Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn
- PHÒNG GD VÀ ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ NĂM HỌC: 2023 - 2024 TÊN HS:................................ Môn: Giáo dục công dân - Lớp 8 LỚP:............................ Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm, chi tiêu hợp lí? A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa Câu 2: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ” Câu 3: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi? A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch. B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính. C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính D. Để có thể xin thêm tiền. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu? A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp. B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện. C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí. D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không thể lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? A. C muốn có bút mới nên đã tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua đồ dùng học tập. B. Gần Tết, H tiết kiệm tiền ăn sáng để mua quần áo mới. C. B đi học thấy gần trường bán bộ đồ chơi mình yêu thích nên đã tiết kiệm tiền mẹ cho để mua một bộ. D. Cô A tiết kiệm tiền để năm sau làm đám cưới cho con trai. Câu 6: Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân? A. Chủ động trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm. B. Giúp phát triển, định hướng nghề nghiệp tương lai. C. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư và vay nợ. D. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính. Câu 7: Lựa chọn ưu tiên nhất khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì? A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người. B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người. C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu. D. Tùy từng nhu cầu của mỗi người. Câu 8: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì? A. Em sẽ không mua cả 90.000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45.000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10.000 đồng và 25.000 đồng mua mắm và 10.000 đồng mua muối. B. Em sẽ không mua cả 90.000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80.000 đồng tiền cá còn lại để 10.000 đồng mua mắm và 10.000 đồng mua muối.
- C. Em sẽ mua 90.000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm và 100000 còn lại mua rau, mắm, muối. D. Em sẽ mua 30000 đồng tiền cá, 40000 đồng tiền rau, còn 10000 đồng mua mắm, 20000 đồng mua muối. Câu 9: “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” là ngày nào sau đây? A. Ngày 10 tháng 4 hàng năm. B. Ngày 14 tháng 10 hàng năm. C. Ngày 14 tháng 4 hàng năm. D. Ngày 4 tháng 10 hàng năm. Câu 10: Nhà nước nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga. C. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác. D. Tuyên truyền mọi người thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy. Câu 11: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an. B. Cá nhân. C. Công ty tư nhân. D. Tổ chức phản động. Câu 12: Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm? A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật. B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định. C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép. D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép. Câu 13: Theo quy định của trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? A. Hỗ trợ công tác chữa cháy. B. Báo tin khi phát hiện đám cháy. C. Từ chối mua bán chất nổ trái phép. D. Bí mật sản xuất pháo tự chế. Câu 14: Để phòng ngừa tai nạn, vũ khí, chất cháy nổ pháp luật nước ta nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Giao nộp vũ khí quân dụng. B. Buôn bán vũ khí trái phép. C. Tố cáo việc buôn bán vũ khí. D. Tìm hiểu công dụng của vũ khí. Câu 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của A. mọi người dân và xã hội. B. lực lượng cảnh sát cứu hỏa. C. các lực lượng nhân đạo. D. tổ chức phi chính phủ II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (3 điểm) a. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm sau: Chúng ta càng không nói về bạo lực gia đình, chúng ta càng né tránh vấn đề này thì chúng ta càng mất mát. (2 điểm) b. Theo em, để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta cần làm gì? (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) a. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại dẫn đến các nguy cơ gì? (1 điểm) b. Trên đường đi học về em nhìn thấy các em nhỏ đang nghịch vỏ đạn, pháo và các vật lạ. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? (1 điểm) ……………………………………………….HẾT…………………………………………
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I .TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)Mỗi đáp án đúng được 0,33điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B C A C D B B A D C A C D B A II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM Câu 1 - Suy nghĩ về quan điểm: Sự im lặng, né tránh trước bạo lực gia đình 1 (3,0 điểm) sẽ khiến cho tình trạng này gia tăng (0,5 đ), gây nên những hậu quả xấu cho gia đình và cộng đồng (0,5 đ). Bởi vậy, không được im lặng, né tránh (0,5 đ) mà phải tích cực đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình (0,5 đ). - Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta cần: 1 + Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia 0.5 đình; kiềm chế cảm xúc tiêu cực. (0,5 đ) + Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng 0.5 tin cậy để nhờ can thiệp (0,25 đ). Không nên dùng lời nói, thái độ tích cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực (0,25 đ). Câu 2 - Các nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: 1 (2,0 điểm) thiết bị điện quá tải; thiết bị điện kém chất lượng (0,25 đ); rò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài (0,25 đ); nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo (0,25 đ); chế biến, bảo quản thực phẩm sai các; cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa dông (0,25 đ); ... - Cách xử lí của em khi nhìn thấy: Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo 1 hoặc vật lạ đem ra chơi nghịch, em sẽ yêu cầu các em dừng lại ngay hành vi của mình (0,5 đ), sau đó báo cáo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lí (0,5 đ). * Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, song phải đảm bảo các ý theo yêu cầu; có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó. Giám khảo linh động trong quá trình chấm điểm. ---------------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Thượng An
8 p | 42 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
6 p | 45 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
3 p | 29 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Cam Thủy
6 p | 19 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Phong
4 p | 44 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Krông Búk
3 p | 19 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn