intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng và công dụng của cây lá lốt

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

291
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây lá lốt có tên khoa học là: Piper lolot L. Họ Hồ tiêu: Piperaceae. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng và công dụng của cây lá lốt

  1. Đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng và công dụng của cây lá lốt
  2. - Cây lá lốt có tên khoa học là: Piper lolot L. Họ Hồ tiêu: Piperaceae. - Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu sơ qua về đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng và công dụng cúa lá lốt. I. Đặc điểm sinh thái học: - Là cây thảo sống nhiều năm. - Thân có rãnh dọc. - Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng.
  3. - Lá có 5 gân chính toả ra từ cuống lá, cuống có bẹ ôm lấy thân. - Hoa mọc từ nách lá, quả mọng chứa một hạt. II. Kỹ thuật trồng 1. Thời vụ: Trồng quanh năm. 2. Làm đất - Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng. - Lên liếp: chiều cao x chiều dài x chiều ngang tương ứng với tỉ lệ sau:15 cm x chiều dài vườn x 1,2 m. - Khoảng cách giữa các liếp khoảng 3 cm. 3. Nhân giống và trồng Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm để giâm. Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hằng ngày tưới nước 2 lần cho cây.
  4. 4. Bón phân Lượng phân bón cho 1.000 m2 như sau: Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg. Bón thúc: phân Urê 10 – 12 kg. 5. Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ. Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì có th ể thu hoạch lá lốt. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 – 15 cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá. III. Công dụng của lá lốt - Công dụng chính là: dùng làm rau trong các món ăn kèm như: chả lá lốt, bò cuốn lá lốt,
  5. - Công dụng khác là: dùng làm thuốc chữa một số bệnh đơn giản: Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và
  6. chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng... Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt + Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày. + Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục 5 - 7 ngày sẽ khỏi. + Mồ hôi tay chân: Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt. + Mụn nhọt: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày. + Đau nhức xương khớp: Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong
  7. ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 - 10 lá lốt phơi khô hay 15 - 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần. + Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm. + Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày. + Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0