Chiến lược marketing du lịch
lượt xem 401
download
Chiến lược Marketing kiểu du kích thường tập trung vào các phương tiện truyền thông và quảng cáo không chính thống. Thật sự thì các công cụ media ở trên không phải toàn là hàng xịn đâu, nếu so với quảng cáo truyền hình và quảng cáo báo. Điểm mạnh của chiến lược Marketing kiểu du kích chính là: Flexible, Low-cost, Targeted, Simple
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến lược marketing du lịch
- Chiến lược Marketing kiểu du kích thường tập trung vào các phương tiện truyền thông và quảng cáo không chính thống. Thật sự thì các công cụ media ở trên không phải toàn là hàng xịn đâu, nếu so với quảng cáo truyền hình và quảng cáo báo. Điểm mạnh của chiến lược Marketing kiểu du kích chính là: - Flexible - Low-cost - Targeted - Simple Vì vậy, tiết kiệm chi phí là đặc trưng của Marketing kiểu này. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí không đồng nghĩa với miễn phí. Thêm nữa, đắt hay rẻ không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách bạn bỏ ra, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào lợi ích bạn thu được theo công thức: Giá trị = Lợi ích / Chi phí Ví dụ thay vì làm chiến dịch PR trên báo và tạp chí, trong hoàn cảnh thích hợp, bạn có thể sử dụng các blog trên Internet. Về chi phí, bạn cũng phải chi tiền nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều, trong khi kết quả thu được có giá trị xấp xỉ, thậm chí hơn hẳn cách thông thường. Các chiến lược được gọi là du kích còn bởi vì nó tránh được sự chú ý của các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, nếu bạn làm chương trình trên báo hoặc tivi, các đối thủ sẽ chú ý đến bạn và có phương án phòng thủ hoặc phản công ngay. Tuy nhiên, với các phương tiện truyền thông không chính thống, bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng của mình mà không bị các đối thủ nhòm ngó hơn. Điều quan trọng nhất trong Marketing hiện đại là trên thị trường không phải chỉ có bạn và khách hàng, mà còn có rất nhiều đối thủ khác. Trước hết bác về tra từ điển từ "đạo đức" nhé! Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực đạo đức khi bác làm bất kỳ công việc nào đấy. Những tiêu chí (chứ không phải tiêu trí đâu nhé!) để đánh giá nó có thể kể ra như sau: - Mức độ "trong sạch" trong hoạt động kinh doanh. - Mức độ "lành mạnh" trong hoạt động cạnh tranh với các đối thủ. - Mức độ đóng góp cho xã hội. ... và có thể còn nhiều yếu tố khác nữa Chiến thuật du kích là cả một nghệ thuật đã được bác Jay Conrad Levinson phát huy một cách mạnh mẽ. Hai đầu sách đáng chú ý của bác này tại VN là "Lên kế hoạch quảng cáo theo phong cách Che" và "Lên kế hoạch tiếp thị theo phong cách Che". Còn việc áp dụng chiến thuật kiểu này vào kinh doanh thế nào à? Trước giờ tôi vẫn áp dụng hoài đấy thôi Hôm nào rỗi tôi sẽ kể các bác nghe nhé, cả chuyện thắng lẫn chuyện bại\\
- Vậy thì mình phải ở vào thế đối đầu với họ, nhưng đối đầu theo chiến thuật du kích song song với việc phát triển nội lực của chính mình. Đối đầu khác hẳn với việc nướng quân vào những trận chiến không cân sức. Tôn Tử binh pháp có câu "tẩu vi thượng sách", ông bà ta có câu "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Như vậy, chẳng có gì đáng xấu hổ khi bạn rút lui để bảo toàn lực lượng cho một chiến lược toàn cục. Người Nhật đã từng thất bại nặng nề chính bởi chiến thắng Trân Châu Cảng. Đừng bao giờ để xảy ra trường hợp "win a battle, lose a war" __________________ Thách thức các thương hiệu lớn: Cá bé nuốt cá lớn, tại sao không? Bạn có bao giờ nghĩ một ngày nào đó doanh nghiệp (DN) sản xuất nước giải khát bé nhỏ của bạn sẽ chiến thắng một Coca-Cola lẫy lừng trên chính sân nhà của mình? Dường như đã có một trật tự không thể thay đổi. Nhưng vì sao bạn không thử làm một cuộc soán ngôi? “Hãy thách thức các thương hiệu lớn”- ông Hermawan Kartajaya, chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, nói với hơn 200 DN tham dự hội thảo về chiến tranh thương hiệu do Công ty PACE VN tổ chức ngày 28-6 vừa qua. Chiến lược của con cá nhỏ: khuấy động ao! Làm thế nào để một DN địa phương nhỏ có thể cạnh tranh và chiến thắng những thương hiệu quốc tế hùng mạnh và lâu đời hơn? “Đó không phải là một nhiệm vụ bất khả thi” - ông Kartajaya khẳng định. Thị trường luôn tràn ngập hàng hóa. Tưởng tượng đó là một cái ao rất yên tĩnh bởi những con cá lớn đang thống trị bên trong. Những con cá lớn luôn tham lam, luôn muốn bành trướng sức mạnh của mình cũng như các DN lớn không bao giờ cảm thấy mình đã có đủ hàng hóa để bán. Họ sẽ sản xuất thêm và thêm nữa, và dĩ nhiên sẽ liên tục mở rộng kinh doanh. “Tôi rất thích anh Vũ (Đặng Lê Nguyên Vũ, giám đốc Công ty Trung Nguyên) và tôi nghĩ sẽ đưa quá trình xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên vào trong cuốn sách mới nhất của tôi về thương hiệu. Tôi thích không phải vì Trung Nguyên đang trở thành thương hiệu dẫn đầu, mà vì tôi cảm nhận
- được khát vọng của anh Vũ trong việc đi tìm cái riêng trong một cái chung của tổng thể đất nước để mang niềm tự hào của VN trong kinh doanh ra với thị trường thế giới”. Kết quả thế nào? Cá lớn sẽ nuốt cá nhỏ, mở rộng hệ thống phân phối, giảm giá thành bằng cách tăng năng suất, xâm nhập thị trường mới... Các DN nhỏ bị kẹt cứng trong cuộc đua tranh của những DN lớn và những hệ thống bán lẻ. Làm thế nào để tồn tại là một vấn đề không đơn giản, nói gì đến chuyện cạnh tranh và chiến thắng. “Nếu như bạn có suy nghĩ như vậy thì bạn đã là người thua cuộc ngay từ đầu. Chưa lâm trận đã vội buông giáo mác” - ông Kartajaya nói. Có một lối suy nghĩ rất phổ biến của những con cá nhỏ là tôi bé quá, ngân sách eo hẹp, làm sao chạy đua quảng cáo với các “đại gia”, cho nên thua cũng là lẽ thường tình. “Nhưng vì sao bạn không có cách làm thông minh hơn, hãy nghĩ vượt khuôn khổ, chẳng hạn như khuấy động cái ao đó lên. Khi những con cá lớn đang ngơ ngác vì một đợt sóng lạ, đó không phải là cơ hội cho bạn hay sao?” - ông Kartajaya nói. Theo ông, có quá nhiều cách để bạn có thể chọn lựa để đưa thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Khi nguồn lực của công ty bạn hạn chế, đừng buồn chỉ vì không đủ tiền để quảng cáo như người ta. Hãy nghĩ đến các bảng quảng cáo ngoài trời, những lá thư chào mời trực tiếp với cách thiết kế thật thú vị, hấp dẫn, những bài hát sôi động có tên thương hiệu của công ty bạn trong đó, đủ hay để những cô gái, chàng trai hát vang khắp nơi và những người “sính chuyện” có cơ hội để tán tụng về nó… Nhưng nhớ rằng trong lúc bạn nỗ lực, các DN lớn cũng đâu có ngủ quên. Những con cá lớn sẽ không ngừng truy đuổi con cá nhỏ. “Vậy chúng tôi phải làm sao đây?” Một câu hỏi vang lên từ bên dưới. Ông Kartajaya lắc đầu khẽ: “Không có công ty nào lớn mãi mãi và công ty nào nhỏ mãi mãi. Khi bạn khuấy động ao bằng chính sự sáng tạo và khác biệt, người tiêu dùng sẽ nhận ra bạn. Nhưng nếu những gì bạn đem đến cho họ là sản phẩm chất lượng thì vẫn chưa đủ. Hãy đem đến cho họ những cảm xúc, lay động con tim và tấm lòng của họ, gợi mở những ước mơ, những khát vọng. Bản chất của người tiêu dùng không bao giờ trung thành, nhưng nếu bạn tạo ra được sự gắn bó cảm tính và tâm lý giữa họ với biểu tượng của công ty bạn, bạn sẽ nắm cơ may thành công”. Ông nhấn mạnh: “Còn nếu như bạn cảm thấy không sống được trong cái ao lớn và chật chội kia, hãy tạo ra một cái ao khác cho mình, tạo ra một sân chơi mới với những luật chơi mới. Khi đó, bạn có thể dang tay đón những con cá nhỏ khác, và những người tiêu dùng khó tính chợt nhận ra rằng bạn đang tạo ra một mẫu hình mới cho những người khác theo sau, hà cớ gì lại không chọn sản phẩm của bạn”. Để là thương hiệu thách thức Qui luật giá trị gia tăng lợi nhuận nói rằng cá nhỏ nỗ lực hơn nhiều so với cá lớn mới cũng chỉ để giữ nguyên vị trí, không bị thụt lùi. Nhưng rồi cá nhỏ sẽ đi đến đâu? Ông Kartajaya khuyên bạn nên trăn trở mỗi ngày với một số tôn chỉ trong hành động.
- Ông Hermawan Kartajaya là một trong 50 cây đại thụ của làng marketing thế giới theo bình chọn của Chartered Institute of Marketing (Vương quốc Anh) năm 2003. Ông cũng là đồng tác giả với Philip Kotler (cha đẻ của marketing hiện đại) trong ba cuốn sách nổi tiếng về marketing trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Năm 1989, ông sáng lập và là chủ tịch của Công ty MarkPlus & Co. - một trong những công ty tư vấn chiến lược marketing hàng đầu của Đông Nam Á. Trước hết, hãy dứt bỏ ngay quá khứ. Khi bạn không thể quên đi những điều cũ thì tâm trí bạn không còn chỗ để nghĩ ra cái mới, tiếp nhận những giá trị sáng tạo đích thực. Bạn luôn tiếc nuối một cán bộ quản lý đầy kinh nghiệm vừa bỏ bạn ra đi, nhưng vì sao bạn không thử hợp tác với một người chưa có bất cứ kinh nghiệm gì trong ngành hàng của bạn? Kinh nghiệm đôi khi là một cạm bẫy và những người “trắng tinh” nhiều lúc lại đưa ra những sáng tạo không ngờ. Và đến một lúc nào đó, bạn hãy thôi hỏi mình câu hỏi “Tại sao?” mà chuyển sang câu hỏi “Tại sao không?” - Tại sao không làm cái này, tại sao không làm cái kia. Bởi đó là những câu hỏi thôi thúc hành động, nếu không ý tưởng vẫn mãi chỉ là ý tưởng. Richard Branson là một người không có kinh nghiệm trong ngành hàng không. Nhưng ông là người đầu tiên nghĩ ra nên sử dụng những chiếc ghế matxa để làm ngắn lại chuyến hành trình cho các “thượng đế” của Hãng hàng không Virgin Atlantic. Và từ đó, ông đã xây dựng một hệ thống nhận diện ấn tượng cho Virgin Atlantic. Làm sao để biết DN của bạn đang thành công ở khía cạnh này? Theo ông Kartajaya, có bốn thước đo: sự khẳng định về cá tính của thương hiệu, mối cảm xúc mà thương hiệu đó mang đến cho người tiêu dùng, tính mãnh liệt của nó và ấn tượng nổi bật khiến người tiêu dùng có thể nhận ra nó giữa rừng hàng hóa. Tất cả nỗ lực trên của con cá nhỏ sẽ giúp nó dần chiếm lĩnh vị trí thống trị trong tâm trí khách hàng. Có một thực tế là DN của bạn khó lòng có thể trở thành thương hiệu đứng đầu thị trường - tức thương hiệu có thị phần lớn nhất, nhưng bạn có thể là thương hiệu thống trị tâm trí - tức được mọi người quan tâm nhiều nhất. “Không lấy được lòng khách hàng là cách chết nhanh nhất” - ông Kartajaya khẳng định. Sản phẩm dệt may, da giày của VN rất chất lượng, điều đó không ai bàn cãi.
- Nhưng vì sao thương hiệu này chưa đến được với người tiêu dùng thế giới? Đó là do các nhà sản xuất VN chưa “chạm” được xúc cảm của họ. Một con đường đi còn rất dài phía trước. Thế cho nên ở thời điểm nào đó, DN cần phải tạo ra một biểu tượng giá trị mới, như Nike từng thành công trong việc lật đổ Adidas khỏi vị trí thống trị thị trường với hình tượng quảng cáo mới Michael Jordan, siêu sao huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới. Thế nhưng, suy cho cùng kẻ thách thức cũng chính là kẻ biết hi sinh, bởi hi sinh chính là xác lập và tập trung vào những thế mạnh của mình, không phải cái gì cũng ôm đồm, thị trường nào cũng muốn tấn công. “Chẳng hạn như tại thị trường VN, tham gia thị trường phía Nam là điều rất khó khăn. Vậy vì sao DN không làm ngược lại, bắt đầu từ thị trường phía Bắc hay miền Trung, huy động nguồn lực làm cho thật mạnh, sau đó tiến dần về Nam. Điều tôi muốn nói là DN có thể sáng tạo trong mọi hoàn cảnh để tìm ra một con đường đi phù hợp. Bởi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của DN chính là chính mình” - ông Kartajaya nói.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề xuất chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020 & kế hoạch hành động: 2013-2015
37 p | 276 | 54
-
Giáo trình Marketing du lịch: Phần 3 - NXB Tổng Hợp TP.HCM
85 p | 185 | 49
-
Chương 1: Lý luận chung về Marketing - Mix trong du lịch
20 p | 459 | 36
-
Các chính sách Marketing trong kinh doanh du lịch
13 p | 218 | 20
-
Chiến lược quản lý điểm đến: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
72 p | 251 | 19
-
Bài giảng Xây dựng chiến lược Marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - ThS. Trần Đình Lý
23 p | 137 | 17
-
Bài giảng Marketing Du lịch - Chương 4: Marketing mục tiêu và chiến lược marketing (Năm 2022)
23 p | 20 | 14
-
Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020
37 p | 90 | 12
-
Bài giảng Marketing du lịch: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
39 p | 27 | 11
-
Chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La
7 p | 99 | 9
-
Nghiên cứu tài liệu hệ thống về ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) đối với du khách tại điểm đến du lịch
10 p | 20 | 8
-
Phát triển du lịch gắn với chiến lược marketing địa phương tại tỉnh Tuyên Quang
9 p | 97 | 5
-
Bài giảng Marketing du lịch: Chương 2 - Trần Lan Hương
9 p | 20 | 4
-
Nhân lực du lịch Việt Nam – cơ hội và thách thức trong cộng đồng ASEAN 2015
6 p | 29 | 3
-
Định hướng nghiên cứu ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội vào phát triển du lịch thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 6 | 3
-
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động marketing địa phương nhằm phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương
9 p | 5 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Marketing du lịch và khách sạn (Mã số học phần: MKMA1121)
19 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn