intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. TRƯỜNG   THCS   NGUYỄN   ĐỨC  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I CẢNH NĂM HỌC: 2022 ­2023                      MÔN : LỊCH SỬ 8 I.Trắc nghiệm Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho : A. Nhân dân lao động Anh B. Quí tộc cũ C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới D. Vua nước Anh Câu 2. Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh trở thành: A. nước Dân chủ chủ nô B. nước Quân chủ chuyên chế. C. nước Quân chủ lập hiến D. nước Xã hội chủ nghĩa Câu 3.Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ được công bố vào thời gian nào? A. 26­10­1774 B. 4­7­1776 C. 17­10­1777 D. 14­7­1789 Câu 4. Giêm­ Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào? A. 1769 B. 1764 C. 1784 D. 1785 Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về? A. Sản xuất lương thực B. Sản xuất công nghiệp nặng C. Sản xuất công nghiệp nhẹ D. Xuất khẩu tư bản, thương mại Câu 6. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở  Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào? A. Tư sản B. Vô sản
  2. C. Tiểu tư sản D. Tăng lữ Câu 7. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là? A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Bãi công Câu 8. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì? A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động  Pari bầu ra. B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu  trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 9. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là  cuộc cách mạng tư sản vì: A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì. B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống. C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường  cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển. D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Câu 10. Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu  tiên trong ngành: A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp khai khoáng. C. Công nghiệp dệt . D. Giao thông vận tải. Câu 11. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê­nin thành lập là Đảng của : A­Phong kiến B­Tư sản C­Nông dân D­Vô sản
  3. Câu 12. Ý nào sau đây không thuộc chính sách cai cai trị của chính quyền thực  dân Anh ở Ấn Độ ? A­Xây dựng bộ máy chính quyền cai trị Ấn Độ một cách trực tiếp B­Thực hiện chính sách vơ vét ,bóc lột Ấn Độ một cách thậm tệ C­Thực hiện chính sách chia để trị D­Khuyến khích phát triển nền văn hoá dân tộc hòng xoa dịu tinh thần phản  kháng của nhân dân Ấn Độ . Câu 13. Hãy nối nước đế quốc ở cột trái với đặc điểm chủ yếu của nước đó ở  cột phải : A Nối B A. Anh 1. Đế quốc cho vay lãi. B. Pháp 2. Đế quốc thực dân. C. Nhật 3. Đế quốc công nghiệp. D. Mĩ 4. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến E. Đức II.Tự luận Câu 1. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng Hà Lan? ­ Diễn biến: + Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê­đéc­lan chống lại chính quyền phong  kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566. + Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê­đéc­lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau  là Cộng hòa Hà Lan). + Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. ­ Ý nghĩa: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới,  đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư  bản phát triển. Câu 2: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc  lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ a. Nguyên nhân: ­ Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến  hành chính
  4. sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây. ­ Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng  thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân  dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến  tranh bùng nổ b. Kết quả: ­ Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được  ra đời. ­ Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang,  đứng đầu là Tổng thổng. c. Ý nghĩa: ­ Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được  hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát  triển. ­ Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô  được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi  gì. Câu3: Trình bày tình hình nước Pháp trước cách mạng.  * Tình hình kinh tế ­ Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém. ­ Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. ­ Thuế má nặng nề… * Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế. * Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ ­ quý tộc và đẳng cấp thứ ba ­ Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ nắm mọi quyền hành, có nhiều đặc lợi, không  phải đóng thuế ­ Đẳng cấp thứ ba: (Tư sản, nông dân, bình dân thành thị) không có quyền lợi  chính trị, phải đóng thuế ­ Tư sản đứng đầu đẳng cấp 3, nông dân nghèo khổ nhất và bị nhiều tầng bóc  lột.
  5. Câu 4: Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp. ­ Ý nghĩa: + Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư  sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ  nghĩa tư bản +Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với  nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh ­ Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp +Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản   triệt để nhất + Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn  không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được  hưởng lợi Câu5: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm  của công xã Pa ­ri? * Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập: ­ Năm 1870 chiến tranh Pháp ­ Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho  Pháp ­ Ngày 2/9/1870, Na­pô­lê­ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt. ­ Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa­ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ  tư  sản lâm thời  được thành lập (chính phủ vệ quốc). ­  Trước sự  tiến công của Phổ, chính phủ  tư  sản vội vã đầu hàng quân Đức.  Nhân dân Pa­ri kiên quyết đứng lên bảo vệ  tổ  quốc. => Mâu thuẫn giữa chính  phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng. ­ Sáng ngày 18/3/1871. Chi­e cho quân tấn công đồi Mông­mác, nhưng thất bại.  Quần chúng nhân dân làm chu Pa­ri. ­ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa­ri bầu Hội đồng công xã. ­ Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập. * Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm: ­ Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa­ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.  ­ Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ mới, xã hội mới.  ­ Cổ vũ nhân dân toàn thế giới đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.  ­ Bài học: CM thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông,  kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu, xây dựng nhà nước của dân do dân vì  dân.
  6. Câu 6: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa  thực dân ? ­Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ  phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các   nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. ­Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:   Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam­pu­chia, Tây  Ban Nha, Mĩ chiếm Phi­líp­pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In­đô­nê­xi­a. ­Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được  độc  lập nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp. Câu 7:  Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân đối với vùng Đông Nam A diễn  ra như thế nào? * Nguyên nhân:  Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài  nguyên, chế  độ  phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không  tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. * Quá trình xâm lược:  Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:  Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam­pu­chia, Tây  Ban Nha, Mĩ chiếm Phi­líp­pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In­đô­nê­xi­ a.Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc  lập nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp. Câu 8:  Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam   Á. chống lại Thực dân phương Tây. Em có nhận xét gì về  các phong trào   này? Sau khi biến Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây thi hành chính  sách cai trị hà khắc.=>Hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra. ­  Ở  In­đô­nê­xi­a, từ  cuối thế  kỉ  XIX, nhiều tổ  chức yêu nước của trí thức  tư sản tiến bộ  ra  đời. Năm 1905, các tổ  chức công đoàn được thành lập và  bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác.
  7. ­Ở Phi­líp­pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống  thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi­ líp­pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.   ­  Ở  Cam­pu­chia, cuộc khởi nghĩa của A­cha Xoa lãnh đạo  ở  Ta­keo  (1863 –  1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu­côm­bô ở Cra­chê (1866 – 1867)   ­ Ở  Lào, năm 1901, khởi nghĩa Pha­ca­đuốc lãnh đạo. Cùng năm đó, cuộc  khởi  nghĩa  ở  Cao Nguyên Bô­lô­ven bùng nổ, lan sang cả  Việt Nam gây  nhiều khó  khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt.   ­  Ở  Việt Nam: Sau triều đình Huế  đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng  nổ (1885   –   1896).   Phong   trào   nông   dân   Yên   thế   do   Hoàng   Hoa   Thám   lãnh  đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp. * Đánh giá: Các cuộc khởi nghĩa phát triển liên tục rộng khắp xong cuối cùng  đều thất bại. Phong trào này đã nêu cao được lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh  anh dũng của nhân dân các nước Đông Nam Á, giáng trả những đòn quyết liệt  vào thực dân phương Tây....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2