điều tra các vụ án lớn trong các ngành như , giám sát, kiểm toán và công thương của chính phủ, kiểm tra thu thuế, tài chính 4. Một bộ phận thành viên các đảng phái dân chủ có kiến thức chuyên môn được mời làm giám sát viên, kiểm sát viên đặc ước, kiểm toán viên đặc ước… tham gia giám sát một số công tác nào đó
  15. 中国共产党领导的多党合作制度 • Có lợi cho việc tăng cường xây dựng liêm chính trong Đảng Cộng sản • Có lợi cho việc xây dựng chính trị dân chủ XHCN và ổn định xã hội • Có lợi cho việc thực hiện hòa bình thống nhất TQ
  16. 中国政治协商制度 II- Chế độ Hiệp thương chính trị • Chế độ trong đó dưới sự lãnh đạo của ĐCS TQ, đại biểu các chính đảng, các đoàn thể nhân dân, dân tộc ít người và các giới trong xã hội thường xuyên bàn bạc dân chủ về phương châm chính sách lớn của quốc gia dưới hình thức tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị. • Thành lập ngày 21/9/1949
  17. 中国政治协商制度 Hệ thống tổ chức của Chính hiệp nhân dân • Chính hiệp nhân dân là một tổ chức mặt trận yêu nước thống nhất của nhân dân Trung Quốc, hợp thành bởi o Đại biểu ĐCS Trung Quốc, o Các đảng phái dân chủ, o Nhân sĩ ngoài Đảng, o Đoàn thể nhân dân, o Nhân sĩ dân tộc ít người, o Nhân sĩ yêu nước các giới, o đồng bào Đài Loan, đồng bào Hồng Kông, Ma Cao và Hoa Kiều về nước • Đoàn kết và dân chủ (团结和民主) • Hai cấp: toàn quốc và địa phương
  18. 中国政治协商制度 Chính Hiệp toàn quốc • Hai lần thay đổi về tổ chức: o Luật tổ chức Hội nghị chính trị nhân dân Trung Quốc tháng 9/1949, Chính hiệp toàn quốc chia thành 3 tầng nấc:  Hội nghị toàn thể,  Ủy ban toàn quốc, và  Ủy ban thường vụ Ủy ban toàn quốc o Điều lệ Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân TQ thông qua tháng 12/1954 sửa đổi thành 2 nấc (Kéo dài cho tới nay)  Ủy ban toàn quốc và  Ủy ban thường vụ toàn quốc.
  19. 中国政治协商制度 • Chính Hiệp khóa X có tổng số thành viên là 2289 người: o Đảng viên 921 người,chiếm 40%; o Thành viên không phải là Đảng viên 1368, chiếm 60%:  Đảng viên các đảng phái dân chủ: 681  Thành viên là người dân tộc thiểu số: 260,đại diện cho 55 dân tộc thiểu số o Phụ nữ 381người。
  20. 中国政治协商制度 Các tổ chức thành viên Chính Hiệp khóa X 1. 中国共产党 13.中华全国妇女联合会 25.体育界 2. 中国国民党革命委员会 14.中华全国青年联合会 26.新闻出版界 3. 中国民主同盟 15.中华全国工商业联合会 27.医药卫生界 4. 中国民主建国会 16.中国科学技术协会 28.对外友好界 5. 中国民主促进会 17.中华全国台湾同胞联谊会 29.社会福利和社会保障界 6. 中国农工民主党 18.中华全国归国华侨联合会 30.少数民族界 7. 中国致公党 19.文化艺术界 31.宗教界 8. 九三学社 20.科学技术界 32.特邀香港人士 9. 台湾民主自治同盟 21.社会科学界 33.特邀澳门人士 10. 无党派人士 22.经济界 34.特别邀请人士 11. 中国共产主义青年团 23.农业界 12. 中华全国总工会 24.教育界
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2