intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. chTRƯỜNG TH- THCS IA CHIM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPGDCD 8 CUỐI HỌC KÌ II TỔ KHIA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC: 2022 – 2023 I. Lý thuyết 1. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Khái niệm gia đình. - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, con, cháu. 2. Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Phòng ngừa, hạn chế các tai nạn, Nhà nước ban hành luật. - Là công dân, học sinh. 3. Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Khái niệm: Quyền khiếu nại, tố cáo. 4. Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Quyền tự do ngôn luận. - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. II. Bài tập (Vận dụng) Câu 1: Rừng là tài sản nhà nước, Rừng không thể thiếu được trong mỗi quốc gia. Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ rừng: " Lá phổi xanh của trái đất". Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo ? Nhận xét về sự giống và khác đó. Câu 3:Hãy nêu cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trung học nói chung và của bản thân em nói riêng? Câu 4: - Theo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm AIDS? Em hiểu câu "Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS" như thế nào? - Em hãy đóng vai một tuyên truyền viên để giải thích cho bạn bè và người thân hiểu tính chất nguy hiểm của hiểm của HIV/ AIDS Câu 5: a. Khi bị rò rỉ gas, mình nên làm gì và không nên làm gì? Khi bị ngộ độc thực phẩm, mình nên làm gì? b. Khi ở gần cây xăng, chúng ta cần tuân thủ những quy định nào để đảm bảo an toàn?
  2. c. Là công dân, học sinh Việt Nam em cần có trách nhiệm như thế nào đối với việc phòng, ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? Câu 6: Theo em, Công dân cần phải có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em và các bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản của nhà trường? Câu 7. Tình huống 1: Trong cuộc họp lớp, H. phê phán T. Trong những lời phê phán ấy, có một số chi tiết không đúng sự thật. Thấy vậy, bạn lớp trưởng nhắc nhở: - Chúng mình góp ý cho bạn thì không nên nói sai sự thật, chỉ mới nghe tin đồn thôi mà đã vội quy kết bạn mình là sai đấy. Thấy thế, H. lập tức đứng dậy. - Tôi có quyền tự do ngôn luận, tôi có thể nói gì cũng được; phát huy tinh thần dân chủ trong học sinh mà. Câu hỏi 1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H. trong cuộc họp này có đúng không? ' . 2/ Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp? Câu 8. Tình huống 2: Ông K. là cán bộ thuế của huyện. Trong một lần bắt được một vụ buôn lậu hàng trốn thuế, ông đã nhận một số tiền có giá trị lớn và cho phép người buôn lậu mang hàng đi tiêu thụ. Ông T. chứng kiến việc này nhưng băn khoăn mãi: Liệu mình có thể tố cáo với cơ quan nào không? Câu hỏi: 1/ Trong trường hợp này, ông T. có quyền tố cáo không? 2/ Nếu có, ông T. phải tố cáo đến cơ quan nào? III. Đề tham khảo I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi: Câu 1: Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là ai? A. Quân đội nhân dân. C. Kiểm lâm. B. Dân quân tự vệ. D. Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và Kiểm lâm.
  3. Câu 2: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách xử lí. C. Mời bạn bè mua pháo. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo. Câu 3: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì? A. Quyền sử dụng. C. Quyền chiếm hữu. B. Quyền định đoạt. D. Quyền tranh chấp. Câu 4: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm? A. Từ 7 năm đến 15 năm. C. Từ 5 năm đến 10 năm. B. Từ 5 năm đến 15 năm. D. Từ 1 năm đến 5 năm. Câu 5: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là gì? A. Lợi ích. B. Lợi ích tập thể. C. Lợi ích công cộng. D. Lợi ích nhóm. Câu 6: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là gì? A. Điều kiện cơ bản. C. Điều kiện tối ưu. B. Điều kiện cần thiết. D. Cơ sở vật chất. Câu 7: Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là gì? A. Phá hoại lợi ích công cộng. C. Phá hoại tài sản. B. Phá hoại tài sản của Nhà nước. D. Phá hoại lợi ích. Câu 8: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức Nhà nước khi thực hiện công vụ được gọi là gì? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Câu 9: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là gì? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Câu 10: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là gì?
  4. A. Trực tiếp. B. Đơn, thư. C. Báo, đài. D. Trực tiếp, đơn thư, báo đài. Câu 11: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ? A. Cơ quan điều tra. C. Tòa án nhân dân. B. Viện Kiểm sát. D. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân. Câu 12: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì? A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng. C. Mặc kệ coi như không biết. B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng. D. Nhắc nhở công ty X. Câu 13: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì? A. trung thực. B. khách quan. C. thận trọng. D. trung thực, khách quan, thận trọng. Câu 14: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội được gọi là gì? A. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 15: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Từ đủ 13 tuổi C. Từ đủ 15 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi. Câu 16: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào? A. Cảnh cáo. C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. B. Nhắc nhở. D. Cách chức. Câu 17: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào? A. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 18: Hiến pháp nước ta bao gồm những nội dung gì?
  5. A. Bản chất Nhà nước. C. Chế độ kinh tế. B. Chế độ chính trị. D. Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế. Câu 19: Người ký bản Hiến pháp là ai? A. Chủ tịch Quốc hội. C. Tổng Bí thư. B. Chủ tịch nước. D. Phó Chủ tịch Quốc hội. Câu 20: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào? A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948. Câu 21 (1,0 điểm): Hãy đánh dấu x vào ô đúng hoặc ô sai tương ứng với những hành vi sau: NỘI DUNG ĐÚNG SAI a. Ngăn chặn nạn phá rừng. b. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi. c. Khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng. d. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học. Câu 22 (1,0 điểm): Hãy điền vào chỗ trống những từ, cụm từ còn thiếu trong các câu sau để hoàn thành khái niệm: (pháp lí, pháp luật khác, quy định, luật cơ bản). Hiến pháp là………………(1) của Nhà nước, có hiệu lực………………(2) cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản ……………….(3) đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các…………… ...….(4) của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Đ và T là học sinh lớp 8 của trường trung học cơ sở thuộc xã H, huyện Gio Linh (nơi đây đã từng chịu đựng nhiều trận bom Mĩ).Tình cờ hai em nhặt được một quả bom bi nằm bên lề đường. Đ hoảng hốt rủ T đi ngay, nhưng T không đi và nói: “Chúng mình nên mang về đập ra lấy thuốc nổ bán lấy tiền”. Đ sợ hãi can ngăn, nhưng T không nghe. Em hãy nhận xét việc làm của Đ và T. Trong tình huống này, hai bạn nên làm gì?
  6. Câu 2 (1,0 điểm): Em M học giỏi, ngoan, được các thầy cô và bạn bè quý mến. A là bạn cùng tổ đã ghen ghét và viết những tờ giấy nói xấu M dán lên chỗ ngồi của M, bàn giáo viên và lên tường. Em nhận xét gì về hành vi của A? ……………..HẾT……………… Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ phó Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Xuân Long Trần Trùy Trang Nguyễn Thị Ngoan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2