intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương về trồng trọt - Phân bón

Chia sẻ: Trần Kim Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

303
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân bón là những bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát triển; các loại chất dinh dưỡng có trong phân bón là nitơ, phốt pho, và kali (các 'chất dinh dưỡng') và các chất dinh dưỡng khác ('vi chất dinh dưỡng') được thêm vào với những số lượng nhỏ. Phân bón thường được dùng rải trực tiếp trên đất, và cũng được phun trên lá ('dinh dưỡng qua lá').

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương về trồng trọt - Phân bón

  1. Phân bón là những bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát triển; các loại chất dinh dưỡng có trong phân bón là nitơ, phốt pho, và kali (các 'chất dinh dưỡng') và các chất dinh dưỡng khác ('vi chất dinh dưỡng') được thêm vào với những số lượng nhỏ. Phân bón thường được dùng rải trực tiếp trên đất, và cũng được phun trên lá ('dinh dưỡng qua lá'). Phân bón thường được chia thành phân bón hữu cơ và vô cơ, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng. Vai trò sinh học Nitơ là thành phần quan trọng của các axít amin và axít nucleic, điều này làm cho nitơ trở thành thiết yếu đối với sự sống. Các cây họ Đậu như đậu tương, có thể hấp thụ nitơ trực tiếp từ không khí do rễ của chúng có các nốt sần chứa các vi khuẩn cố định đạm để chuyển hóa nitơ thành amôniắc. Các cây họ Đậu sau đó sẽ chuyển hóa amôniắc thành các ion ôxít nitơ và các axít amin để tạo ra các protein. Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axít amin, amôniắc, axít nitric và các xyanua. Ý nghĩa CỦA QT CỐ ĐỊNH N2 Ni tơ trong khí quyển tồn tại dới dạng khí N2 và chiếm khoảng 79% thể tích không khí. Mặc dù sống trong "đại dương nitơ" nhưng thực vật nói chung không có khả năng đồng hóa trực tiếp được. N2 là phân tử rất khó phản ứng với các phân tử khác để tạo thành hợp chất. Liên kết N ≡ N có năng lượng liên kết rất lớn nên muốn xảy ra phản ứng giữa N2 với các nguyên tố khác thành các hợp chất vô cơ, trong kỹ thuật người ta phải dùng lượng năng lượng rất cao. Muốn thu được NH3 từ N2 phải dùng nhiệt độ 500oC với áp suất 200-300atm. Muốn tổng hợp cyanamide calcium (CaCN) phải dùng lò điện. Trong tự nhiên, khi có sấm sét tạo nên áp suất và nhiệt độ rất cao mới cắt đứt liên kết đó để hình thành nên đạm vô cơ. Vì vậy, sau trận mưa giông, cây tươi tốt hơn vì được bổ sung thêm đạm từ nước mưa. Tuy nhiên, tồn tại một số vi sinh vật có khả năng biến N2 trong khí quyển thành NH3 cung cấp đạm cho cây mà chỉ cần một lượng năng lượng rất ít (3-5 kcal/M). Chúng được gọi chung là các vi sinh vật cố định đạm.
  2. Quá trình cố định đạm bằng con đường sinh học có ý nghĩa to lớn đối với cân bằng N trên trái đất và việc duy trì độ phì của đất. Hiện nay, mặc dầu việc sản xuất phân đạm ngày một tăng nhưng mới chỉ đáp ứng được một lượng đạm rất nhỏ mà cây trồng đòi hỏi hàng năm. Theo tài liệu phân tích, trong trường hợp thuận lợi, vi khuẩn nốt sần có thể đồng hóa 100-250kg N/ha/năm. Cỏ Luzern: 300kg, cỏ Stylo: 150- 200kg, các loại đậu 80-120kg, các vi khuẩn sống tự do như Azotobacter 25-40kg. Nói chung, mỗi năm trên trái đất, các vi sinh vật cố định được khoảng 100 triệu tấn N ở dạng liên kết (Yacovlev, l956). Lượng N sinh học được tích lại trong đất nhờ các vi sinh vật cố định đạm có ý nghĩa rất lớn đối với nông nghiệp, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phân hóa học chưa phát triển. Do đó, việc phát hiện ra các nhóm vi sinh vật có khả năng cố định N2 và sử dụng chúng như một nguồn phân bón hữu hiệu là biện pháp tích cực làm giàu nguồn đạm cho đất và giảm bớt nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phân bón hóa học. Hiện nay, việc sử dụng quá nhiều phân đạm vô cơ đã làm cho môi trường đất và nước bị ô nhiễm, hàm lượng nitrate tích lũy trong nhiều loại sản phẩm nông nghiệp cũng tăng đến mức báo động. Chính vì vậy, thay thế một phần đạm vô cơ bằng đạm sinh học sẽ góp phần làm cho môi tr- ường sinh thái nông nghiệp bền vững hơn. Việc trồng xen các cây họ đậu với các cây trồng khác cũng như trồng các cây họ đậu cải tạo đất là biện pháp canh tác hợp lý, có hiệu quả cao và được ứng dụng ngày càng nhiều nhằm tăng năng suất cây trồng, đồng thời đảm bảo bền vững cho sinh thái nông nghiệp. VAI TRÒ CỦA N2 VỚI CÂY TRỒNG Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, N có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây. - N là nguyên tố đặc thù của protein mà protein lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cây. + Protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu trúc nên hệ thống chất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các bào quan trong tế bào. + Protein là thành phần bắt buộc của các enzyme
  3. Chu trình cố định N trong tự nhiên - N có trong thành phần của acid nucleic (AND và ARN). Ngoài chức năng duy trì và truyền thông tin di truyền, acid nucleic đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp protein, sự phân chia và sự sinh trưởng của tế bào... - N là thành phần quan trọng của chlorophyll, là một trong những yếu tố quyết định hoạt động quang hợp của cây, cung cấp chất hữu cơ cho sự sống của các sinh vật trên trái đất. - N là thành phần của một số phytohormone như auxin và cytokinin. Đây là những chất quan trọng trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và của cây. - N tham gia vào thành phần của ADP, ATP, có vai trò quan trọng trong trao đổi năng lượng của cây. - N tham gia vào thành phần của phytochrome có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính hướng quang. Vì vậy cây rất nhạy cảm với N. N có tác dụng hai mặt đến năng suất cây trồng, nếu cây trồng thừa hay thiếu N đều có hại. - Thừa N: khác với các nguyên tố khác, việc thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất ở cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng và có trường hợp không có thu hoạch.
  4. - Thiếu N: thiếu N cây sinh trưởng kém, chlorophyll không được tổng hợp đầy đủ, lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, sút giảm hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất. Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít. Trong trường hợp có triệu chứng thiếu đạm thì chỉ cần bổ sung phân đạm là cây sinh trưởng và phát triển bình thường. - Đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Để trả lời câu hỏi vì sao và giải pháp nào để khắc phục, TTCN đã phỏng vấn ông Tô Văn Trường - phân viện trưởng Phân viện Khảo sát qui hoạch thủy lợi Nam Bộ, giám đốc Trung tâm Chất lượng nước và môi trường. * Theo ông, vì sao năm nay hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL lại kéo dài và gay gắt đến như vậy? - Năm nay do mưa muộn trên lưu vực và lượng mưa trong suốt mùa khô vừa qua là không đáng kể nên góp phần gây hạn kéo dài và gay gắt. Gió chướng và thủy triều biển Đông góp phần gây xâm nhập mặn sâu bất thường. Nhưng nguyên nhân chính gây khô hạn và xâm nhập mặn chính là do lượng mưa năm ngoái ít hơn lượng mưa bình quân hằng năm. Kết quả là lũ năm 2003 nhỏ, đồng thời lượng nước trữ trên toàn lưu vực từ mùa mưa để bổ sung cho các tháng mùa khô ít hơn các năm trước (tổng dòng chảy từ thượng lưu vào ĐBSCL qua sông Tiền và sông Hậu tại Tân Châu và Châu Đốc thời kỳ tháng 3-2004 là 2.400m3/s, chỉ bằng 60% cùng thời kỳ năm 2001 và gần 70% so với năm 2002). Lượng dòng chảy bị kiệt này không đủ để đẩy mặn ra biển nên các vùng có thể sản xuất những năm trước bị xâm nhập mặn nặng nề trong mùa khô năm nay. * Những thông tin ông vừa đề cập nếu được cung cấp sớm cho các địa phương, nhất là bà con nông dân, chắc chắn sẽ không gây nhiều thiệt hại như hiện nay, thưa ông? - Khả năng hạn hán và xâm nhập mặn năm nay đã được Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn cảnh báo từ ngay sau mùa lũ 2003. * Thực tế cho thấy mực nước trên sông Tiền và sông Hậu hiện nay thấp hơn cùng kỳ mọi năm. Vậy theo ông, nguyên nhân chính có phải do mực nước trên sông Mekong ở thượng lưu bị cạn kiệt kéo theo mực nước hai sông Tiền và Hậu cũng cạn kiệt? - Các tính toán phân tích thống kê cho thấy mực nước trên dòng chính sông Tiền và sông Hậu phụ thuộc cơ bản vào hai yếu tố: thủy triều biển Đông và mực nước thượng lưu sông Mekong (chẳng hạn như tại Pakse hay
  5. Kratie). Mực nước bình quân trên sông Tiền và sông Hậu tại Tân Châu và Châu Đốc trong tháng ba vừa qua thấp hơn mực nước bình quân cùng thời kỳ các năm 2000-2002 từ 25-30cm là do dòng chảy thượng lưu cạn kiệt. Các nước ở thượng lưu như Thái Lan, Lào, Campuchia cũng bị thiếu nước nghiêm trọng. * Có ý kiến cho rằng sở dĩ năm nay tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL diễn ra nghiêm trọng hơn nhiều năm là do Trung Quốc (TQ) đắp một số đập trên thượng nguồn sông Mekong. Nếu đúng như vậy thì biện pháp khắc phục (trước mắt cũng như lâu dài) của ta là gì? - TQ dự định xây dựng 15 bậc thang thủy điện trên các sông nhánh thượng nguồn sông Mekong. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có đập Dachaoshan (với tổng dung tích 890 triệu m3 dung tích hữu ích 240 triệu m3) được hoàn thành vào năm 2000 và đập Manwan (tổng Sông cạn dung tích 920 triệu m3, dung tích hữu ích 258 triệu m3) được xây dựng từ năm 1993 và dự kiến mở rộng vào năm 2015. Còn 13 đập khác chỉ mới ở mức nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Tác động của hồ chứa thủy điện thượng lưu đối với hạ lưu có bốn điểm cơ bản: giảm dòng chảy lũ; tăng dòng chảy kiệt; giảm dòng chảy trung bình năm; ngăn đường đi của cá và nguy cơ vỡ đập. Do vậy, các hồ chứa được xây dựng ở thượng lưu không phải là nguyên nhân gây hạn hán ở hạ lưu. Tuy nhiên, đối với sông Mekong, việc giảm dòng chảy trong mùa lũ trên dòng chính sẽ kéo theo giảm khả năng tích nước trong Biển Hồ vì thế cũng có thể ảnh hưởng đến dòng chảy mùa kiệt. Song, theo tính toán của chúng tôi, những tác động này chỉ có ý nghĩa khi các hồ chứa được xây dựng ở TQ đủ lớn với tổng dung tích phải lớn hơn 10 tỉ m3. Mặc dù TQ và Myanmar chưa gia nhập Ủy hội Quốc tế sông Mekong nhưng các chương trình qui hoạch lưu vực (BDP), chương trình sử dụng nguồn nước (WUP) và chương trình môi trường (EP) của bốn nước hạ lưu vẫn là cơ sở pháp lý và kỹ thuật để các nước thượng lưu tham vấn khi khai thác sử dụng nguồn nước sông Mekong. * Vừa qua, một số báo đưa tin hiện nay một số đoạn sông Mekong chảy qua Thái Lan đã cạn nước khiến tàu bè qua lại không được. Thông tin này chính xác đến đâu và liệu tới đây VN có rơi vào tình cảnh tương tự?
  6. - Đoạn sông Mekong từ TQ đến Thái Lan có độ dốc lớn, nhiều bãi bồi và thác ghềnh gây nhiều trở ngại cho giao thông thủy. Năm nay lượng dòng chảy nhỏ hơn các năm trước nên tàu bè đi lại càng khó khăn hơn. Đoạn sông gây trở ngại nhất cho giao thông thủy là từ cột mốc 243 biên giới TQ - Myanmar đến bản Huoeisai (Lào) dài 331km nằm giữa bốn nước TQ, Myanmar, Lào và Thái Lan. Đoạn sông này hẹp, có đến 100 ghềnh và cù lao đá, dòng nuớc chỉ sâu trung bình trên 3m. Do đó, bốn nước nói trên đã có dự án cải tạo luồng lạch đoạn sông này để sà lan 150 tấn có thể đi lại. Riêng đối với sông Tiền và sông Hậu của nước ta có độ sâu 20-40m so với mực nước biển và dòng chảy trong sông chủ yếu do thủy triều. Dòng chảy kiệt từ thượng lưu như năm nay gây giảm mực nước 25-30cm, nhỏ hơn nhiều so với biên độ mực nước triều từ 85-120cm. Do vậy, nguy cơ mắc cạn do thiếu nước đối với các loại tàu bè được phép lưu thông trên sông Tiền và sông Hậu không xảy ra. * Trong tình hình hạn hán thiếu nước và xâm nhập mặn vào sâu đất liền hiện nay, theo ông, các tỉnh ĐBSCL cần làm gì để khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại cho nhân dân? - Tình hình hạn hán hiện nay và trong những năm tới khả năng hạn hán có thể cao hơn trong cùng điều kiện nguồn nước (không có công trình điều tiết nước cho mùa khô) do nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp toàn lưu vực sông Mekong tăng nhanh, nhất là vùng đông bắc Thái Lan và phía Campuchia hoặc rừng trên lưu vực bị phá. Các địa phương vùng ĐBSCL cần có những giải pháp kiểm soát xâm nhập mặn. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn cùng với Bộ Tài nguyên & môi trường cần đặc biệt quan tâm đến phương pháp qui hoạch chiến lược để khai thác, quản lý tài nguyên nước sông Mekong một cách hữu hiệu và bền vững. Qui hoạch chiến lược được quan niệm như là một tiến trình đang phát triển, đưa ra mục tiêu, chính sách và kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó trong bối cảnh thời gian cụ thể và đánh giá những kết quả thông qua thông tin phản hồi một cách có hệ thống. Biện pháp chống xâm nhập mặn - Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn-mặn trên toàn đồng bằng và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng chống hiệu quả. - Tiếp tục nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn. - Đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới
  7. khi chưa có mặn. - Ở những vùng đan xen lúa-tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản. - Những vùng sản xuất nhờ nước mưa thì chủ động sạ khô chờ mưa, nhưng theo dõi thời tiết để có lịch gieo sạ hợp lý, tránh sạ quá sớm gặp các đợt hạn kéo dài không có nước tưới. - Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn và lấy nước ngọt. - Tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới mùa kiệt và thực thi tiết kiệm nước. ---------------------------------- ĐBSCL - Hạn, mặn gây khó sản xuất 10/03/2011 01:47 (Phien ban khong dau) Mới bắt đầu mùa khô nhưng nạn hạn hán và xâm nhập mặn đã bắt đầu lấn sâu vào nội đồng các tỉnh ven biển ĐBSCL. Theo dự báo trong tháng 3-2011, mực nước thấp nhất trên sông Hậu tại Tân Châu -0,2m, tại Châu Đốc -0,3m, thấp hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng 0,25m. Tình hình xâm nhập mặn sẽ sâu hơn và độ mặn cao hơn vào những ngày cuối tháng. Trong khi đó, ở vùng bán đảo Cà Mau đất trồng lúa và nuôi tôm đều “khát nước”! Hạn, mặn lan nhanh Những cơn mưa trái mùa cuối tuần qua không làm dịu cái nắng chan chát ở miền Tây. Nhiều vùng thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… một số tuyến kinh bị bồi lắng, cạn kiệt đến nỗi người dân có thể đi bộ qua đáy kinh mà không ướt chân! Chuyện khô hạn, thiếu nước tưới là lẽ thường. Nhưng trớ trêu và chồng chéo ở một số vùng, người dân trồng lúa và nuôi tôm đều “khát nước” vì tranh chấp giữa đôi dòng mặn ngọt.
  8. Người trồng lúa dẫn nước ngọt sâu vào kinh Quản Lộ Phụng Hiệp thì người nuôi tôm cần nước mặn “méo mặt”! Câu chuyện người dân vùng bán đảo Cà Mau “giận nhau” vì người lấy nước mặn “hại” người trồng lúa và ngược lại đã xảy ra từ năm ngoái đang lặp lại trong mùa khô năm nay. Sau nhiều năm mực nước lũ xuống thấp và năm rồi ĐBSCL gần như không có lũ, dự báo mùa khô hạn, mặn năm nay sẽ nghiêm trọng hơn! Khi mực nước sông Mekong xuống thấp, “lũ ngọt” nhỏ sẽ tạo điều kiện cho “lũ mặn” tràn sâu vào nội đồng. Hậu Giang là một điển hình của tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Năm ngoái, lần đầu tiên nước mặn quay lại (sau hàng chục năm đã được ngọt hóa) và tràn vào hệ thống kinh xáng Xà No, làm tê liệt nhà máy nước, khiến cư dân đô thị Vị Thanh phải “chơi sang đột xuất”: xài các loại nước suối. Hậu Giang đã khẩn trương xây dựng ngay đường ống dẫn nước ngọt từ huyện Châu Thành A (cách Vị Thanh 14km) về để nhà máy nước xử lý, cung cấp cho người dân Vị Thanh. Hiện nay, nước mặn đã “liếm” vào một số vùng sản xuất lúa của Hậu Giang. Năm ngoái, tỉnh này có 12.000ha lúa bị ảnh hưởng mặn, năm nay dự báo sẽ tăng lên 20.000ha. Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết: Theo dự báo, năm 2011 nước mặn có khả năng lấn sâu vào các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và tất cả các xã, phường của thành phố Vị Thanh, với độ mặn diễn biến ở mức từ 2-11‰. Theo quy định của quốc tế và Việt Nam, độ mặn từ 1,5-3,5‰ đã ảnh hưởng đến lúa, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản. Nếu trên 3,5‰, chỉ có những loại vật nuôi, cây trồng ở vùng mặn mới có khả năng thích ứng. Sản xuất thích ứng thời tiết Các giải pháp đối phó với hạn - mặn hiện nay đang được nhiều địa phương triển khai là: xuống đập thời vụ ngăn mặn, xử lý các cống đóng mở hợp lý; nạo vét các tuyến kinh bị cạn kiệt; khuyến cáo người dân xuống giống lúa, thả tôm hợp lý; sử dụng các giống lúa chống và chịu mặn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng… Trong đó, tại Hậu Giang ngoài 74 đập thời vụ của năm 2010, phải đắp 95 đập mới để ngăn mặn và trữ nước ngọt cho đất sản xuất nông nghiệp. Một lãnh đạo ngành nông nghiệp thừa nhận: Dù chỉ đạo rất quyết liệt, song thực tế lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải. Trong đó, giá lúa đang ở mức cao nên nông dân có
  9. thể “xé rào” không tuân thủ các khuyến cáo lịch thời vụ để né hạn – mặn. Chính vì vậy, các tỉnh ĐBSCL cần theo dõi sát diễn biến hạn - mặn, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đối phó với diễn biến thời tiết. Trên thực tế, trước diễn biến ngày càng gia tăng về mức độ khốc liệt của biến đổi khí hậu, các bộ ngành và ĐBSCL đang nỗ lực để ứng phó với khô - hạn. Trong đó, Hậu Giang đã được Trung ương đầu tư xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn dài hơn 110km. Đây cũng là công trình để ứng phó với triều cường biển Tây! Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết bộ đang khẩn trương xác định cụ thể các biện pháp (củng cố bờ bao, trạm bơm, sử dụng giống ngắn ngày, bố trí thời vụ hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh…) để chỉ đạo các địa phương đảm bảo “làm đâu được đấy”, nhất là ở những nơi đã sản xuất thắng lợi trong những năm qua. Đồng thời bộ đang hoàn chỉnh Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Viện Lúa ĐBSCL đang chạy “nước rút” để sớm tung các giống lúa chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng… cung ứng cho nông dân sản xuất. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa ĐBSCL) cho biết ĐBSCL có 700.000ha đất bị xâm nhập mặn. Ngoài các giải pháp thủy lợi, đê bao ngăn mặn theo các tuyến kinh, sông, đê bao ven biển, giải pháp sản xuất các giống lúa, cây trồng thích ứng với hạn - mặn được xem là song hành với bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Trước mắt, giải pháp thiết thực nhất là bố trí nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp hệ thống kinh, mương, hệ thống cống ngăn mặn và sự điều tiết nước hợp lý ở những vùng tranh chấp nước mặn và nước ngọt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2