intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường được biên soạn và tổng hợp những kiến thức đã được học trong nửa đầu học kì 2, từ đó giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, ôn thi, chuẩn bị chu đáo cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA   Trường THCS Lê Quang Cường       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6 Năm học: 2020 ­ 2021 A – LÝ THUYẾT : Câu 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? - Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi  - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Câu 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Câu 3: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? - Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi; - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau Câu 4: So sánh sự nở vì nhiệt giữa các chất.  Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ   gây ra hiện tượng gì? - Chất khí nở  vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở  vì nhiệt nhiều hơn chất   rắn - Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra những lực rất lớn. Câu 5:  Nêu cấu tạo, đặc điểm và  ứng dụng của băng kép trong đời sống và kĩ   thuật? - Cấu tạo: Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau và được tán chặt   vào nhau dọc theo chiều dài của thanh - Hoạt động của băng kép dựa vào: các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - Đặc điểm: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại - Ứng dụng: Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng­ngắt tự  động mạch điện. Vd: Bàn ủi điện khi đủ độ nóng tự ngắt điện. Câu 6: Nhiệt kế là gì? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?   Hãy kể tên và nêu công dụng của 1 số nhiệt kế thường dùng? - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ  - Nguyên tắc cấu tạo: bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất - Có nhiều loại nhiệt kế : Nhiệt kế rượu ( công dụng: đo nhiệt độ khí quyển) 
  2. Nhiệt kế y tế ( công dụng: đo nhiệt độ cơ thể) Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế dầu ( công dụng: đo nhiệt độ trong các thí nghiệm) Câu 7: Cho biết nhiệt độ  của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi trong thang   nhiệt độ Xenxiut và thang nhiệt độ Farenhai. ­ Trong nhiệt giai Celsius (Xen­xi­ut):  o + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 C. o   + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 C. ­ Trong nhiệt giai Fahrenheit (Fa­ren­hai): o + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 F. o + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212 F B – MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP: Câu 1.  Ở  đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái  khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải   nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?   Câu 2. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước đầy ấm? Câu 3. Tại sao quả  bóng bàn đang bị  bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể  phồng  lên? Câu 4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để  khe hở  giữa chỗ tiếp nối 2   đầu thanh ray? Câu 5.  Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ  vỡ  hơn là khi rót  nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 6. Tại sao khi để  xe đạp ngoài trời nắng gắt thường hay bị  nổ  lốp nếu bánh xe  được bơm căng? Câu 7. Hai bình cầu như nhau cùng gắn nút cao su gắn ống thủy tinh giống nhau. Một   bình đựng nước, một bình đựng dầu. Ban đầu mực nước chất lỏng ở hai ống thủy tinh   cao bằng nhau. Ngâm hai bình trong nước nóng. Mực chất lỏng  ở hai  ống thủy tinh có   còn cao bằng nhau không? Tại sao? Câu 8. Một quả  cầu bằng nhôm bị  kẹt trong một vòng bằng sắt. Để  tách quả  cầu ra   khỏi vòng, một học sinh đem hơn nóng cả quả cầu và vòng.  Hỏi bạn đó có tách được  quả cầu ra khỏi vòng không? Tại sao? Câu 9.Tại sao nhiệt kế y tế chỉ có GHĐ từ 350C đến 420C và ống ở gần bầu đựng thủy  ngân có một chỗ thắt lại?   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2