Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
lượt xem 2
download
Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn GDCD trong học kì 1 vừa qua, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất. Mời các em cùng tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
- ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 20202021 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập ? A. Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác. B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác C. Không hợp tác với ai trong công việc. D. Luôn làm theo ý minh, không nghe ý ki ̀ ến của ai cả. Câu 2: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về tính tự lập ? A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ B. Ăn chắc mặc bền. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng nhất? A. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. B. Chỉ những người nghèo mới cần tự lập. C. Người tự lập là người không quan tâm, giúp đỡ người khác. D. Người tự lập là người không cần tình cảm gia đình Câu 4: Theo em, khẳng định nào dưới đây là đúng ? A. Pháp luật chỉ cần thiết đối với cán bộ, công chức nhà nước. B. Pháp luật chỉ cần thiết đối với các cơ quan nhà nước. C. Pháp luật cần thiết đối với mọi công dân. D. Pháp luật chỉ cần thiết để trừng trị những hành vi vi phạm. Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật ? A. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn quản lí được xã hội. B. Không có pháp luật, Nhà nước có thể quản lí được xã hội những kém hơn. C. Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, trật tự an ninh không bảo đảm. D. Không có pháp luật vẫn có thể giữ được trật tự, an toàn xã hội. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành. B. Pháp luật do Nhà nước và các tổ chức xã hội ban hành. C. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành pháp luật. D. Tất cả cán bộ nhà nước ở Trung ương đều có quyền ban hành pháp luật. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây không phải biểu hiện của tính tự lập ? A. Cố gắng hoàn thành công việc dù gặp khó khăn, gian khổ. B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác C. Không hợp tác với ai trong công việc. D. Luôn nổ lực, phấn đấu vươn lên trong công việc, học tập.
- Câu 8: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về tính tự lập ? A. Có công mài sắt có phần nên kim. B. Ăn chắc mặc bền. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Có khó mới có miếng ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho Câu 9: Ý kiến nào sau đây là sai? E. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. F. Tự lập giúp ta có sức mạnh, lòng tin, sức sáng tạo. G. Người tự lập là người không quan tâm, giúp đỡ người khác. H. Người tự lập luôn chủ động dựa vào sức lực, khả năng của mình. Câu 10: Câu nào sau đây không phải đặc điểm của pháp luật ? A. Tính tự giác thực hiện . C. Tính xác định chặt chẽ. B. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính bắt buộc (cưỡng chế) Câu 11: Ý kiến nào dưới đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật ? A. Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước. B. Giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. C. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. D. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Câu 12: Ý kiến nào dưới đây là sai? A. Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành. B. Pháp luật do Nhà nước và các tổ chức xã hội ban hành. C. Pháp luật có tính bắt buộc. D. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện. Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng và học hỏi dân tộc khác ? A. Niềm nở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài. B. Thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo để xem. C. Học tập tất cả những gì mới lạ của nước khác. D. Ăn mặc theo mốt thời trang của nước ngoài, không thích mặc trang phục dân tộc. Câu 14: Em tán thành ý kiến nào dưới đây vê học hỏi các dân tộc khác? A. Luôn tìm cái hay, cái đẹp của dân tộc khác để học tập, vận dụng. B. Luôn coi những sản phẩm văn hoá nước ngoài là tốt, đáng thưởng thức. C. Chỉ dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam. D. Không cần tìm hiểu về bản sắc văn hóa nước ta Câu 15: Hành vi nào sau đây góp phần xây diừig nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc C. Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận D. Vứt rác bừa bãi
- Câu 16: Câu thành ngữ nào dưới đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? A. Lá lành đùm lá rách C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo B. Tương thân tương ái D. Bán anh em xa mua láng giềng gần Câu 17: Em không tán thành y ki ́ ến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? A. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là cần phải giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo. B. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay, cưới hỏi. C. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng. D. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần giữ gìn trật tự an ninh. Câu 18: Hành vi nào sau đây nói đầy đủ nhất về y nghĩa c ́ ủa việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc. B. Góp phần làm cho cộng đồng dân cư thêm tốt đẹp. C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. D. Góp phần làm cho cuộc sống no đủ. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 : a. Em hãy nêu các tiêu chuẩn để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? b.Thế nào là cộng đồng dân cư? c. Bản thân em đã làm được những gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Câu 2: Theo em, thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? Hãy nêu một số ví dụ về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 3: a. Em hiểu thế nào là pháp luật, thế nào là kỉ luật ? b. Pháp luật và kỉ luật có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ? c. Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Nêu ví dụ. Câu 4 : Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Trong một cuộc tranh luận về nghệ thuật, một số bạn ở lớp của Tâm cho rằng chỉ có nghệ thuật của các nước tiên tiến mới có nhiều thành tựu, nhiều loại hình đặc sắc, đáng thưởng thức, còn nghệ thuật dân tộc mình thì đã lạc hậu và không có gì đặc sắc. a/ Em có tán thành ý kiến trên không ? Vì sao ? b/ Em sẽ nói gì vơi các b ́ ạn đó ? c/ Hãy kể về các loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Việt Nam mà em biết.
- Câu 5: Lan và Huệ đang tranh luận với nhau. Lan cho rằng chỉ ở những nước phát triển mới có những cái hay, cái đẹp, những thành tựu đáng cho ta học tập, còn ở những nước lạc hậu, nước nghèo thì không có gì đáng cho ta học tập, nếu ta học tập họ thì chỉ làm nước ta lạc hậu đi mà thôi. Huệ thì cho rằng ngay cả những nước lạc hậu cũng có những điều đáng cho ta học tập. a/ Em tán thành ý kiến của bạn nào? Vì sao? b/ Hãy kể một sô thành t ́ ựu về mọi mặt của các nước đang phát triển mà em biết (về kinh tế, văn hoá, công trình tiêu biểu; về phong tục, tập quán tốt đẹp). Câu 6 : Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn của mình. Câu chuyện đó mang lại cho bản thân em ý nghĩa gì? Câu 7: Hồng là con một trong gia đình, nên ở nhà Hồng không phải làm gì cả, quần áo cũng được mẹ giặt cho. Không những thế, mặc dù nhà cách trường có 2 km nhưng hôm nào bố mẹ cũng phải đưa đón Hồng đi học bằng xe máy. Thấy vậy Thuý hỏi bạn: Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à ? Hồng hồn nhiên trả lời : Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi. Câu hỏi: 1/ Em có tán thành với suy nghĩ của Hồng không ? Vì sao ? 2/ Nếu là Thuý, em sẽ nói gì vói Hồng?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
5 p | 61 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
1 p | 27 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
16 p | 32 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
2 p | 52 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 45 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 68 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 34 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
3 p | 62 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 39 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn