intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn GDCD - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Kèm theo Công văn số ngày / /20 của Sở GDĐT) 1. Hình thức kiểm tra: -Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm 2. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Mức độ đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu Tổng Nội Mạch nội điểm dung/Chủ TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL dung đề/Bài Giáo dục kỹ năng 1. Phòng / sống chống bạo 4 / / / / / / 4 / 1,33 điểm lực gia đình 2. Lập kế Giáo dục hoạch chi 3 / / / / / / / 3 / 1điểm kinh tế tiêu 3. Phòng ngừa tai nạn Giáo dục 1 vũ khí, cháy 4 / 3 / / / / 7 1 3,33điểm pháp luật nổ và các chất độc hại 4. Quyền và nghĩa vụ lao 1 / / 1 / 1 / / 1 2 4,33 điểm động của công dân.
  2. Tổng số 12 / 3 1 / 1 15 3 10 câu 1 Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% / 10% 50 50 100 Tỉ lệ 40 30 20 10 50 50 100 chung
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD 8 TT Mạch Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức nội dung/chủ Nhận Thông Vận Vận dụng dung đề/bài biết hiểu dụng cao Nhận biết: Giáo - Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. 1. Phòng dục - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống 4 câu kỹ chống bạo lực gia đình. bạo lực TN năng 1 gia đình sống 2. Lập kế Nhận biết: Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. GD hoạch 3 câu kinh chi tiêu TN tế Nhận biết: - Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. -Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng 3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. ngừa tai Thông hiểu: nạn vũ - Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất 4 câu khí, cháy độc hại. 3 câu TN 1 câu TL Giáo TN nổ và các - Đánh giá được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. dục 2 chất độc Vận dụng cao: pháp hại Thực hiện được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các luật chất độc hại phù hợp với bản thân. Nêu được một vài tác hại cuat tai nạn cháy nổ trong đời sống của chúng ta hiện nay. 4. Quyền Nhận biết: và nghĩa - Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của 1 câu 1 câu 1 câu TL vụ lao công dân và lao động chưa thành niên. TN TL động của Thông hiểu: Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời
  4. công dân sống con người. Vận dụng: Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi. Tổng 12TN 3TN 1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  5. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: CÔNG DÂN – Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp con người A. dễ dàng quản lý tiền bạc và kiểm soát chi tiêu. B. không chủ động được biến cố xảy ra. C. khó khăn thực hiện mục tiêu tài chính. D. lo sợ vì mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. Câu 2: Câu tục ngữ và thành ngữ nào dưới đây có nội dung thể hiện sự chi tiêu hợp lý? A. Vung tay quá trán. B. Cơm thừa gạo thiếu. C. Liệu cơm gắp mắm. D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Câu 3: Hành vi nào sau đây là bạo lực gia đình? A. Ngược đãi, xúc phạm bố mẹ. B. Chăm sóc gia đình, yêu thương con cái. C. Kính trọng bố mẹ khi về già. D. Luôn quan tâm các thành viên trong gia đình. Câu 4: Nội dung nào dưới đây là quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình? A. Không quan tâm chăm sóc con. B. Ủng hộ hành vi ngược đãi ông bà, bố mẹ. C. Tuyên truyền sai quy định về bạo lực gia đình. D. Nghiêm cấm hành vi ngược đãi ông bà. Câu 5: Bạo lực gia đình thể hiện dưới mấy hình thức phổ biến? A. Ba hình thức. B. Bốn hình thức. C. Năm hình thức. D. Sáu hình thức. Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình? A. Hành hạ ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình. B. Động viên, an ủi các thành viên trong gia đình khi gặp khó khăn. C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực hoặc gây áp lực về tâm lí. D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc người trong gia đình. Câu 7: Để phòng chống tai nạn cháy, nổ không nên A. khóa van bình ga. B. vận chuyển pháo nổ trái phép. C. cấm đốt pháo. D. tắt cầu dao điện khi dông sét Câu 8: Văn bản pháp luật nào sau qui định về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ? A. Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 ( Sửa đổi bổ sung 2013). B. Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2003 ( Sửa đổi bổ sung 2013). C. Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2005 ( Sửa đổi bổ sung 2013). D. Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2007 ( Sửa đổi bổ sung 2013). Câu 9: Theo bộ luật lao động năm 2019 thì lao động chưa thành niên là người lao động A. chưa đủ 18 tuổi B. dưới 15 tuổi. C. chưa đủ 16 tuổi. D. đủ 16 tuổi đến 20 tuổi. Câu 10: Chi tiêu hợp lí khi số tiền chi bị hạn chế là A. ưu tiên những khoản chi cho bản thân. B. ưu tiên những khoản chi thiết yếu C. đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu. D. tìm mua những mặt hàng có giá trị rẻ nhất. Câu 11: Nguy cơ nào sau đây dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? A. Thiết bị điện quá tải. B. Bảo quản thực phẩm đúng cách. C. Chữa cháy đảm bảo. D. Trang bị bình chữa cháy trong nhà. Câu 12: Cơ quan tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? A.Tất cả mọi người. B. Công ty tư nhân
  6. C. Doanh nghiệp nhà nước. D. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Câu 13: Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ? A. Không sử dụng, tàng trữ súng trái phép. B. Mua các nguyên liệu cần thiết để chế tạo pháo nổ. C. Lên án việc tàng trữ vũ khí chất nổ. D. Tuyên truyền pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ. Câu 14:Việc làm nào dưới đây có tác dụng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm? A. Ăn chín, uống sôi. B. Ăn bất kể đồ ăn gì. C.Ăn vặt trước cổng trường. D. Sử dụng thực phẩm tuỳ tiện. Câu 15: Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là A. ngày 4 tháng 10. B. ngày 14 tháng 4. C. ngày 14 tháng 10. D. ngày 10 tháng 4. II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) T là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, T ở nhà. Hàng ngày T chỉ chơi điện tử, bi-a. Bạn bè hỏi : “Cậu cứ định sống thế này mãi à ?”. T trả lời : “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để tớ sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì ?” a. Suy nghĩ của T đúng hay sai ? Vì sao ? b. Theo bạn, T có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không ? Giải thích lí do. Câu 2. (2điểm) Có người cho rằng: “Học sinh không cần làm việc gì cả, học tập là đủ”. a. Theo em, nhận định đó đúng hay sai? Vì sao? b. Em hãy kể tên một số việc làm của bản thân ở gia đình? Câu 3. (1điểm) Hãy nêu một số việc mà địa phương em đã làm để thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. (Học sinh nêu ít nhất hai việc làm)
  7. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: CÔNG DÂN – Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm, chi tiêu hợp lí? A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới. B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em. C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình. D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa. Câu 2: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm? A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp. B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm. C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”. Câu 3: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi? A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch. B. Để có thể mua được nhiều đồ hiệu. C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính. D. Để có thể xin thêm tiền. Câu 4. Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình? A. Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế với thành viên trong gia đình. B. Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với người khác trong xã hội. C. Hành vi vô ý gây tổn hại về thể chất, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội D. Hành vi vô ý có khả năng gây tổn hại về tinh thần, tình dục, cho thành viên trong gia đình. Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình? A. Hành hạ ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình. B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình. C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực hoặc gây áp lực về tâm lí. D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Câu 6. Để phòng chống bạo lực gia đình, không nên A. dùng lời nói, thái độ và hành vi bạo lực để đáp trả. B. kiềm chế cảm xúc tiêu cực, rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. C. bình tĩnh, tìm đường thoát khi xảy ra bạo lực gia đình. D. nhờ sự can thiệp của người đáng tin cậy. Câu 7. Bạo lực gia đình không gây ra những hậu quả trực tiếp gì? A. Gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình. B. Gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình. C. Gây ảnh hưởng xấu tới các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình D. Gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt tới cộng đồng xã hội. Câu 8: “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” là ngày nào sau đây? A. Ngày 10 tháng 4 hàng năm. B. Ngày 14 tháng 10 hàng năm. C. Ngày 14 tháng 4 hàng năm. D. Ngày 4 tháng 10 hàng năm. Câu 9: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì? A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy ,nổ. B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng. C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga.
  8. D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy. Câu 10: Cơ quan tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? A.Tất cả mọi người. B. Công ty tư nhân C. Doanh nghiệp nhà nước. D Bộ Quốc phòng,Bộ Công an. Câu 11. Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm? A. Ăn chín, uống sôi. B. Ăn bất kể đồ ăn gì. C. Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến. D. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Câu 12: Khi phát hiện ra các vũ khí gây cháy, nổ em cần làm gì? A. Tự mình đào vũ khí đó lên quan sát. B. Báo cho các cơ quan chức năng để có phương án rà phá chuẩn mực. C. Hoảng sợ và không nói cho ai về vấn đề này hết. D. Gọi cho bạn bè ra xem. Câu 13: Hành động nào sau đây là đúng? A. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. B. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh. C. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì. D. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm. Câu 14. Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ? A. Không sử dụng, tàng trữ súng trái phép. B. Mua các nguyên liệu cần thiết để chế tạo pháo nổ. C. Lên án, phê phán những hành động vì lợi nhuận mà sử dụng tàng trữ vũ khí chất nổ. D. Tuyên truyền, mọi người chấp hành pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ. Câu 15: Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì ? A. Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển. B. Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày. C. Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội. D. Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày già đi, không đáp ứng được thị trường lao động. II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Câu 2. (1điểm) Em hãy nêu một vài tác hại của tai nạn cháy nổ trong đời sống của chúng ta hiện nay. Câu 3. (2điểm) Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thêm mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng. a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì? b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề A: A. Trắc nghiệm (5 đ) Mỗi câu đúng 0,33đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A C A D B B B A A B A D B A A B. Tự luận (5 đ) Câu Nội dung Điểm 1 a. Suy nghĩ của T là sai vì tiền nhiều bao nhiêu rồi cũng tiêu hết. 2đ Hơn nữa, lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để làm ra của cải nuôi sống mình, gia đình mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. b.Theo em, T nên tìm cho mình một công việc để lao động như mọi người. Bởi nó sẽ giúp T nhận lại được nhiều điều như kiếm ra tiền, không bỏ phí thời gian, dần hoàn thiện bản thân và nhân cách đồng thời cũng tạo lập nên được nhiều mối quan hệ, được nhiều người tôn trọng và quý mến. Giúp T có cuộc sống ý nghĩa hơn chứ không phải lãng phí như đi chơi bời như trước đây. 2 a.HS nhận xét và nêu được các ý sau: 2đ - Nhận định trên là không đúng. - Vì ngoài việc học HS cần làm những việc vừa sức với lứa tuổi để giúp đỡ GĐ, nhà trường và xã hội. b. HS tự kể các việc làm của bản thân như: dọn dẹp nhà cửa, chăm em, giặt giũ,….Mỗi việc làm đúng được 0,5 điểm. 3 - Những việc mà địa phương em đã làm để thực hiện về phòng 1đ ngừa tai nạn vũ khí chấy nổ và các chất độc hại như: - Tuyên truyền vận động người dân hiểu biết và thực hiện tốt về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ…. - Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ…. - Thành lập những đội thanh niên xung kích về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ…. - Biểu dương khen thưởng đối với những cá nhân tập thể thực hiện tốt việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ…. * Lưu ý: Nếu HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung nêu trên thì GV vẫn cho điểm tối đa. Đề B:
  10. C. Trắc nghiệm (5 đ) Mỗi câu đúng 0,33đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA B C A A D A D D C D B B A B C D. Tự luận (5 đ) Câu Nội dung Điểm 1 Vai trò của lao động đối với đời sống con người: Lao động đóng 2đ vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội, là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại phát triễn của cá nhân, đất nước và nhân loại. Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triễn, xây dựng đất nước giàu mạnh. Lao động là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong xã hội, giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình đem đến con người niềm vui, tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. 2 - Hiện nay các vụ cháy có thể gây ra các thiệt hại đến cuộc sống của chúng ta như sau: + Phá hủy nghiêm trọng các tài sản, vật chất mà chúng ta cố gắng 1đ gây dựng. + Gây thiệt hại về tính mạng con người, thương tật. + Ảnh hưởng đến môi trường sống. 3 a) Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm sau: 2đ - Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc. - Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức. - Ngược đãi người lao động. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ: - Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của người chủ quán. - Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình. * Lưu ý: Nếu HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung nêu trên thì GV vẫn cho điểm tối đa. Người ra đề Người duyệt đề Ninh Thị Như Nga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2