intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Các phương án bố trí hệ trục trên tàu thủy các loại

Chia sẻ: Phung Minh Toan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

168
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu ví con tàu như một cơ thể sống, thì buồng máy là trái tim và hệ trục là động mạch chính. Hệ trục có chức năng truyền mô men xoắn từ máy chính đến chân vịt, nhờ đó chân vịt quay và tạo ra lực đẩy tàu đi tới. Cho nên hệ trục có vai trò hết sức quan trọng, có tính quyết định năng lực hoạt động của tàu. Bởi vậy việc hiểu biết sâu rộng từ khâu nghiên cứu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Các phương án bố trí hệ trục trên tàu thủy các loại

  1. CHUYÊN ĐỀ: CÁC PHƯƠNG ÁN  BỐ TRÍ HỆ TRỤC TRÊN TÀU  THỦY CÁC LOẠI GVHD:Th.s Nguyễn Đình Long  SVTH: Nguyễn Lê Thành Lớp: 48DT1 MSSV:48132276
  2. LỜI MỞ ĐẦU       Nếu ví con tàu như một cơ thể sống, thì buồng máy  là trái tim và hệ trục là động mạch chính. Hệ trục có  chức năng truyền mô men xoắn từ máy chính đến  chân vịt, nhờ đó chân vịt quay và tạo ra lực đẩy tàu đi  tới. Cho nên hệ trục có vai trò hết sức quan trọng, có  tính quyết định năng lực hoạt động của tàu.       Bởi vậy việc hiểu biết sâu rộng từ khâu nghiên cứu,  thiết kế, gia công, lắp ráp vận hành, sửa chữa là rất  cần thiết đối với mỗi người kỹ sư, cán bộ kỹ thuật  ngành đóng tàu.       Trong chuyên đề này sẽ nghiên cứu về các phương  án bố trí hệ trục tàu thủy
  3.  Nội Dung Trình Bày I.Nhiệm vụ hệ trục II.Điều kiện làm việc của hệ trục III. Các thành phần hệ trục IV. Các phương án bố trí hệ trục V.  Gối đỡ trục và bố trí gối đỡ VI.Tổng kết VII.  Tài liệu tham khảo
  4.  I. Nhiệm vụ của hệ trục tàu thủy           Hệ trục là thiết bị dùng để nối động cơ chính  trực tiếp hoặc gián tiếp qua bộ truyền với thiết bị  đẩy.           Hệ trục được dùng để truyền công suất và  mômen quay từ động cơ chính đến thiết bị đẩy  và nhận lực đẩy của chân vịt, truyền qua gối đỡ  chặn đến kết cấu thân tàu, để khắc phục sức  cản của nước làm cho tàu chuyển động theo  một hướng nhất định.           Đồng thời, nó là cụm kết cấu quan trọng  của TBNL tàu 
  5. II. Điều kiện làm việc của hệ trục         Hệ trục làm việc trong điều kiện rất phức tạp. Một  đầu hệ trục nối liền với máy chính ­ chịu tác dụng trực  tiếp của mô men xoắn từ máy chính, đầu kia mang  chân vịt ­ chịu trực tiếp mô men cản của chân vịt trong  sóng gió        Trục chân vịt làm việc trong điều kiện khắc nghiệt  hơn cả, nó chịu tác dụng của phụ tải gây uốn thay đổi  theo thời gian, phụ tải xoắn, chịu tác dụng ăn mòn của  nước biển. Trục chân vịt và các gối đỡ của nó được bố  trí ở nơi đặc biệt trên tàu nên không thuận lợi cho việc  theo dõi tình trạng làm việc của nó trong quá trình vận  hành, cũng như phức tạp trong công việc sửa chữa. 
  6. III.Các thành phần hệ trục        1. Trục chân vịt : là trục cuối cùng mang  chân vịt. Đây là trục làm việc nặng nề nhất so  với các trục khác, vì phải chịu tải trọng trực tiếp  của chân vịt và 1 đầu hoạt động trong môi  trường nước biển, đầu kia nối với trục ống bao  (nếu có) hoặc trục trung gian bên trong tàu.         2. Trục trung gian : là trục hoặc các đoạn trục  nối từ trục đẩy với trục chân vịt. Nhiệm vụ chính  là truyền mô men xoắn đến chân vịt. 
  7.       3. Trục đẩy : là trục có nhiệm vụ chặn lực đẩy  chân vịt thông qua vành chặn lực kết cấu liền với  trục. Một đầu nối với trục trung gian và đầu kia  nối với bích bộ giảm tốc hoặc máy chính. Trục  đẩy được lắp trực tiếp vào ổ đỡ chặn, trong đó có  các bạc đỡ để chặn lực đẩy.        4. Ổ đỡ trung gian : là các ổ đỡ của các trục  trung gian có thể là ổ trượt, hoặc ổ lăn (cho các  tàu nhỏ 
  8.     5. Thiết bị ống bao : gồm ống bao trục,  các gối đỡ được lắp ngay  trong ống bao, cụm kín ống bao và các chi  tiết khác để cố định thiết bị  vào vỏ tàu thiết bị ống bao có nhiệm vụ đỡ  trục chân vịt và chân vịt  đồng thời ngăn cách nước biển với không  gian bên trong tàu...         6. Cụm kín ống bao : là bộ phận làm kín  nước, không cho nước từ ống bao trục lọt vào  lòng tàu. 
  9.       7. Cụm kín vách ngang : tương tự như cụm kín ống  bao, nhưng nhiệm vụ chính là không cho nước lọt vào  buồng máy trong trường hợp khoang kế cận phía lái bị  ngập nước.       8. Ổ đỡ ­ chặn chính và phụ : làm nhiệm vụ chính là  chuyến lực  đẩy chân vịt thông qua vành trục đẩy vào vỏ tàu, để  bảo vệ máy chính.        9. Phanh hệ trục : làm nhiệm vụ phanh, hãm hệ trục  mỗi khi xảy ra sự cố hoặc khi cần giảm quán tính quay  của hệ trục. Trường hợp tàu có nhiều hệ trục, thì  phanh còn có nhiệm vụ hãm trục không làm việc, để  không bị xoay trong khi hệ trục khác làm việc. 
  10. IV. Các phương án bố trí hệ trục trên  tàu thủy:  A.  Theo số lượng hệ trục trên tàu           Trên tàu thông thường chỉ lắp 1 hoặc 2 hệ trục  độc lập hoặc chung 1  máy chính, tuy nhiên cũng có khi lắp đến 5 hệ trục (từ  1 đến 5 máy và  chân vịt). Ở tàu phá băng ngoài chân vịt, phía lái, còn  có thể có chân vịt  phía mũi để phá băng, nhưng ít khi gặp vì phức tạp  trong bảo quản và  vận hành.            Số lượng hệ trục phụ thuộc vào kiểu dáng và tính  chất của tàu, loại và đặc điểm máy chính, chế độ làm  việc, hiệu quả tinh tế độ tin cậy trong vận hành và vị trí  đặt máy trên tàu. 
  11.         1.Tàu có 1 hệ trục : thì được bố trí ở mặt  phẳng dọc giữa thân tàu.  Hình 3.1­ Kết cấu hệ trục tàu một chân vịt 1. Chân vịt; 2. Ống bao trục; 3. Trục chân vịt;  4. Phanh; 5. Gối đỡ trục trung gian phía lái;  6. Trục trung gian; 7. Gối đỡ trục trung gian; 8.Cụm kín nước; 9. Trục đẩy; 10. Gối đỡ phụ;  11. Thiết bị quay trục;  12. Gối đỡ chặn 
  12. 2. Tàu 2 hệ trục : thì lắp về hai phía của đường  tâm dọc tàu, gọi là : hệ trục mạn trái và phải. Nếu  2 máy chính bố trí so le nhau, thì hai hệ trục  có chiều dài khác nhau, góc nghiêng dọc α và  nghiêng ngang β của 2 đường trục sẽ khác nhau.         Tâm 2 chân vịt phải nằm trên cùng độ cao kể  từ đường cơ bản của vỏ tàu, cùng trong một mặt  phẳng đứng và cùng cách đều đường tim dọc  thân tàu. 
  13.        Chiều quay của 2 chân vịt phải ngược chiều  nhau. Nếu nhìn từ lái về mũi thì 2 chân vịt thường  quay theo chiều từ ngoài mạn vào tim giữa tàu, cụ  thể chân vịt bên trái quay theo chiều kim đồng hồ  và chân vịt bên phải thì quay theo chiều ngược  kim đồng hồ.        Trường hợp 2 hệ trục chạy song song nhau (β  = 0) (khi vị trí buồng máy cho phép), thì thường  2 trục chân vịt giống nhau và yêu cầu chỉ cần 1  trục dự trữ, có thể thay thế cho cả 2 khi cần  thiết 
  14. Hình 3.2­ Kết cấu hệ trục tàu hai chân vịt 1. Chân vịt; 2. Giá treo gối đỡ; 3, 4. Trục chân vịt; 5. Ống bao trục; 6. Phanh; 7. Trục trung gian; 8. Gối đỡ chặn phụ; 9. Gối đỡ phụ (lắp  ráp); 10. Cụm kín nước; 11. Gối đỡ trục trung gian; 12. Trục đế; 13. Gối chặn chính; 14. Thiết bị  quay trục 
  15. Sơ đồ hai hệ trục bố trí song song với nhau
  16. 3. Tàu 3 hệ trục :      Một nằm giữa, và 2 hệ trục kia nằm về 2 mạn  tàu Chân vịt giữa nằm lùi về phía sau so với 2  chân vịt 2 bên mạn tàu.          Nếu công suất trên mỗi hệ trục như nhau, thì  đường kình trục sẽ giống nhau và chỉ cần 1 trục  chân vịt dự trữ cho cả 3 hệ trục. Nếu công suất  2 hệ trục mạn tàu khác nhiều so với hệ trục ở  giữa, thì đường kính trục sẽ phải làm khác  nhau. Đây là trường hợp hay gặp. 
  17. Sơ đồ tàu 3 hệ trục
  18. 4.Tàu 4 hệ trục      Nếu công suất và kích thước chân vịt phân  đều cho 4 hệ trục, thì các trục làm giống nhau và  bố trí từng cặp hệ trục đối xứng nhau qua mặt cắt  dọc giữa.      Thông thường tàu có 3 hệ trục trở lên chỉ khi  diện tích buồng máy cho phép hoặc máy chính là  tua bin khí vì kích thước gọn nhẹ. Trọng lượng  toàn bộ trục : gồm chân vịt, ống bao, các loại  trục, ổ đỡ, cụm kín nước, phanh hãm, so với trọng  lượng các trang thiết bị buồng máy chiếm khoảng  7 : 10%. 
  19. B. Theo góc nghiêng trục:       Trong bất cứ trường hợp nào, hệ trục và các  phụ kiện của nó phải có khả năng hoạt động tin  cậy khi tàu nghiêng ngang lâu dài 10 – 15◦, lắc  ngang 30 ­ 40◦ và nghiêng dọc về phía lái hoặc  phía mũi tàu 5◦.        Đối với tàu nhỏ, khi mà hệ bôi trơn động cơ  chính có bơm hút trực tiếp dầu nhờn từ đáy ca­ te máy, thì càng cần lưu ý phải giới hạn độ  nghiêng dọc hệ trục sao cho trong bất cứ điều  kiện sóng gió thế nào luôn luôn phải có đủ dầu  nhờn tại vị trí đầu hút của bơm để bôi trơn máy ­  nghĩa là không được nghiêng dọc quá giới hạn  cho phép của máy chính 
  20.     Khi lắp đặt hệ trục.độ nghiêng tối đa so với đường cơ  bản là α =5◦ và góc lệch cho phép của đường trục so  với mặt cắt dọc giữa tàu là β = 3◦.Độ nghiêng của máy  chính lắp đặt tùy thuộc vào độ nghiêng của hệ trục.Trị  số nghiêng cực đại do nhà sản xuất quy định, thông  thường có giá trị (7÷12)◦.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2