intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng khoán phái sinh, không thể chậm trễ

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

263
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng khoán phái sinh - công cụ để bảo vệ NĐT Điều bó tay NĐT trên TTCK nước ta là khi thị trường lên cao thì không có CK để bán và khi thị trường xuống dốc lại không có tiền để mua. Trên thế giới có rất nhiều những công cụ tài chính để NĐT tự bảo vệ mình đồng thời đa dạng hóa phương thức đầu tư. Điều này làm cho NĐT chủ động, yên tâm hơn và “chung thủy” hơn với TTCK. Khi đó những câu hỏi như: “thị trường bao giờ đến đáy”, nỗi lo thị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng khoán phái sinh, không thể chậm trễ

  1. Chứng khoán phái sinh, không thể chậm trễ Chứng khoán phái sinh - công cụ để bảo vệ NĐT Điều bó tay NĐT trên TTCK nước ta là khi thị trường lên cao thì không có CK để bán và khi thị trường xuống dốc lại không có tiền để mua. Trên thế giới có rất nhiều những công cụ tài chính để NĐT tự bảo vệ mình đồng thời đa dạng hóa phương thức đầu tư. Điều này làm cho NĐT chủ động, yên tâm hơn và “chung thủy” hơn với TTCK. Khi đó những câu hỏi như: “thị trường bao giờ đến đáy”, nỗi lo thị trường sụt giảm sẽ không còn quá đáng sợ vì NĐT đã có thể đầu tư ở mọi trạng thái của thị trường. Một trong những công cụ tài chính giúp NĐT đó là chứng khoán phái sinh. Đây là công cụ giúp NĐT phòng ngừa rủi ro, đầu tư giá xuống khi thị trường xuống dốc. Khi thị trường càng đi xuống, những NĐT nắm giữ chứng khoán phái sinh càng có lợi. Ngoài ra với sự cạnh tranh theo hai hướng đầu tư ngược nhau của các NĐT, “mua lên” hoặc “bán xuống”, sẽ tạo lực cản để thị trường không giảm quá sâu hoặc tăng quá “nóng”. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (derivatives, theo định nghĩa trên website www.saga.vn) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các công cụ phái
  2. sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn mua hoặc bán (options)và hợp đồng hoán đổi (swaps). Trong khuôn khổ bài viết này chỉ ví dụ hợp đồng quyền chọn (option) mua. Với hợp đồng này, người mua sẽ trả cho người bán quyền chọn một khoản phí (option premium) và người mua quyền chọn sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải thực hiện) một số lượng chứng khoán nhất định theo một mức giá đã được thỏa thuận từ trước tại thời điểm đã xác định trong tương lai. Người bán quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán theo giá đã được thỏa thuận trước vào một ngày trong tương lai (nhưng ngày đó phải trong thời hạn hợp đồng) khi người mua quyền chọn muốn thực hiện quyền được mua. Ví dụ: cổ phiếu A có giá là 100.000 đồng, một NĐT kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng gấp đôi trong ba tháng nhưng NĐT này vẫn sợ rủi ro cổ phiếu sẽ giảm giá nên NĐT mua hợp đồng quyền chọn mua (option mua) 1.000 cổ phiếu trong ba tháng với giá 100.000 đồng/cổ phiếu và phí là 5.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy giá trị hợp đồng quyền chọn mua là 105 triệu đồng (5 triệu tiền phí). Trong vòng ba tháng kể từ ngày ký hợp đồng nếu cổ phiếu này tăng giá lên 150.000 đồng, NĐT thực hiện quyền mua 100.000 đồng/cổ phiếu của mình và bán trên thị trường 150.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy sau khi trừ phí và tiền vốn phải bỏ ra NĐT này có lợi nhuận 45 triệu đồng. Ngược lại nếu cổ phiếu giảm giá 50% còn 50.000 đồng thì NĐT lẽ ra sẽ mất 50 triệu đồng tiền vốn nhưng nhờ có hợp đồng quyền chọn mua nên NĐT này không thực hiện quyền mua và chịu mất 5 triệu đồng tiền phí.
  3. Như thế chúng ta thấy rằng người mua quyền chọn mua chỉ chịu thua lỗ có giới hạn, trong khi lợi nhuận lại rất lớn. Người bán quyền chọn cũng có lợi nhuận thu được từ phí mua quyền chọn. Ở Việt Nam vẫn chưa có chứng khoán phái sinh nhưng trên sàn giao dịch vàng có khá đầy đủ các công cụ phái sinh cho các NĐT tham gia thị trường. Vì thế kênh đầu tư vàng ngày càng hấp dẫn NĐT. Họ có thể đầu tư giá lên và cũng có khả năng đầu tư giá xuống thông qua công cụ vàng phái sinh hoặc vay vàng của ngân hàng để bán khống (phải chịu lãi suất cho vay và sau đó mua trả lại cho ngân hàng), đồng thời nghiệp vụ giao dịch ký quỹ còn tạo ra đòn bẩy tài chính rất lớn, có thể hoặc mang lại lợi nhuận rất cao hoặc thua lỗ cũng không nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét về lợi ích cho nền kinh tế thì đầu tư CK giúp tạo ra thị trường vốn, tập trung những nguồn vốn nhỏ, ngắn hạn thành các nguồn vốn dài hạn để phát triển kinh tế, còn đầu tư vàng thì không. Việc dòng vốn chảy vào kênh đầu tư vàng quá nhiều chứng tỏ nền kinh tế đang có khó khăn nên các NĐT phải tìm đến vàng làm nơi “trú ẩn” an toàn cho đồng vốn của mình. Không nên trì hoãn Việc thúc đẩy TTCK thứ cấp phát triển sẽ giúp TTCK sơ cấp phát triển theo, giúp cho các doanh nghiệp huy động được vốn để phát triển công việc kinh doanh, giảm gánh nặng đi vay đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, thu hút vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Để TTCK thứ cấp phát triển bền vững, cần phải làm cho các NĐT có niềm tin, yên tâm là mình được bảo vệ trên TTCK.
  4. Như vậy, ngoài việc minh bạch thông tin, tạo hành lang pháp lý rõ ràng... thì việc cung cấp cho họ những công cụ để tự bảo vệ mình là điều hết sức quan trọng. Với sự cần thiết như trên không có lý do gì để tiếp tục trì hoãn việc đưa những công cụ phái sinh vào thị trường vốn, tạo tính thanh khoản, sức hấp dẫn với các NĐT, góp phần xây dựng TTCK nói riêng, thị trường vốn nói chung phát triển bền vữn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2