intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương cuối HKII GDCD 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN GDCD LỚP 8 Năm học 2022-2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản của các bài học sau:  CHỦĐỀ:QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC - NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG (BÀI 16,17) - Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. - Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.  BÀI 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN - Hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân. - Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.  BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN - Nêu được thề nào là quyền tự do ngôn luận. - Hiểu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân.  BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM - Hiểu được Hiến pháp là gì. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. - Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là? A. Dùng mìn để đánh bắt cá ngoài biển. B. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi. GV biên soạn: Bùi Thị Hoa
  2. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương cuối HKII GDCD 8 C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng. D. Khai thác khoáng sản kiệt quệ. Câu 2.Công trình nào sau đây thuộc lợi ích công cộng? A. Bệnh viện tư nhân. B. Khách sạn tư nhân C. Căn hộ của dân. D. Đường quốc lộ. Câu 3.Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng? A. Chủ tịch nước. B. Quốc hội.   C. Chính phủ. D. Tổng bí thư. Câu 4. Hiện nay nước ta đang áp dụng Hiến pháp nào? A. Hiến pháp 1946. B. Hiến pháp 2010. C. Hiến pháp 2013. D. Hiến pháp 2012. Câu5. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp do cơ quan nào thực hiện? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Viện kiểm sát. D. Tòa án nhân dân. Câu6. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào? A.Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tố cáo. D. Quyền xua phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 7: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Câu 8. Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 2. B. 3. C. 4. D.5 Câu 9: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào? A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948 Câu 10.Học sinh có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bị nhà trường kỉ luật oan. B. Khi phát hiện có người bán ma tuý. C. Bị bạn cùng lớp đánh. D. Phát hiện người khác có hành vi trộm cắp. Câu 11. Quyền tự do ngôn luận là quyền của ai ? A. Quyền của mọi công dân.
  3. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương cuối HKII GDCD 8 B. Quyền của cán bộ, công chức nhà nước. C. Quyền của những người từ 18 tuổi trở lên. D.Quyền của phóng viên, biên tập viên các báo. Câu 12.Công dân có quyền tố cáo khi nào? A. Bản thân bị sai sót về điểm số. B. Biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của một cá nhân, tổ chức. C. Khi không được nâng lương đúng kì hạn. D. Bị cấp trên cho thôi việc không rõ lí do. Câu 13. Các quy định của pháp luật được áp dụng đối với ai? A. Tất cả các cơ quan nhà nước. B. Chỉ cán bộ. C. Công chức nhà nước. D. Tất cả các tổ chức, cá nhân. II. TỰ LUẬN Câu 1.Công dân phải có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của người khác? * Gợi ý trả lời - Nhặt được của rơi trả lại cho chủ sở hữu. - Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận và sử dụng xong phải trả lại chủ sở hữu. - Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Câu 2.Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? * Giống nhau: -Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp; là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân -Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. * Khác nhau: Nội dung Quyền khiếu nại Quyền tố cáo? Đối tượng: Là các quyết định Là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc hành chính, hành vi đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, hành chính. quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Cơ sở: là quyền, lợi ích hợp là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây pháp của bản thân thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích người khiếu nại khi bị nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công xâm phạm. dân, cơ quan, tổ chức.
  4. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương cuối HKII GDCD 8 Mục đích: để khôi phục quyền nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời và lợi ích hợp pháp mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến của người đã bị xâm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm hoặc bị thiệt công dân, cơ quan, tổ chức. hại. Câu 3. Nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề gì? * Hiến pháp: Quy định những vấn dế nền tảng, những nguyên tắc mang tinh định hướng của đường lối xây dụng và phát triển đất nước như: - Chế độ chính trị. - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường. - Bảo vệ tổ quốc… Câu 4.Em hãy đọc dẫn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: “ Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.”. (Theo Đắc Nông.Điện tử) a)Nội dung đoạn dẫn trích trên đề cập đến vấn đề gì? b) Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết đặc điểm của pháp luật nước ta?Em hiểu thế nào là tôn trọng pháp luật ? - Gợi ý trả lời * Thông tin Hiến pháp đề cập: vai trò của pháp luật. * Đặc điểmcủa pháp luật nước ta - Tính quy phạm phổ biến. - Tính xác định chặt chẽ. - Tính bắt buộc. * Tôn trọng pháp luật: Là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, tuyên truyền, nhắc nhở mọi người thực hiện, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật. Câu 5.Tình huống:
  5. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương cuối HKII GDCD 8 “Để tiện cho việc quản lí giờ giấc và việc học tập của M, mẹ M đã mua điện thoại cho M sử dụng. Tuy nhiên, kể từ ngày có điện thoại, M lười học hơn, bạn thường giành nhiều thời gian để lên mạng xã hội,nhắn tin với bạn bè. Nhiều lần M chỉ trích bạn này, nói xấu người kia, chia sẻ những thông tin thiếu chính xác lên zalo, facebook...Thấy vậy, một số bạn có góp ý cho M,nhưngM cho rằng: mọi người có quyền tự do ngôn luận”. a) Theo em, việc làm của M có phải thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng đắn của công dân không? Vì sao? b) Nếu em là bạn cùng lớp với M, em sẽ làm gì ? c) Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? - GỢI Ý TRẢ LỜI a) Không phải tự do ngôn luận đúng đắn * Vì sao: Vì tự do ngôn luận là ta được nói, được bàn bạc, thảo luận, được nhận xét, góp ý cho người khác, được phát ngôn, bàn luận nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật. Hành vi của H là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác (tội làm nhục, vu khống người khác) gây mất đoàn kết, thiếu văn hóa ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của bạn..là trái quy định của pháp luật. b) Ứng xử: Xem xét lại vấn đề, tỏ thái độ không đồng tình, gặp riêng và góp ý cho bạn, nói ra cái sai để bạn sửa đổi...hoặc nhờ sự can thiệp của thầy cô chủ nhiệm, cha mẹ, những người có uy tín... c) Học sinh được thể hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách: Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường, kiến nghị lên nhà trường những vấn đề thắc mắc, đề xuất, gửi thư, bài lên báo, đài... ---Hết---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2