intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng làm bài thi hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt điểm số tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

  1. UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK1 – MÔN: GDCD 8 NĂM HỌC 2021-2022 PHẦN I: LÝ THUYẾT Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: -Biết tôn trọng lẽ phải sẽ giúp ta thành con ngoan trò giỏi,người công dân có ích cho gia đình và xã hội. II/ NỘI DUNG BÀI HỌC: 1/ a)Lẽ phải là gì? - Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. b)Tôn trọng lẽ phải là gì? - Là công nhận, ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn - Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực - Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 2/ Ý nghĩa: - Biết tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. - Nói phải củ cải cũng nghe - Vàng thật không sợ lửa - Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng BÀI 2: LIÊM KHIẾT I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: -Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức cần thiết của con người trong cuộc sống. II/ NỘI DUNG BÀI HỌC: 1/Liêm khiết là gì? - Là thể hiện ở lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 2/ Ý nghĩa: - Sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp. - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư - Đói cho sạch, rách cho thơm - Giấy rách phải giữ lấy lề 1
  2. - Của thấy không xin Của công giữ gìn Của rơi không nhặt BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin tưởng của người khác đối với mình. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Thế nào là giữ chữ tín? - Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình - Biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau 2. Ý nghĩa: - Sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình - Giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. 3. Rèn luyện: Mỗi người cần phải: - làm tốt chức trách, nhiệm vụ. - Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. *Ca dao, tục ngữ: - Một lần bất tín, vạn lần bất tin - Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay - Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín, kẻ cười người chê BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ thúc đẩy đất nước ta phát triển toàn diện hơn nữa.. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? - Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. - Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc. - Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. 2. Ý nghĩa: - Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. 3. Rèn luyện: 2
  3. - Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta. PHẦN II. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài tập 1: Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây và giải thích tại sao? Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ: a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo. d. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. Trả lời: Em lựa chọn cách giải quyết: (c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo. Bởi vì: Khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng. Bài tập 2: Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? Vì sao? a. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường. b. Xa lánh không chơi với bạn. c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc phải những khuyết điểm đó nữa Trả lời: Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Bởi vì: Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những người bạn tốt. Có thể bạn mắc khuyết điểm nhưng chưa ai nhắc bạn thì mình nhỏ nhẹ góp ý nhắc cho bạn. Để bạn biết và cố gắng lần sau không bị mắc lại khuyết điểm đó thêm lần nào nữa. Mình chân thành góp ý cho bạn thì bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa. Bài tập 3: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? a. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập. b. Chỉ làm những việc mà mình thích. c. Phê phán những việc làm sai trái. d. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình. đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không để mất lòng ai. e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. 3
  4. g. Bực tức và phản ánh gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình. Trả lời: Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Bài tập 4: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải? Trả lời: - Vàng thật, không sợ lửa. - Nói phải củ cải cũng nghe. - "Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở như người giàu sang" - "Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười" Bài tập 5: Theo em, những hành vi nào sau đây thê hiện tính không liêm khiết ? Vì sao ? a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ; b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ; c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ; d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình; đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ; e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ; g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì. Trả lời: Những hành vi (b), (d), (e) thể hiện tính không liêm khiết. - Hành vi (b): Việc làm đó có thể gây thiệt hại cho tập thể hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu - Hành vi (d): Đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp - Hành vi (e): Là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình Bài tập 6: Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao? a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình. b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận. c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán. d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách. Trả lời: Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì đây là những việc làm nhu nhược, không biết vươn lên, không biết vượt khó, chỉ vì tiền, vì điểm mà bất chấp danh dự, nhân phẩm và đạo đức của mình. Bài tập 7: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì? 4
  5. Trả lời: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải. Bài tập 8: Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao? a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép. b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác. d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh - Giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được. đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được. e) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất. Trả lời: Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỷ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được. Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại. Câu c: Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ. Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó. Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đúng lời hứa với Nga. Câu e. Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo. Bài tập 9: Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết. Trả lời: - Hành vi giữ chữ tín: + Lan luôn làm đủ bài tập thầy cô giáo cho về nhà. + Hường hứa với thầy là sẽ không đi học muộn và Hường đã thực hiện được. + Hoa luôn đánh răng, vệ sinh chân tay sạch sẽ như lời hứa với mẹ. - Hành vi không giữ chữ tín: 5
  6. + Hường không giúp Hoa học môn Toán mà chỉ chép đáp án cho bạn. + Hoàng luôn trốn bố đi chơi game sau giờ học. + Nhật luôn nói chuyện riêng trong giờ mặc dù đã hứa là giữ trật tự với thầy chủ nhiệm. Bài tập 10: Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng, sai. Vì sao? Hãy liên hệ bản thân xem có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục. Trả lời: Ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em: - Chị em: Đi du học Hàn Quốc theo học bổng giáo sư để học hỏi kiến thức và trau dồi kinh nghiệm sau này về các trường đại học trong nước làm giảng viên giảng dạy. Đó là việc làm đúng đắn và đáng được học hỏi theo. - Bạn em: Cuồng các nhóm nhạc Hàn Quốc học đòi theo phong cách ăn mặc và nhuộm tóc theo các thần tượng. Đó là những hành động sai. Vì không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Liên hệ bản thân: - Hay đọc các tài liệu nước ngoài về các thành tựu khoa học kĩ thuật thử áp dụng vào cuộc sống hàng ngày - Xem các phong tục tập quán của các dân tộc trong nước và thế giới để nâng cao tầm hiểu biết cá nhân Bài tập 11: Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”. Trái lại, Hoà bảo: “Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ? Trả lời: Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa. Bởi vì: Hòa đang thể hiện sự tôn trọng với tất cả các dân tộc và quốc gia. Hơn nữa, dù trình độ như thế nào thì tất cả các dân tộc đều có những điểm mà chúng ta cần hoc hỏi, rút kinh nghiệm. Ở những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập. Ví dụ như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại. Chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay. Bài tập 12: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây? Vì sao? a) Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh; b) Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới; 6
  7. c) Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam; d) Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam; đ) Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Nam; e) Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam; g) Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác; h) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài. Trả lời: - Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h). Bởi vì, các quan điểm này thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng học hỏi, sự tôn trọng các dân tộc khác, thể hiện sự tự tôn dân tộc. - Em không đồng ý với ý kiến (a), (c), (đ), (e), (g). Bởi vì, những ý kiến đó chứng tỏ không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. + Ý kiến (a): Học hỏi không có chọn lọc + Ý kiến (c), (đ), (e): Không có lòng tự tin dân tộc + Ý kiến (g): Không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2