intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:49

135
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật phát ngôn cho người làm báo; kinh nghiệm, kỹ năng phát ngôn cho người phát ngôn ở các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, từ đó nhằm tăng cường kỹ năng tác nghiệp, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của người làm báo trên địa bàn. Đưa báo chí và văn hóa đọc đến với đông đảo công chúng báo chí, nhất là ở những vùng Miền núi, dân tộc, khu vực bãi ngang ven biển, góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật, tạo thêm cơ hội giao lưu văn hóa cho người dân. Tuyển chọn những tác phẩm báo chí có chất lượng tốt nhất để tôn vinh, khen thưởng, từ đó động viên người làm báo nỗ lực lao động, sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG  CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ HỘI NHÀ BÁO THANH  HÓA GIAI ĐOẠN 2016­ 2020 Họ và tên học viên :         Nguyễn Thị Lộc             Mã số học viên :         AP 152345            Chức vụ, cơ quan :     Phó trưởng ban kiểm tra,                                               Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa           Lớp :                                  Cao cấp lý luận chính trị k66 B24                                                         1
  2. Hà Nội, năm 2017                                    LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,   kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn   đúng qui định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị  công tác của tôi  và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn.            Tác giả     Nguyễn Thị Lộc  2
  3. MỤC LỤC                   Trang   PHẦN   1.   MỞ   ĐẦU  ............................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN.........................................................................1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN....................................................................2 1.2.1. Mục tiêu  chung..................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ  thể..................................................................................3 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN...................................................................4 1.4.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ  ÁN......................................................................5 1.4.1. Phạm vi đối  tượng.............................................................................5 1.4.2. Thời gian nghiên cứu đề  án...............................................................5 PHẦN 2: NỘI DUNG..........................................................................................5 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ  ÁN...........................................................5 2.1.1. Căn cứ khoa học, lý  luận...................................................................5 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý...................................................................6 2.1.3. Căn cứ thực  tiễn: ..............................................................................7 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN...................................................9 2.2.1.Giới   thiệu   tóm   lược   về   Hội   Nhà   báo   Thanh  Hóa...............................9 2.2.2. Hệ thống Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thanh  Hóa..........................10 3
  4. 2.2.3. Thực trạng một số  hoạt động chuyên môn nghiệp vụ  của Hội   Nhà   báo   Thanh   Hóa   hiện  nay......................................................................................13 2.2.3.1.Thực   trạng   hoạt  động....................................................................13 2.2.3.2. Về bồi dưỡng tư tưởng ­ chính trị, tập huấn nghiệp vụ  và đạọ  đức nghề  nghiệp cho cán bộ, hội viên, người làm báo; tổ  chức tham gia các  hội  thảo......................................................................................................................13 2.2.3.3. Về xuất bản ấn phẩm “ Người làm báo Thanh  Hóa”...................14 2.2.3.4 .Về tổ chức Hội báo  Xuân.............................................................14 2.2.3.5. Việc tổ chức chấm, chọn trao giải báo chí Trần Mai  Ninh..........15 2.2.3.6. Về hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng  cao..................................16 2.2.3.7. Giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn  nghiệp vụ Hội Nhà báo Thanh Hóa giai đonạ 2016­  2020..............................................17 2.3.3.8. Tham khảo hoạt động của Hội Nhà báo một số tỉnh thành trong  cả  nước.....................................................................................................................1 8 2.3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ  ÁN.......................................................19 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề  án..........................20 2.3.1.1. Những thuận  lợi...........................................................................20 2.3.1.2. Những khó khăn...........................................................................20 2.3.2. Kinh phí thực hiện đề  án.................................................................21 4
  5. 2.3.2.1. Kinh phí thực hiện đề án năm  2016.............................................21 2.3.2.2. Đề xuất quan điểm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động  chuyên môn nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh  Hóa..........................................25 2.3.2.3.Về  bồi  dưỡng tư  tưởng chính trị,  đạo  đức nghề  nghiệp  tập  huấnchuyên   môn   nghiệp   vụ,   kỷ   luật   phát   ngôn   cho   người   làm  báo....................26 2.3.2.4. Về xuất bản ấn phẩm Người làm  báo...........................................27 2.3.2.5. Định hướng đổi mới ấn  phẩm......................................................28 2.3.2.6. Về việc tổ chức Hội báo xuân thường niên và tham gia Hội báo  xuân toàn quốc định kỳ 5 năm một  lần................................................................31 2.3.2.7. Việc tổ chức chấm và trao giải báo chí Trần Mai  Ninh ..............32 2.3.3. Việc thiết lập và hoạt động trang thông tin điện tử của Hội Nhà  báo Thanh  Hóa...........................................................................................................33 2.3.3.1 Sự cần  thiết....................................................................................33 2.3.3.2. Tiêu chí thiết  lập...........................................................................34 2.3.3.3. Tính năng kỹ  thuật.......................................................................35 2.4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẦU RA........................................................36 2.4.1. Sản phẩm đầu ra cảu đề  án.............................................................36 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................36 3.1. KẾT LUẬN........................................................................................36 3.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................37 5
  6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................39 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND  : Ủy ban nhân dân tỉnh HĐND tỉnh :  Hội đồng nhân dân tỉnh CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa GDP : Tổng giá trị quốc nội 6
  7. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN. Báo chí cách mạng là bộ  phận tiên phong trong công tác tư  tưởng của   Đảng, diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp xây   dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam theo con đường độc lập dân tộc gắn liền   với chủ nghĩa xã hội. Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động báo chí trong tình hình mới, một trong  những nhân tố  quan trọng là phải nâng cao vai trò, hiệu quả  hoạt động của  các cấp hội nhà báo. Xác định rõ nhiệm vụ  đổi mới, trong nhiệm kỳ  IV (2010 ­ 2015) Hội  Nhà báo Thanh Hóa đã có những cố  gắng, tuy nhiên, do hạn chế  về  nguồn  nhân lực, kinh phí và một số  vấn đề  khách quan tác động, nên một số  hoạt   động đặc thù trong công tác hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nghị quyết Đại hội lần thứ V Hội Nhà báo Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015 ­  2020 đã đề  ra mục tiêu, nhiệm vụ  của Hội là, bên cạnh việc tập hợp, đoàn  kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, còn phải hết   sức  chú trọng  đến  công tác  giáo  dục  chính  trị   ­  tư   tưởng,  đạo  đức nghề  nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người làm báo trên địa  bàn; đa dạng hóa các hình thức hoạt động, góp phần cùng với các cơ quan báo  chí và cơ  quan chỉ  đạo, quản lý báo chí xây dựng đội ngũ người làm báo  Thanh Hóa giỏi về  chuyên môn, vững về  nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng.  Tại Đại hội lần này, đồng chí  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã phát biểu  chỉ đạo sâu sát, trong đó nhấn mạnh việc Hội Nhà báo Thanh Hóa phải thực  sự  trở  thành “mái nhà chung” cho người làm báo trên địa bàn. Để  làm được   điều đó Hội Nhà báo Thanh Hóa cần phải tiếp tục đổi mới nội dung, hình   thức hoạt động hướng vào sự  thiết thực, hiệu quả  để  đóng góp nhiều hơn   7
  8. nữa cho sự phát triển của tỉnh, sự lớn mạnh của báo giới. Đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X Hội Nhà báo Việt   Nam nhiệm kỳ  2015 ­ 2020, Tổng Bí thư  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng  Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo nhấn mạnh: “Các cấp hội  nhà báo cần chú trọng hơn nữa nhiệm vụ  đoàn kết, tập hợp hội viên, đẩy   mạnh việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với   việc thực hiện những quy định về  đạo đức người làm báo Việt Nam để  xây  dựng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức   nghề  nghiệp trong sáng, trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ  cao, sáng tạo ra   những tác phẩm báo chí có giá trị về nội dung, tư tưởng và cách thức thể hiện  phong phú, hấp dẫn. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng, các cơ  quan báo chí, cơ  sở  đào tạo trong việc không ngừng nâng cao vai trò, vị  trí,  chất lượng và hiệu quả hoạt động hội . Mặt khác, nguyện vọng chính đáng của hội viên, người làm báo trên địa  bàn và những đề  xuất từ  cơ  sở  đều tập trung vào việc Hội Nhà báo Thanh  Hóa cần đổi mới hơn nữa trong cách tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ chính trị  của mình để đồng hành cùng các cơ quan báo chí, người làm báo trên địa bàn  góp phần xây dựng Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước,  đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Với vai trò là Nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa,   là học viên đang theo học chương trình Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện   Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn nghiên cứu đề án “  Đổi mới, Nâng  cao   chất   lượng   hoạt   động   chuyên   môn,   nghiệp   vụ   của   Hội   Nhà   báo  Thanh Hóa Giai đoạn 2016 ­ 2020” để làm đề án tốt nghiệp . 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1.2.1. Mục tiêu chung Phương án “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn,   nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa” được Hội Nhà báo Thanh Hóa xây  dựng trên cơ sở sau: 8
  9. Hội ra đời với mục đích tập hợp,  định hướng,  đoàn kết,  chăm lo xây  dựng đội ngũ người làm báo trong tỉnh phát huy truyền thống vẻ vang của báo  chí cách mạng Việt Nam, đề  cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ  công dân của  người làm báo hướng vào mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc; động viên  các Nhà báo, người làm báo phát huy khả  năng sáng tạo, cùng các tổ  chức  chính trị ­ xã hội khác và nhân dân cả tỉnh phấn đấu xây dựng Thanh Hóa ngày  càng phát triển. Hội đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp,  chính  đáng   của   người   làm   báo   trên   địa  bàn   trong  hoạt  động  chuyên   môn,  nghiệp vụ góp phần xây dựng các cơ quan báo chí Thanh Hóa ngày càng hiện  đại đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Hội hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Hội Nhà báo Việt   Nam thống nhất trong toàn quốc, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện  của Tỉnh  ủy, cụ  thể  là Ban Tuyên giáo Tỉnh  ủy, sự  quản lý nhà nước của  UBND tỉnh, có quan hệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ  năm 2008 đến nay, Hội Nhà báo Thanh Hóa còn phối hợp với Ban  Tuyên giáo Tỉnh  ủy, Sở  Thông tin và Truyền thông tham mưu, xây dựng các  vấn đề  về  chủ  trương, chính sách, pháp luật liên quan đến báo chí theo theo  Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất trong toàn quốc  và Quyết định của Tỉnh ủy ban hành Quy chế phối hợp giữa 3 cơ quan. Hiện Hội Nhà báo Thanh Hóa quản lý gần 300 hội viên sinh hoạt tại 6   chi hội, gồm: Chi hội nhà báo Báo Thanh Hóa, Chi hội nhà báo Đài Phát thanh   và Truyền hình Thanh Hóa, Chi hội nhà báo Báo Văn hóa và Đời sống, Chi hội  nhà báo Tạp chí Xứ  Thanh, Chi hội nhà báo các cơ  quan báo chí Trung ương  tại Thanh Hóa và Chi hội Văn phòng Hội Nhà báo Thanh Hóa. Ngoài ra còn  tập hợp, định hướng, tạo diễn đàn sinh hoạt cho đông đảo người làm báo trên   địa bàn. Kể từ khi ra đời đến nay Hội Nhà báo Thanh Hóa đã trải qua 5 kỳ đại   hội. Bộ  máy tổ  chức Hội Nhà báo Thanh Hóa theo mô hình Chủ  tịch Hội là  đồng chí  Ủy viên ban Chấp hành Đảng bộ  tỉnh,  Ủy viên Ban Chấp hành Hội  9
  10. Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Hóa kiêm nhiệm; có 2 Phó Chủ  tịch, trong đó 1 Phó Chủ tịch Thường trực làm nhiệm vụ Thủ trưởng cơ quan,  điều hành công việc hàng ngày, 1 Phó Chủ  tịch là Phó Giám đốc Đài Phát  thanh và Truyền hình Thanh Hóa kiêm nhiệm. Hiện tại Hội Nhà báo Thanh  Hóa có Ban Chấp hành gồm 13 ủy viên, Ban Thường vụ 5 ủy viên (gồm Chủ  tịch, 2 Phó Chủ  tịch và Tổng Biên tập Báo Văn hóa và Đời sống, Tổng biên  tập Tạp chí Xứ  Thanh). Hội có Ban Kiểm tra (5 người), Ban Nghiệp vụ  (3   người), Ban Công tác hội (3 người), Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo nữ (3  người), Ban biên tập ấn phẩm “Người làm báo” (5 người) và Văn phòng Hội.   Các chức danh trưởng ban, chủ nhiệm Câu lạc bộ hầu hết là kiêm nhiệm bởi   các nhà báo có kinh nghiệm, uy tín hiện đang giữ những cương vị chủ chốt ở  các cơ quan báo chí trong tỉnh. Văn phòng Hội Nhà báo Thanh Hóa là cơ quan  thường trực của Hội Nhà báo Thanh Hóa được giao biên chế   ổn định hàng   năm,  được  cấp  kinh  phí  hoạt   động  thường  xuyên.  Ngoài  ra  Hội  Nhà  báo  Thanh Hóa còn được cấp kinh phí cho 5 hoạt động đặc thù từ  ngân sách của  tỉnh và một phần kinh phí hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao từ  ngân sách Trung ương thông qua Hội Nhà báo Việt Nam. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN ­ Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị,  chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề  nghiệp, kỷ  luật phát ngôn cho người   làm báo; kinh nghiệm, kỹ năng phát ngôn cho người phát ngôn ở  các sở, ban,   ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, từ đó nhằm tăng cường kỹ năng tác  nghiệp, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của  người làm báo trên địa bàn. ­ Đưa báo chí và văn hóa đọc đến với đông đảo công chúng báo chí,   nhất là  ở  những vùng Miền núi, dân tộc, khu vực bãi ngang ven biển, góp   phần nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật, tạo thêm cơ  hội giao lưu văn  hóa cho người dân. ­ Tạo điều kiện tốt hơn trong việc hướng dẫn, tuyển chọn những tác  phẩm báo chí có chất lượng tốt nhất để  tôn vinh, khen thưởng, từ  đó động  10
  11. viên người làm báo nỗ  lực lao động, sáng tạo, xung kích trên mặt trận tư  tưởng ­ văn hóa.  ­ Tạo thêm diễn đàn để  cán bộ, hội viên, người làm báo, công chúng  báo chí và các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm đến đời sống báo chí cùng trao  đổi, tương tác, góp phần cùng các cơ  quan báo chí trong tỉnh, người làm báo  trên địa bàn và các cấp  ủy, chính quyền, doanh nghiệp trong tỉnh cùng phát  triển. Để  đạt được những mục tiêu trên, phương án của Hội Nhà báo Thanh   Hóa tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đánh giá đúng thực trạng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ  chính của Hội Nhà báo Thanh Hóa; một số  tồn tại, hạn chế của các cơ  quan  báo chí trong tỉnh  những năm gần đây. Thứ  hai,  đề  xuất quan điểm, phương hướng đổi mới,  nâng cao chất  lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ  của Hội Nhà báo Thanh Hóa trong   thời gian tiếp theo. Thứ  ba,  đề  xuất một số  giải pháp cơ  bản và cơ  sở  tính để  nâng cao  hiệu quả, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa. ­ Phân tích sự cần thiết xây dựng đề án của phóng viên, hội viên các chi   hội nhà báo đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ­ Xác định nhiệm vụ  chuyên môn, nghiệp vụ  của Hội Nhà báo Thanh  Hóa trong giai đoạn 2016­2020. ­ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của phóng viên,  báo chí trong toàn tỉnh. Về  đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ  sở  vật chất, kỹ thuật :  Tổ  chức bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư  các  thiết bị  công nghệ  số  hiện đại nhằm nâng cao năng lực tác nghiệp và năng suất lao động của phóng   viên, biên tập viên, kỹ  thuật viên, xây dựng đội ngũ phóng viên làm báo “đa  phương tiện”, có năng lực tổ chức các chuyên đề, chuyên trang, làm việc theo   nhóm. 11
  12. 1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN 1.4.1 . Phạm vi đối tượng. Đề án nghiên cứu về Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên  môn, nghiệp vụ  của Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới, một   trong những nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao vai trò hiệu quả hoạt động   của Hội Nhà báo các cấp.  1.4.2. Thời gian nghiên cứu:  ­ Giới hạn về không gian: Hội Nhà báo Thanh Hóa. ­ Giới hạn thời gian: Từ năm 2016 đến 2020. ­ Giới hạn đối tượng nội dung các  ấn phẩm: Những giải pháp mang  tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, giao diện các ấn  phẩm: Người làm báo Thanh Hóa, thường kỳ, một số hoạt động chuyên môn   nghiệp vụ, PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1.  CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 2.1.1 Căn cứ khoa học, lý luận Đề  án được xây dựng trên cơ  sở  lý luận của Chủ  nghĩa Mác­ Lê Nin,  Tư  tưởng Hồ  Chí Minh và các quan điểm chủ  trương, đường lối của Đảng   chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, báo chí đóng vai trò quan trọng,  không chỉ  là vũ khí sắc bén của những người cộng sản trong tuyên truyền,   thức tỉnh, giác ngộ quần chúng, giúp họ lựa chọn con đường, đi theo tiếng gọi   thiêng liêng của Đảng, đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước  mà còn là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong công cuộc xây   dựng CNXH và bảo vệ  vững chắc Tổ  quốc Việt Nam XHCN. Luật Báo chí   Việt Nam khẳng định: Báo chí là tiếng nói của Đảng, các cơ quan Nhà nước,  của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân. Tiếng nói của báo chí không chỉ  phán ánh kịp thời, đưa đường lối, chủ  trương của Đảng, chính sách và pháp   luật của Nhà nước vào cuộc sống mà còn là kênh thông tin tin cậy để  nhân  12
  13. dân “gửi gắm” tâm tư nguyện vọng, “vũ khí” giám sát của mình đối với Đảng   và Nhà nước. Từ  đó, tìm ra tiếng nói chung của “ý Đảng lòng dân”, tăng  cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng tâm hợp lực, quyết tâm thực   hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đề ra. 2.1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý Đề án được xây dựng trên những căn cứ pháp lý sau. Luật Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ­ Nghị  quyết Trung  ương 5 (Khoá X) về  công tác tư  tưởng, lý luận và  báo chí trước yêu cầu mới; ­ Chỉ thị 37/CT ­ TW ngày 18/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng  (Khoá IX) “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà  báo Việt Nam trong thời kỳ mới”; ­   Quyết   định   số   155   ­   QĐ/TW   ngày   23/4/2008   của   Ban   Chấp   hành  Trung ương Đảng về việc ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên  giáo Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn  Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ  quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ  đạo, quản lý báo chí và  văn bản cụ  thể  hóa việc phối hợp của các cơ  quan  trên địa bàn Thanh Hóa do Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành. ­ Chỉ  thị  919/CT­ TTg ngày 18/6/2010 của Thủ  tướng Chính phủ  về  việc tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ  quan   nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam; ­ Quyết định số  1758 ngày 20/12/1993 của UBND tỉnh Thanh Hoá về  việc thành lập Hội Nhà báo Thanh Hóa; ­ Quyết định số  1026/QĐ­UBND ngày 4/4/2011 của Chủ  tịch UBND   tỉnh về Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa; ­ Quy hoạch số  20 ngày 9/4/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về  Quy  hoạch báo chí tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;  ­ Quyết định số  1726/2014/QĐ­ UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về  13
  14. việc ban hành Quy chế  về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên   địa bàn tỉnh Thanh Hóa; ­ Thông báo số  128/TB­UBND ngày 29/10/2010 về  việc thông báo kết   luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại buổi làm việc với Hội Nhà báo  Thanh Hóa ngày 13/10/2010; ­ Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm  kỳ 2015 ­ 2020; ­ Nghị  quyết Đại hội lần thứ  V Hội Nhà báo Thanh Hóa, nhiệm kỳ  2015 ­ 2020; ­ Thông báo số  2469 ­ CV/VPTU ngày 28/8/2015 của Văn phòng Tỉnh  ủy Thanh Hóa thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đồng ý cho Hội Nhà  báo Thanh Hóa xây dựng phương án “ Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt  động chuyên môn, nghiệp vụ  của Hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016­ 2020” 2.1.3. Căn cứ thực tiễn Trong 5 năm qua (2011 – 2015), được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND,  UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, đầu tư thực hiện Đề án đổi mới, phát triển  Báo Thanh Hóa giai đoạn 2011­ 2020, Ban Biên tập Báo Thanh Hóa đã từng  bước đổi mới nội dung và hình thức các  ấn phẩm hiện có, giữ  vững định   hướng chính trị, tăng thêm  ấn phẩm mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự  lãnh  đạo, chỉ  đạo của cấp  ủy đảng, chính quyền, nhu cầu thông tin đa dạng của   các đối tượng bạn đọc.  Tuy nhiên, quá trình đổi mới diễn ra còn chậm so với mong muốn. Chất  lượng, nội dung, hình thức các ấn phẩm tuy đã được chú trọng hơn nhưng so  với sự đổi mới của các báo đảng địa phương khác ở tốp đầu cũng như các tờ  báo lớn trong nước thì vẫn còn khoảng cách.  Thói quen và sức ì của một bộ phận phóng viên ngại đào sâu suy nghĩ là   nguyên nhân dẫn đến các bài phản ánh chung chung vẫn chiếm tỷ  lệ  nhiều  trên các trang báo. Năng lực phát hiện, phân tích, đánh giá vấn đề, đề  xuất ý  14
  15. kiến kiến nghị  của phóng viên còn hạn chế, do đó ít có những bài viết sâu   sắc, có chất lượng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên có trình độ  trong   các lĩnh vực, ngành chuyên môn có quá ít. Các thể loại báo chí có tính hấp dẫn   đối với bạn đọc như phóng sự, điều tra, ký, chính luận… ít được sử dụng. Đó   là những nguyên nhân cơ  bản khiến cho chất lượng nội dung của các  ấn   phẩm chưa cao. Các thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác xuất bản tuy đã được   đầu tư nhưng thiếu đồng bộ nên gây khó khăn cho quy trình xuất bản.   Trước áp lực đưa tin nhanh, chính xác, hấp dẫn để  thu hút độc giả  trong môi trường thông tin cạnh tranh như ngày nay, thì việc rà soát, đánh giá  lại các ấn phẩm hiện có để xây dựng các giải pháp nhằm điều chỉnh, bổ sung   bảo đảm và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của các ấn phẩm là điều   cần thiết. Bên cạnh đó, tại  Đề  án đổi mới, phát triển Báo Thanh Hóa giai  đoạn 2011­ 2020 chưa dự báo được xu hướng phát triển của báo chí hiện đại   diễn ra nhanh chóng, vì vậy Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên   môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020 ” nhằm  đề  xuất bổ  sung cách thức quản lý sản xuất bước đầu về  mô hình tòa soạn  hội tụ  mà Đề  án đổi mới, nâng cao chất lượng, hoạt động chuyên môn của  Hôi Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 chưa đề cập đến. Quê hương, đất nước đang trên đường đổi mới, hội nhập, phát triển.  Những yêu cầu mới đặt ra cho các cơ  quan báo chí, nhất là báo đảng địa   phương là phải bắt nhịp kịp với sự đổi mới, phát triển, hội nhập ấy của quê  hương, đất nước. Báo chí phải đáp  ứng kịp thời nhiệm vụ  tuyên truyền sự  lãnh đạo, chỉ  đạo của các cấp  ủy đảng, chính quyền, đưa chủ  trương, chính  sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, làm chuyển biến từ nhận thức đến  hành động, tạo nên sự đồng thuận nhất trí cao từ hệ thống chính trị đến từng   người dân hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công  bằng, văn minh. 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 2.2.1. Giới thiệu tóm lược Hội Nhà báo Thanh Hóa. 15
  16. Hội Nhà báo Thanh Hoá là tổ chức chính trị ­ xã hội ­ nghề nghiệp của   những người làm báo trong tỉnh; thành viên của  Ủy ban Mặt trận Tổ  quốc   tỉnh, được thành lập bởi Hội Nhà báo Việt Nam và Quyết định số  1758 ngày  20/12/1993 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Trong sự  nghiệp  cách mạng Việt   Nam, báo chí đóng vai trò quan trọng, không chỉ là vũ khí sắc bén của những   người cộng sản trong tuyên truyền, thức tỉnh, giác ngộ  quần chúng, giúp họ  lựa chọn con đường, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, đấu tranh giành   độc lập dân tộc, thống nhất đất nước mà còn là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà   nước với nhân dân trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ  quốc Việt Nam XHCN. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định: Báo chí là tiếng  nói của Đảng, các cơ  quan Nhà nước, của các đoàn thể  và là diễn đàn của   nhân dân. Tiếng nói của báo chí không chỉ  phán ánh kịp thời, đưa đường lối,  chủ  trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống  mà còn là kênh thông tin tin cậy để nhân dân “gửi gắm” tâm tư nguyện vọng,  “vũ khí” giám sát của mình đối với Đảng và Nhà nước. Từ đó, tìm ra tiếng nói  chung của “ý Đảng lòng dân”, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân  tộc, đồng tâm hợp lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đề  ra.  ­ Xác định nhiệm vụ  chuyên môn, nghiệp vụ  của Hội Nhà báo Thanh  Hóa trong giai đoạn 2016 ­2020. ­ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của phóng viên,  báo chí trong toàn tỉnh. Hội ra đời với mục đích tập hợp,  định hướng,  đoàn kết,  chăm lo xây  dựng đội ngũ người làm báo trong tỉnh phát huy truyền thống vẻ vang của báo  chí cách mạng Việt Nam, đề  cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ  công dân của  người làm báo hướng vào mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc; động viên  các nhà báo, người làm báo phát huy khả  năng sáng tạo, cùng các tổ  chức  chính trị ­ xã hội khác và nhân dân cả tỉnh phấn đấu xây dựng Thanh Hóa ngày  càng phát triển. Hội đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp,  chính  đáng   của   người   làm   báo   trên   địa  bàn   trong  hoạt  động  chuyên   môn,  16
  17. nghiệp vụ góp phần xây dựng các cơ quan báo chí Thanh Hóa ngày càng hiện  đại đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Hội hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Hội Nhà báo Việt   Nam thống nhất trong toàn quốc, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện  của Tỉnh  ủy, cụ  thể  là Ban Tuyên giáo Tỉnh  ủy, sự  quản lý nhà nước của  UBND tỉnh, có quan hệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông.   Từ năm 2008 đến nay, Hội Nhà báo Thanh Hóa còn phối hợp với Ban   Tuyên giáo Tỉnh  ủy, Sở  Thông tin và Truyền thông tham mưu, xây dựng các  vấn đề  về  chủ  trương, chính sách, pháp luật liên quan đến báo chí theo theo  Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất trong toàn quốc  và Quyết định của Tỉnh ủy ban hành Quy chế phối hợp giữa 3 cơ quan.  2.2.2 Hệ thống Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Hiện Hội Nhà báo Thanh Hóa quản lý gần 300 hội viên sinh hoạt tại 6   chi hội, gồm: Chi hội nhà báo Báo Thanh Hóa, Chi hội nhà báo Đài Phát thanh   và Truyền hình Thanh Hóa, Chi hội nhà báo Báo Văn hóa và Đời sống, Chi hội  nhà báo Tạp chí Xứ  Thanh, Chi hội nhà báo các cơ  quan báo chí trung  ương  tại Thanh Hóa và Chi hội Văn phòng Hội Nhà báo Thanh Hóa. Ngoài ra còn  tập hợp, định hướng, tạo diễn đàn sinh hoạt cho đông đảo người làm báo trên   địa bàn.   Kể từ khi ra đời đến nay Hội Nhà báo Thanh Hóa đã trải qua 5 kỳ đại  hội. Bộ  máy tổ  chức Hội Nhà báo Thanh Hóa theo mô hình Chủ  tịch Hội là  đồng chí  Ủy viên ban Chấp hành Đảng bộ  tỉnh,  Ủy viên Ban Chấp hành Hội  Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Hóa kiêm nhiệm; có 2 Phó Chủ  tịch, trong đó 1 Phó Chủ tịch Thường trực làm nhiệm vụ thủ trưởng cơ quan,   điều hành công việc hàng ngày, 1 Phó Chủ  tịch là Phó Giám đốc Đài Phát  thanh và Truyền hình Thanh Hóa kiêm nhiệm. Hiện tại Hội Nhà báo Thanh  Hóa có Ban Chấp hành gồm 13 ủy viên, Ban Thường vụ 5 ủy viên (gồm Chủ  tịch, 2 Phó Chủ  tịch và Tổng Biên tập Báo Văn hóa và Đời sống, Tổng biên  tập Tạp chí Xứ  Thanh). Hội có Ban Kiểm tra (5 người), Ban Nghiệp vụ  (3   người), Ban Công tác hội (3 người), Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo nữ (3  17
  18. người), Ban biên tập ấn phẩm “Người làm báo” (5 người) và Văn phòng Hội.   Các chức danh trưởng ban, chủ nhiệm Câu lạc bộ hầu hết là kiêm nhiệm bởi   các nhà báo có kinh nghiệm, uy tín hiện đang giữ những cương vị chủ chốt ở  các cơ quan báo chí trong tỉnh. Văn phòng Hội Nhà báo Thanh Hóa là cơ quan  thường trực của Hội Nhà báo Thanh Hóa được giao biên chế   ổn định hàng   năm,  được  cấp  kinh  phí  hoạt   động  thường  xuyên.  Ngoài  ra  Hội  Nhà  báo  Thanh Hóa còn được cấp kinh phí cho 5 hoạt động đặc thù từ  ngân sách của  tỉnh và một phần kinh phí hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao từ  ngân sách Trung ương thông qua Hội Nhà báo Việt Nam. Thời gian gần đây báo chí Thanh Hóa có bước chuyển mạnh cả về quy  mô, số lượng và chất lượng. Đội ngũ người làm báo không ngừng lớn mạnh,  trưởng thành, và ngày càng được trẻ hóa, đóng góp tích cực vào sự phát triển   kinh tế  ­ xã hội, đảm bảo quốc phòng ­ an ninh của tỉnh, phản ánh kịp thời   diễn biến của đời sống xã hội, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng  lớp nhân dân trong tỉnh; phát hiện, cổ vũ các nhân tố  mới, điển hình tiên tiến   và kết quả trên các lĩnh vực của tỉnh trong công cuộc đổi mới. Báo chí Thanh   Hóa cũng đóng vai trò là phương tiện phản biện xã hội, góp phần vào việc   tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới trên tất cả  các lĩnh vực của đời sống,   đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân; phục vụ  kịp thời  các ngày lễ, các sự  kiện lớn của đất nước, của tỉnh; tham gia tích cực vào  những cuộc vận động lớn như: Xây dựng nông thôn mới; người Việt Nam ưu  tiên dùng hàng Việt Nam; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan  liêu và các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.   Hiện nay Thanh Hóa có 4 cơ quan báo chí, gồm: Báo Thanh Hóa, Đài  Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Xứ  Thanh. Ngoài ra còn có hơn 20 văn phòng đại diện, nhiều phóng viên thường  trú của cơ  quan báo chí Trung  ương và các bộ, ngành, hội, đoàn thể  có hội   viên đang sinh hoạt tại Hội Nhà báo Thanh Hóa. Những năm gần đây Báo  Thanh Hóa tiếp tục  ổn định và có bước phát triển vượt bậc về  chất với số  lượng phát hành 6 kỳ/tuần, ngoài ra còn báo điện tử  và ấn phẩm Thanh Hóa  hằng tháng, phụ  trương miền núi ­ dân tộc. Đài Phát thanh và Truyền hình   18
  19. Thanh Hóa thực hiện thời lượng phát sóng phát thanh 14 giờ/ngày, phát sóng  truyền hình 19 giờ/ngày. Đến năm 2015 đài có 84 chuyên mục chương trình  truyền   hình,   87   chuyên   mục   chương   trình   phát   thanh,   trong   đó   có   nhiều  chương trình, chuyên mục đã khẳng định được sức hấp dẫn đối với công  chúng. Báo Văn hóa và Đời sống từ năm 2012 đã xuất bản 2 kỳ/tuần và ra báo   điện tử. Tạp chí Xứ Thanh từng bước cải tiến nội dung, hình thức góp phần  làm phong phú đời sống báo chí, văn học ­ nghệ  thuật, nâng cao mức hưởng  thụ tinh thần của nhân dân trong tỉnh.    Cùng với các cơ  quan báo chí địa phương, các văn phòng đại diện,  phóng viên thường trú của các cơ  quan báo chí Trung ương và các bộ, ngành,  hội, đoàn thể trên địa bàn đã góp phần làm phong phú thêm hoạt động của báo  chí ở Thanh Hóa. Ngoài ra Thanh Hóa còn có một số ấn phẩm có tính báo chí  xuất bản hàng tháng, hàng quý như  đặc san Khoa học Thanh Hóa, tập san   Giáo dục Thanh Hóa, thông tin Văn phòng cấp  ủy, bản tin của Sở  Thông tin  và Truyền thông, bản tin Khuyến nông… đã tăng thêm sức mạnh cho công tác  tuyên truyền trên địa bàn.    Bên cạnh kết quả đạt được, báo chí Thanh Hóa thời gian qua cũng bộc   lộ  những khuyết điểm, hạn chế  cần phải khắc phục, đó là: Nội dung, hình  thức của một số tờ báo, số báo chưa thật hấp dẫn, phong phú. Chưa nhiều tác   phẩm có tính tổng kết thực tiễn, định hướng dư  luận, giá trị  nhân văn cao.   Nhà báo và tác phẩm báo chí tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,   lãng phí, thói hư  tật xấu, bảo vệ  những giá trị  đạo đức truyền thống, tuyên   truyền đạo đức, tính nhân văn vẫn còn ít. Nhiều nhà báo chưa bám sát cơ sở,  tiếp nhận thông tin chưa đầy đủ  dẫn đến tình trạng đưa tin sai, trùng lặp,  thậm chí là "xào xáo" tin bài, đạo  ảnh, dẫn đến cùng một sự  kiện nhiều báo  đưa tin khác nhau. Có những thông tin thiếu chọn lọc, chưa được kiểm chứng   làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế ­ xã hội, ổn định quốc phòng ­ an  ninh của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.    Hạn chế  trên một phần do năng lực, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị  ­   xã hội của một bộ phận người làm báo còn bất cập. Còn bởi công tác đào tạo,   bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ở một số  19
  20. cơ  quan báo chí chưa đáp  ứng yêu cầu của sự  phát triển báo chí. Mặt khác,   công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về  báo chí chưa được quan  tâm đúng mức. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khách quan không thể xem nhẹ  là những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Các thế lực thù địch dùng nhiều thủ  đoạn để  xâm nhập, tác động thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” trong   lĩnh vực thông tin, báo chí. Mặt trái của cơ  chế  thị  trường cũng tác động  không nhỏ đến hoạt động báo chí và người làm báo.   Từ thực tiễn đó, đòi hỏi Hội Nhà báo Thanh Hóa phải nỗ lực hơn nữa,   đa dạng hóa các hình thức hoạt động để  tập hợp, định hướng, bồi dưỡng  nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề  nghiệp, kỹ  năng tác nghiệp của  người làm báo, coi đó là yếu tố  quan trọng góp phần để  đảm bảo đội ngũ  người làm báo Thanh Hóa có chất lượng, cơ quan báo chí vững mạnh... 2.2.3. Thực trạng một số  hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ  của  Hội Nhà báo Thanh Hóa hiện nay 2.2.3.1. Thực trạng hoạt động Hiện nay, Hội Nhà báo Thanh Hóa có những hoạt động thường xuyên  nổi bật đó là: Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề  nghiệp, kiến thức pháp luật cho việc tác nghiệp của hội viên, người làm báo  trên địa bàn; tổ  chức chấm chọn, trao giải Giải báo chí Trần Mai Ninh, Giải   báo chí chất lượng cao và xét chọn tác phẩm báo chí tham dự  Giải báo chí  quốc gia thường niên; động viên, cổ  vũ người làm báo tham dự  các cuộc thi   do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ  chức, các cuộc thi có tính giáo dục   chính trị ­ tư tưởng, đại đoàn kết toàn dân và những cuộc thi chuyên đề do các   cơ quan, ban, ngành ở Trung  ương và trong tỉnh phát động; tham gia cùng các   cơ  quan chỉ đạo và quản lý báo chí tuyển chọn các tác phẩm báo chí có chất   lượng cao để  tôn vinh, khen thưởng theo chủ  đề  và những yêu cầu có tính   thời sự ở từng thời điểm; tổ chức Hội báo xuân, gặp mặt, giao lưu người làm   báo trên địa bàn; đăng cai tổ  chức Hội thảo cũng như  tham gia các hội thảo   báo chí chuyên đề quốc gia và hội thảo do Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh  khu vực Bắc Miền Trung tổ  chức; tham gia hoạt động phản biện xã hội; tổ  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2