Côn trùng hại cây trồng
lượt xem 31
download
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh và bà con nông dân tài liệu "Côn trùng hại cây trồng" với các loại côn trùng như: Sâu đục thân lúa bướm hai chấm; sâu năn; sâu cuốn lá nhỏ; sâu cắn gié lúa; rầy nâu;... Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Côn trùng hại cây trồng
- 1.Sâu đục thân lúa bướm hai chấm: Schoenobius incertellus Walker
- Trưởng thành: + Ngài đực thân dài 8 9mm, sải cánh rộng 18 22mm. Đầu, ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt. Mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ. + Ngài cái thân dài 10 13mm, sải cánh rộng 23 28mm, toàn thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh trước có một chấm đen rất rõ. Trứng: + Sâu non có 5 tuổi (trong điều kiện thức ăn kém chất lượng có thể có 6 7 tuổi). + Hình bầu dục dài 0,8 0,9mm, đẻ thành ổ. Ổ trứng có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên, trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt.
- Sâu non: + Sâu non đẫy sức dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elíp. Nhộng: + Nhộng dài 10 15,5mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, đốt bụng thứ 8 ở nhộng đực. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa sau chuyển màu vàng nhạt.
- Đặc điểm gây hại: - Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trổ. - Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa GĐ đẻ nhánh và trỗ). 3. Phòng trừ: - Bố trí thời vụ gieo sạ thích hợp để khi lúa trồng không trùng thời gian bướm rộ. - Sau khi thu hoạch cày lật đất để diệt sâu và nhộng, giảm mật độ sâu ở vụ sau. - Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis… - Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ. - Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ. - Lúa đẻ nhánh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau để rải: Regen 0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G… (lưu ý giữ mực nước ruộng 2 – 4 cm). Liều lượng: 1 – 1,5 kg/sào (500m2). - Lúa đòng trổ: Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu: + Virtako 40WG, liều lượng 3 gam thuốc pha 16 – 20 lít nước phun 1 sào. + Padan 95 SP hoặc Patox 95SP liều lượng 30gr thuốc pha 30 lít nước, phun 1 sào. + Regent 800WG hoặc Tango 800WG, liều lượng 2gr thuốc pha 24 lít nước, phun cho 1 sào (500m2). + Marshal 200SC, liều lượng 50cc thuốc 30 lít nước, phun 1 sào. Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (hoặc lúa trổ kác đác). Néu mật độ ổ trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày).
- 2.Sâu năn: Orseolia oryzae Wood Mason
- Đặc điểm hình thái Trưởng thành là loài muỗi nhỏ, dài khoảng 35mm, bụng màu hồng nhạt. Trứng đẻ rãi rác từng quả , rất nhỏ, màu trắng, trước khi nở có màu vàng. Ấu trùng giống như con dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 45mm. Nhộng màu hồng, dài 45mm, nằm trong ống hành. Đặc điểm sinh học và sinh thái * Vòng đời: 2530 ngày Trứng: 34 ngày Sâu non: 1518 ngày Nhộng: 45 ngày Trưởng thành: 23 ngày
- Muỗi hoạt động về đêm, có xu tính rất mạnh với ánh sáng. Sức bay yếu nên sự phân bố thường có tính khu vực. Trứng cần có ẩm độ cao (trên 80%) để phát triển và nở. Ấu trùng mới nở nếu không có nước trong vòng 24 giờ ấu trùng sẽ chết. Sâu năn phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng. Thường phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hoặc một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.
- Triệu chứng Ấu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bắng một nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện. Dảnh lúa bị biến thành ống hành sẽ không trỗ bông được nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Nếu bị nhiễm sớm khả năng đền bù cao, ít thiệt hại. Sâu chỉ gây hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng.
- Biện pháp phòng trừ Dùng giống kháng sâu năn. Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy thời vụ đồng loạt. Bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có dảnh bị hại. Sâu năn có nhiều loại thiên địch, nhất là loài ong ký sinh trên sâu non. Thường sau một đợt sâu năn phát sinh rộ mật độ ký sinh cũng tăng làm giảm hẳn mật độ sâu của lứa sau do đó khi sử dụng thuốc phòng trừ cần chú ý đặc điểm này. Dùng thuốc hoá học dạng hạt để rải cho ruộng mạ hoặc nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trước khi cấy. Khi phát hiện có nhiều dảnh bị hại có thể rải thuốc hạt để phòng trừ.
- 3.Sâu cuốn lá nhỏ: Cnaphalocrosis medinalis Guennee
- 2. Đặc điểm hình thái: Trưởng thành: mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh. - Trứng: Hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng. - Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ màu vàng, đầu màu nâu sáng. - Nhộng có màu vàng nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn.
- Triệu chứng gây hại: - Lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt. - Đặc điểm sinh học và sinh thái: - Thời gian đẻ trứng: 6 - 7 ngày; - Sâu non: 14 - 16 ngày; - Nhộng: 6 - 7 ngày; - Trưởng thành sống: 2 - 6 ngày. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 28 - 36 ngày. Trưởng thành hoạt động đẻ trứng về đêm, ban ngày ẩn nấp, có xu tính mạnh với ánh sáng, con cái mạnh hơn con đực. Ngài thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ trên 100 quả trứng, rải rác trên lá lúa.
- Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học. Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước, v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và SCLN nói riêng. Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, SCLN có rất nhiều loại ký sinh đặc biệt là các loài ong và nấm, vi khuẩn… Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao: đúng thuốc trừ sâu cuốn láđặc biệt là ưu tiên cho các sản phẩm sinh học như VIBAMEC 1.8 & 3.6 EC, VIMATOX 1.9 EC Nên phun thuốc sau khi bướm nở rộ hoặc khi sâu tuổi nhỏ, nếu sâu đã cuốn lá nằm trong tổ thì trước khi phun thuốc nên dùng cành tre phất nhẹ trên đầu thảm lá lúa để tổ tung ra thì hiệu quả phun thuốc sẽ rất cao. Đối với sâu cuốn lá lúa, khi phun thuốc cần phải chỉnh béc phun nhỏ và đưa vòi phun vừa qua khỏi ngọn lá lúa để đạt được hiệu quả
- 4.Sâu cắn gié lúa: Mythimna separata Walker
- • Đặc điểm hình thái • Trưởng thành là loài bướm thân dài 1820 mm, toàn thân màu đỏ nhạt. Cánh trước có một chấm tròn nhạt ở giữa và một đường kẻ nhỏ màu đậm chạy chéo từ đỉnh cánh trở vào, cánh sau bên trong màu trắng, bên rìa ngoài màu tối. • Trứng đẻ thành từng ổ, hình hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 5070 trứng, mới đẻ màu trắng xanh, gần nở chuyển màu vàng. • Ấu trùng màu nâu vàng nhạt, phía lưng có 4 vệt màu đen xám chạy dọc, đầu màu nâu đậm, đẫy sức dài 38 40 mm. • Nhộng màu nâu, ở giữa gốc khóm lúa hoặc ở dưới đất.
- • Đặc điểm sinh học và sinh thái • * Vòng đời: 4560 ngày • Trứng: 35 ngày • Sâu non: 2535 ngày • Nhộng: 57 ngày • Trưởng thành: 710 ngày • Bướm hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp dưới gốc lúa hoặc đám cỏ, thích mùi vị chua ngọt. Bướm có sức bay mạnh, có thể bay xa hàng chục cây số. Mỗi con cái có thể đẻ hàng ngàn trứng. • Sâu non mới nở tập trung ở ngọn lá, sau di chuyển xuống thân lúa, ban đêm bò lên ăn lá hoặc cắn gié lúa. • Sâu phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết ẩm và mát. Những năm mưa nhiều sâu cắn gié thường phát sinh mạnh do không khí mát mẻ và thiên địch trên ruộng bị suy giảm.
- Triệu chứng Sâu xuất hiện tập trung nên gọi là sâu đàn. Sâu non ăn lá lúa, ăn từ bìa lá vào chỉ còn chừa gân lá và thân, khi ruộng hết thức ăn sâu di chuyển qua ruộng lúa mới. Sâu cũng cắn đứt ngang cuống bông và cuống gié làm gảy bông và rụng gié lúa nên còn được gọi là sâu cắn gié. Mật độ cao năng suất giảm rất lớn.
- Biện pháp phòng, trừ Thiên địch của sâu có nhiều loại như ong ký sinh, nhện, kiến, vi khuẩn và nấm. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. Làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và bờ. Khi lúa trỗ không nên để ruộng khô nước sớm. Khi phát hiện có sâu gây hại dùng thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ, Carbamate để phòng trừ. Nên phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ mới hiệu quả cao. Làm bẫy bả chua ngọt: 4 phần dấm+2 phần rượu (nếu có bỗng rượu thì không phải cho rượu)+ 1% thuốc trừ sâu loại không có mùi. Buộc các bùi nhùi bằng rạ vẩy dung dịch chua ngọt vào sau đó cắm ra ruộng lúa xung quanh bờ 20 bó/1ha vào giai đoạn lúa đòng già để vừa bẫy bắt trưởng thành vừa xác định được mật độ bướm trên đồng ruộng. Chiều tối đem cắm sáng hôm sau thu gom bướm, làm liên tục cho đến khi lúa trỗ chín sữa.
- 5.Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal
- • Đặc điểm hình thái • Trưởng thành màu nâu có 2 dạng cánh: Cánh dài phủ kín bụng (h.1) và cánh ngắn phủ khoảng 2/3 thân (h.4). Hai dạng cánh này đơn thuần là sự biến đổi về hình thái, thể hiện điều kiện môi trường thuận lợi nhiều hay ít. Nếu môi trường bình thường sẽ xuất hiện cánh dài với tỉ lệ đực cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực cái là 1:3. • Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ có nắp đậy, trong suốt. Trứng được đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá (h.2). • Ấu trùng có 5 tuổi, mới nở màu trắng ngà sau thành vàng nâu, thân hình tròn, dài 13 mm (h.3).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh lý thực vật - Tuyến trùng hại thực vật
83 p | 570 | 148
-
Báo cáo thực tập Bệnh cây rừng và Côn trùng rừng
13 p | 543 | 97
-
Quản lý sâu hại cây họ đậu ( Nguyễn Văn Thiệu)
26 p | 289 | 51
-
Quản lý bệnh hại cây họ đậu ( Nguyễn Văn Thiệu)
47 p | 250 | 46
-
Sử dụng Pheromone bẫy côn trùng trong sản xuất rau an toàn
2 p | 221 | 45
-
Quản lý côn trùng cây họ cà ( Nguyễn Văn Thiệu)
36 p | 201 | 42
-
Ứng dụng IPM cho cây trồng
4 p | 126 | 23
-
Con trùng đất / con giun đất
7 p | 160 | 18
-
Dùng pheromon diệt côn trùng gây sùng khoai lang
2 p | 108 | 16
-
Bọ Rùa 28 Chấm Hại Dưa Leo
3 p | 144 | 13
-
Côn trùng gây hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi
4 p | 101 | 10
-
Nhóm côn trùng ít phổ biến hại Sầu RiêngHọ: Pyralidae- Bộ: Lepidoptera
3 p | 92 | 9
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p2)
3 p | 72 | 8
-
Bọ Dưa Hại Dưa Leo
3 p | 135 | 8
-
Một số côn trùng gây hại trên cây dưa leo
4 p | 79 | 7
-
Phát hiện loài côn trùng mới: Giòi đục lá sen
3 p | 65 | 6
-
Sâu bất dục làm giảm sự phá hoại của sâu đục quả
2 p | 74 | 6
-
Kinh nghiệm diệt côn trùng gây hại gia súcXây dựng và phát triển vùng chăn nuôi
3 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn