intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao được chia sẻ sau đây hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn GDCD lớp 8 học kì 2, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

  1. TRƯỜNG THCS MỖ LAO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - GDCD 8 HỌC KỲ 2 Câu 1 Cho biết tác hại của tệ nạn đối với bản thân, gia đình và xã hội? Để phòng chống tệ nạn xã hội Học sinh chng ta phải có tránh nhiệm như thế nào? 1.Tác hại của tệ nạn xã hội a/ Đối với bản thân - Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết - Sa sút tinh thần , huỷ hoại phẩm chất đạo đức con người - Vi phạm pháp luật b/ Đối với gia đình . - Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần. - Gia đình bị tan vỡ c/ Đối với xã hội - Anh hưởng kinh tế , suy giảm sức lao động của xã hội - Suy thoái giống nòi - Mất trật tự an toàn xã hội ( Cướp của giết người…) 2.Trách nhiệm của học sinh: - Sống giản dị lành mạnh biết giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội. - Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. - Tuyên truyền mọi người tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội Câu 2. Em hiểu thế nào là HIV/AIDS ? Hãy phân tích tác hại của HIV/AIDS? Học sinh chúng ta phải làm gì để đẩy lùi căn bệnh này? 1. Thế nào là HIV/AIDS HIV là loại virút gây suy giảm miễn dịch ở người AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV 2. Tác hại: - HIV/AIDS là đại dịch của thế giới và Việt Nam. - Nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe con người và tương lai nòi giống dân tộc. - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội 3.HS chúng ta phải làm gì - Có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS - Chủ động phòng chống cho mình và cộng đồng - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS 1
  2. Câu 3. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí chy nổ và các chất độc hại pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể nào? Học sinh chúng ta phải có trách nhiệm gì? 1.Pháp luật quy định: + Cấm tàng trữ vận chuyển buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại. + Chỉ những cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí chất nổ chất cháy chất phóng xạ và các chất độc hại. + Các cơ quan được nhà nước cho phép phải được huấn luyện về chuyên môn có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định an toàn. 2.Trách nhiệm của học sinh -Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. -Tuyên truyền và vận động gia đình bạn bè, mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. Tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm quy định trên. Câu 4.Thế nào là quyền sở hữu của công dân? Công dân có nghĩa vụ tôn trong quyền sở hữu của người khác như thế nào? 1.Quyền sở hữu là quyền của công dân đối với tài sản của mình. - Quyền sở hữu tài sản gồm: + Quyền chiềm hữu tài sản. + Quyền sử dụng tài sản. + Quyền định đoạt tài sản. 2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể, của nhà nước: + Nhặt được của rơi phải trả + Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. + Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, làm hỏng, làm mất phải đền. Câu 5.Thế nào là tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng? Vai trò của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ?Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng 1.Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng a. Tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. VD như Đất đai, rừng núi, sông hồ nguồn nước, tài nguyên biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng. b.Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội . VD:Vườn hoa, công viên, cầu đường 2
  3. c.Vai trị của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 2. Nghĩa vụ của công dân: + Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng + Không được xâm phạm + Khi được giao quản lí sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả không tham ô lãng phí. Câu 6. Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? -Quyền khiếu nại là: quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước làm trái pháp luật hoặc xâm phạm tới lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp. - Quyền tố cáo của công dân là: Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân. Người tố cáo gặp trực tiếp hoặc gửi đơn thư. Câu 7. Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận? 1.Quyền tự do ngôn luận : Là quyền của công dân tham gia bàn bạc thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề của đất nước xã hội. 2.Trách nhiệm của nhà nước Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 3.Trách nhiệm của công dân. -Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người. - Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự Câu 8. Thế nào là Hiến pháp? Cho biết nội dung cơ bản của Hiến pháp? 1. Thế nào là Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp. Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: - Bản chất nhà nước. - Chế độ chính trị. - Chế độ kinh tế. - Chính sách văn hóa xã hội. 3
  4. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Tổ chức bộ máy Nhà nước Câu 9. Pháp luật là gì? Cho biết đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật. 1. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Đặc điểm của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc chung. 3.Bản chất của pháp luật: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 4.Vai trò của pháp luật : Là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2