Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí
lượt xem 1
download
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập được biên soạn theo chương trình Lịch sử 11. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - LỚP 11 - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN LỊCH SỬ I. GIỚI HẠN ÔN TẬP - Chủ đề 1: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (Bài 21) + Trọng tâm: Mục I – Phong trào Cần Vương bùng nổ. + Mục II – Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX (Khuyến khích HS tự học). - Chủ đề 2: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (Bài 22) - Chủ đề 3: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (Bài 23 + Bài 24) * Bài 23: + Trọng tâm: Mục 1 và mục 2. + Đọc thêm SGK: Mục 3. * Bài 24: + Trọng tâm: Mục III. + Khuyến khích HS tự học: Mục I và mục II. II. CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - Nhận biết: Lưu ý kiến thức như nội dung SGK. - Thông hiểu: Lưu ý các câu hỏi dạng vì sao, ý nghĩa, nhất ... bám SGK. - Vận dụng: Lưu ý các câu hỏi dạng so sánh (giống, khác), đặc trưng, bài học rút ra, bài học vận dụng .... III. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA Câu 1: Cuộc vận động yêu nước do các văn thân, sĩ phu khởi xướng đầu thế kỉ XX đi theo khuynh hướng nào? A. Phong kiến. B. Xã hội chủ nghĩa. C. Dân chủ tư sản. D. Vô sản. Câu 2: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu? A. Căn cứ Ba Đình. B. Kinh đô Huế. C. Đồn Mang Cá(Huế). D. Căn cứ Tân sở(Quảng Trị). Câu 3: Từ 1897 đến 1914, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào? A. Có thái độ kiên định với Pháp. B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh. C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. D. Hợp tác với Pháp để mang lại quyền lợi về kinh tế. Câu 4: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế? A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời. B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn. C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng. D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp. Câu 5: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào? A. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì. B. Toàn thể dân tộc Việt Nam. C. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước. D. Một số quan lại yêu nước.
- Câu 6: Nét mới của xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là gì? A. Xuất hiện giai cấp công nhân. B. Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới. C. Sự hình thành giai cấp địa chủ và nông dân. D. Phong trào chống Pháp xuất hiện. Câu 7: Cơ sở nào để khẳng định cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo? A. Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, không liên kết được với nhau. B. Các cuộc đấu tranh diễn ra tự phát, không có người lãnh đạo. C. Các cuộc đấu tranh chỉ nhằm vào các mục tiêu kinh tế, không mưu cầu giải phóng dân tộc. D. Tất cả các phong trào đấu tranh cuối cùng đều bị đàn áp và thất bại. Câu 8: Chủ trương của hội Duy Tân là A. tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. B. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam. D. tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế - văn hoá - xã hội. Câu 9: Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương? A. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền. B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi. C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. D. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến. Câu 10: Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì? A. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp. B. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển. D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự. Câu 11: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Học sinh, sinh viên. B. Nhà báo, nhà giáo. C. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất, đại lí cung ứng và tiêu thụ . D. Tiểu thương, tiểu chủ. Câu 12: Phong trào Cần Vương diễn ra trong khoảng thời gian từ năm A. 1885 đến năm 1896. B. 1888 đến năm 1896. C. 1885 đến năm 1888. D. 1884 đến năm 1892. Câu 13: Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới? A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ. B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước. C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội. D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta. Câu 14: Kết quả hoạt động buổi đầu của Việt Nam Quang phục hội đã A. tuyên truyền vận động được quần chúng nhân dân ở trong nước. B. mở được nhiều lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu. C. khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. D. kích động được tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Câu 15: Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta là giai cấp A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản. D. địa chủ phong kiến. Câu 16: Sau thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã đến đâu để tiếp tục hoạt động? A. Trung Quốc. B. Triều Tiên. C. Về nước. D. Thái Lan. Câu 17: Điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. nảy sinh quan hệ sản xuất phong kiến. B. nảy sinh quan hệ sản xuất thuộc địa nửa phong kiến. C. nảy sinh quan hệ sản xuất thuộc địa. D. nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương? A. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và thiếu đường lối đúng đắn. B. Phong trào Cần Vương không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. C. Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn và vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh. D. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết. Câu 19: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát? A.Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết. B.Vì họ chưa được giác ngộ lí tưởng cách mạng, chủ yếu đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế. C.Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. D.Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp. Câu 20: Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là A. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ việc khai thác thuộc địa. B. chính sách cướp đoạt ruộng đất. C. khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Pháp. D. mở mang một số cảng biển, cảng sông để chuyên chở hàng hóa. Câu 21: Giai đoạn từ 1885 đến 1888 phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. C. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Định. D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Câu 22: Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. 5/6/ 1908. B. 5/6/1911. C. 5/11/1917. D. 5/11/1920. Câu 23: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. B. Phương thức bóc lột phong kiến. C. Phương thức bóc lột thực dân. D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa. Câu 24: Chủ trương của Việt Nam Quang Phục hội là A. tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. B. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam
- C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam. D. tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế - văn hoá - xã hội. Câu 25: Sau khi bị bắt, vua Hàm Nghi bị Pháp lưu đày ở A. Pháp. B. Ăng – gô - la. C. An – giê - ri. D. Côn Lôn. Câu 26: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam. B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta. D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Câu 27: Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. nền kinh tế phát triển rõ rệt. B. công nghiệp phát triển. C. cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc. D. phong trào yêu nước phát triển mạnh. Câu 28: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu? A. Hội Duy Tân. B. Phong trào Đông Du. C. Phong trào Duy Tân. D. Việt Nam Quang phục hội. Câu 29: Đặc điểm nổi bật về quy mô của phong trào Cần Vương trong những năm 1885 - 1888 là A. diễn ra chủ yếu tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. B. diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. C. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Nam Kì. D. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Trung Kì, Bắc Kì. Câu 30: Yếu tố quan trọng nhất làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới. B. tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam. C. tấm gương tự cường của Nhật Bản. D. chính phủ Pháp nới lỏng chính sách cai trị. Câu 31: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là gì? A. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân. B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp. C. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn. D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp. Câu 32: Trong thời gian khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chưa đầu tư xây dựng công trình giao thông nào dưới đây? A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường hàng không . D. Cầu, cảng và các tuyến đường thủy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn