Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH Tổ: Văn Sử GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN GDCD 8 NĂM HỌC 20222023 I. TRẮC NGHIỆM Em hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau và ghi lại vào bài làm. Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây là không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Tìm hiểu nghệ thuật dân tộc của Việt Nam. B. Dùng tiếng Việt xen lẫn tiễng nước ngoài. C. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam. D. Tìm hiểu nghệ thuật dân tộc của các nước khác. Câu 2. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự lập? A. Thân tự lập thân B. Há miệng chờ sung C. Ăn quả nào rào quả nấy D. Qua cầu rút ván Câu 3. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú được gọi là ? A. Xây dựng gia đình văn hóa. B. Xây dựng gia đình hạnh phúc. C. Xây dựng nếp sống văn hóa. D. Xây dựng văn hóa Câu 4.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để: A. Nước ta sẽ bị lạc hậu. B. Học hỏi hết tất cả của nước ngoài. C. Làm nước ta bị mất nề văn hóa riêng. D. Đưa đất nước hội nhập với quốc tế . Câu 5. Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người sống tốt hơn. B. Bạn bè phải phù hợp với nhau về quan niệm sống. C. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới. Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự lao động sáng tạo? A. Trong học tập chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói. B. Trong giờ học Văn thường đem bài tập Toán ra làm. C. Thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm. D. Luôn suy nghĩ để tìm ra nhiều cách làm bài khác nhau trong học tập.
- Câu 7. G là bạn thân của H, trong giờ kiểm tra 15 phút H không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là G, em sẽ làm gì dưới đây? A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. B. Nhờ bạn H cho xem tài liệu cùng. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt. Câu 8.Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là? A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng chí. D. Tình anh em. Câu 9. Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn Quý giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì dưới đây? A. Bạn Quý là người tự ti. B. Bạn Quý là người ỷ lại. C. Bạn Quý là người tự tin. D. Bạn Quý là người tự lập. Câu 10. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là: A. Thích việc gì làm việc đó. B. Không dám đưa ra ý kiến của mình. C. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí. D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy. Câu 11. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật A. Tổ chức cá độ bóng đá. B. Đi học muộn C. Nói chuyện riêng trong giờ học. D. Không làm bài tập về nhà. Câu 12. Hành vi không tôn trọng người khác là: A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. D. Lắng nghe ý kiến mọi người. Câu 13.Hành vi không tôn trọng lẽ phải là: A. Phê phán việc làm sai. B. Không dám nói sự thật. C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí. D. Chấp hành nội quy nơi mình ở. Câu 14.Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Cùng với A đánh B cho vui. D. Chạy đi chỗ khác chơi. II. TỰ LUẬN Câu 1: Em hiểu thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh? Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần dựa trên cơ sở nào? Ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh. Gợi ý: * Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống. *Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh Phù hợp với nhau về quan niệm sống. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau. *Ý nghĩa của tình bạn Giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn. Biết tự hoàn thiện mình để sống tốt đẹp hơn. Câu 2.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? Vì sao phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? Trách nhiệm của học sinh? Gợi ý: * Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình *Ý nghĩa Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giầu mạnh và phát huy bản sắc dân tộc. Góp phần xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng tiến bộ văn minh
- *Trách nhiệm của HS Tích cực học tập, tìm hiểu thêm văn hoá của dân tộc cũng như các nước khác trên thế giới Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của dân tộc ta. Câu 3: Thế nào là tự lập? Vì sao phải tự lập? Cách rèn luyện đức tính tự lập? Hãy nêu một số biểu hiện về tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày mà em biết ? Gợi ý: *Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. *Ý nghĩa Thành công trong cuộc sống Được sự kính trọng của mọi người * Cách rèn luyện Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sing hoạt hàng ngày. * Biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong lao động và trong sinh hoạt hàng ngày Tự mình đi học Tự mình làm bài tập Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở. Tự giặt quần áo. Tự hoàn thành mọi công việc ở lớp, trường: Tự tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v.. Câu 4: Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Lao động tự giác và sáng tạo có tác dụng như thế nào? Gợi ý: * Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. * Ý nghĩa: Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao. Câu 5.Tình huống:Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói :"Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chi ̉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo : "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập" Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ? Gợi ý. Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập. Như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại: truyền thống yêu nước, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thống cần cù chịu thương chịu khó, … làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay. Câu 6. Tình huống: Trong một lần, Lan và Hoa cùng đi du lịch ở Mỹ. Một người dân địa phương đã hỏi Lan: “Bạn đến từ nước nào?”. Lan trả lời: “tôi đến từ nước Nhật Bản.” Hoa thắc mắc “chúng ta đến từ Việt Nam cơ mà, sao cậu lại nói với họ chúng ta đến từ Nhật Bản?”. Lan giải thích:“Ai cũng biết Nhật Bản là một nước giàu có,Việt Nam mình thì nghèo hơn. Mình nói đến từ Nhật Bản họ sẽ tôn trọng mình hơn.” a. Em có đồng ý với quan điểm của bạn Lan không? Vì sao? b. Nếu em là Hoa thì em sẽ nói gì với Lan? Gợi ý. a. Em không đồng ý với Lan. Vì: Đó là suy nghĩ sai lệch về đất nước của chúng ta. Nó thể hiện thái độ mặc cảm không đúng, không có niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc. b. Nếu em là Hoa:
- Giải thích cho Lan hiểu được rằng dân tộc Việt Nam cũng có rất nhiều điều đáng để tự hào. Một đất nước có được tôn trọng hay không không phải do nước đó giàu hay nghèo mà bất cứ quốc gia nào cũng đều có quyền tự hào về dân tộc mình, đều đáng được tôn trọng và đều cần tôn trọng, học hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc khác. Bạn cần tự hào vì mình là người Việt Nam. Nếu có ai hỏi thì hãy tự tin nói rằng: “Tôi là người Việt Nam" Câu 7. Tình huống:Lâm 13 tuổi. Một lần, Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng,mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm. Theo em, bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không ? Vì sao ? Gợi ý: Bố mẹ Lâm cư xử như vậy là không đúng, vì cha mẹ thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác vì Lâm mới 13 tuổi. Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ do cha mẹ cho Lâm đi xe máy trong khi độ tuổi Lâm chưa cho phép và Lâm lại đi vào đường ngược chiều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 100 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn