Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá một cách khách quan, khoa học tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ HUẾ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1885-1918 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2021
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Bính Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Vũ Tài Trường Đại học Vinh Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Trường Đại học Quy Nhơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …….giờ …… ngày........tháng........năm....... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1918 có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử truyền thống đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ, đó chính là giai đoạn phong trào yêu nước chống Pháp chuyển từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885- 1918, diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của người dân Nam Kỳ. Sự tác động của tình hình thế giới và trong nước cùng những đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội ở vùng đất Nam Kỳ đã làm cho phong trào yêu nước chống Pháp ở đây hòa chung với phong trào dân tộc, lại vừa mang dấu ấn riêng đặc thù của vùng đất Nam Kỳ. Trong thời gian qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1885-1918 ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918, sau gần một năm Việt Nam mất độc lập hoàn toàn, thực dân Pháp áp đặt chế độ bảo hộ trên toàn Việt Nam đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918) mới chỉ được nghiên cứu trong các công trình riêng lẻ, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống để làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào, diễn biến, kết quả, tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX, để từ đó thấy rõ sự thay đổi căn bản của phong trào từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. Bức tranh về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918 vẫn còn là vấn đề
- 2 bỏ ngỏ. Do đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918 có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phục dựng chuyên sâu và có hệ thống bức tranh về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Trên cơ sở đó, đánh giá một cách khách quan, khoa học tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các yếu tố vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội... tác động đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Luận án đi sâu nghiên cứu diễn biến, kết quả của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918, để thấy rõ sự chuyển biến từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. Luận án làm rõ tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra trên địa bàn Nam Kỳ từ năm 1885 đến năm 1918. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1885 đến năm 1918. * Về không gian:
- 3 Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là 6 tỉnh Nam Kỳ thời Pháp cai trị: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. * Về nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918 và những hình thức biểu hiện của các phong trào. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II .Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố. Nguồn tài liệu điền dã tại địa phương... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở nắm vững và vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp sưu tầm, phân tích... 5. Đóng góp của luận án Luận án khôi phục đầy đủ, chuyên sâu và có hệ thống bức tranh sinh động về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Luận án làm rõ các yếu tố như vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội... tác động đến sự hình thành, phát triển của phong trào, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về phong trào. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án chia làm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
- 4 - Chương 2: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1885 đến năm 1896. - Chương 3: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1897 đến năm 1918. - Chương 4: Nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài Cuốn “Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam” (Những Hội kín trên đất An Nam), Imprimerie Commerciale C. Ardin, Sài Gòn, (1926) và “Bonzes, pagodes et Sociétés Secrètes en Cochinchine” (Tăng lữ, chùa chiền và những Hội kín ở Nam Kỳ), Extrème-Asie Revue Indochinoise Illustrée, (1928) của tác giả Georges Coulet đều đề cập đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX nhưng tác giả chủ yếu nói về phong trào Hội kín, coi đây là yếu tố đặc sắc của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. Cuốn “Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam” tác giả đã đề cập đến các phong trào Hội kín cùng các thủ lĩnh tiêu biểu của Hội kín, đặc biệt nhấn mạnh tính duy tâm của Hội kín, để từ đó rút ra nhận xét, đặc điểm, bản chất Hội kín. Tác giả Philippe Devillers năm 1966 cho ra cuốn “Au Sud Vietnam …il y a cent ans” (Một trăm năm ở miền Nam Việt Nam). Đây là công trình nghiên cứu khá chi tiết về quá trình thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam, đồng thời tác giả cũng nhắc đến các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ. Trên cơ sở đó, giúp tác giả luận án giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra trong đề tài. Giáo sư người Pháp Georges Boudarel, năm 1969 cho ra mắt cuốn “Phan Bội Châu et la société Vietnamienne de son temps”
- 5 (Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông). Cuốn sách nghiên cứu khá rõ về hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu, so sánh về con đường cứu nước của Phan Bội Châu với Phan Châu Trinh. Đây là nguồn tài liệu có giá trị lớn để tác giả luận án tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Sử gia người Mỹ David George Marr với công trình nghiên cứu “Vietnamese Anticolonialism 1885-1925” (Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân 1885-1925) đã có cái nhìn khái quát, nghiên cứu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa đến xã hội Việt Nam, qua đó, tác giả đề cập đến một số phong trào yêu nước chống thực dân Pháp tiêu biểu của nhân dân Việt Nam. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về phạm vi phong trào, thành phần tham gia khởi nghĩa…nhưng tác giả David George Marr lại chưa đi sâu nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. Công trình “The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900-1941” (Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, 1900-1941) của tác giả William J.Duiker, Cornell University Press, (1976), đã đi sâu nghiên cứu về các thế hệ người Việt Nam yêu nước được ảnh hưởng bởi yếu tố Nho học như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…Đây là tài liệu có giá trị để tác giả tham khảo khi giải quyết một số vấn đề trong luận án. Năm 2000, Nguyễn Như Diệm và Trần Sơn đã dịch và cho ra mắt độc giả cuốn “Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á”. Đây là công trình nghiên cứu của tác giả người Nhật Bản Shiraishi Masaya. Tác giả Shiraishi Masaya đã nghiên cứu một cách chuyên sâu, khoa học về các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam, đặc biệt công trình đã đi sâu nghiên cứu về phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, nhất là khi Phan Bội Châu hoạt động ở Nhật Bản như tìm hiểu chủ trương, đường lối, các
- 6 hoạt động… của Phan Bội Châu. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu về phong trào Đông Du diễn ra ở Nam Kỳ. 1.2. Nghiên cứu của tác giả Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến phong trào yêu nước ở Việt Nam * Nhóm nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động tới phong trào Cuốn “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của tác giả Nguyễn Thế Anh. Trên cơ sở nghiên cứu nguồn tài liệu gốc khá đa dạng của chính quyền thực dân Pháp, tác giả Nguyễn Thế Anh đã phân tích, lý giải một cách sâu sắc quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến các phong trào chống Pháp tiêu biểu ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đã cung cấp thêm những cứ liệu quan trọng, đặc biệt là chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, giúp tác giả luận án đánh giá khách quan, chính xác về một trong những nhân tố tác động đến phong trào chống Pháp ở Việt Nam. Tác giả Chương Thâu với bài viết: “Chính sách của thực dân Pháp đối với ảnh hưởng của Tân Thư ở Việt Nam” (Nghiên cứu Lịch sử, số 1 năm 1997, tr.7) đã nêu ra những biện pháp của chính quyền thực dân Pháp để hạn chế sự ảnh hưởng tích cực của Tân Thư vào Đông Dương, qua đó giúp tác giả luận án tìm hiểu thêm chính sách của thực dân đối với ảnh hưởng của Tân Thư cũng như những ảnh hưởng tích cực mà Tân Thư đã tác động đến các nhà yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến các phong trào chống Pháp ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ “Phong trào Duy Tân” của tác giả Nguyễn Văn Xuân, “Bước đầu tìm hiểu phong trào Cần Vương ở tỉnh Hải Dương” ...Các nghiên cứu trên đã đề cập đến phong trào yêu nước chống Pháp ở một số địa
- 7 phương trong cả nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ yếu ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Mặc dù, không đặt phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ làm trọng tâm nhưng các nghiên cứu trên đã phác họa được những nét cơ bản của phong trào. Trên cơ sở đó, đã giúp tác giả có thêm cứ liệu để thực hiện nhiệm vụ của luận án. * Nhóm nghiên cứu về từng nhân vật lịch sử Như “Phan Châu Trinh Toàn tập”, tác giả Vũ Thanh Sơn: “Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, “Phan Chu Trinh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 năm 2017, tr.11)... Mặc dù, mỗi nghiên cứu nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả đều cho thấy chủ nghĩa yêu nước chính là nhân tố quan trọng cho các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến đánh giá, nhận xét về phong trào Công trình “Phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam” của tác giả Đinh Xuân Lâm với bài viết “Phong trào yêu nước chống xâm lược Pháp cuối thế kỷ XIX: tính chất và các đặc điểm”, tr.108 đã giúp tác giả luận án cái nhìn ban đầu về tính chất và đặc điểm của các phong trào yêu nước ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cuối thế kỷ XIX, mặc dù tác giả Đinh Xuân Lâm không đề cập trực tiếp đến tính chất, đặc điểm phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ nhưng trên cơ sở đó, đã giúp tác giả có nhận định chính xác hơn về đặc điểm và tính chất của phong trào yêu nước ở Nam Kỳ. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến sự chuyển biến của ý thức-tư tưởng ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến sự chuyển biến về ý thức-tư tưởng của nhân dân Nam Kỳ
- 8 Như “Sự chuyển hướng tư tưởng trong phong trào quốc gia dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX” của Hồ Song và Chương Thâu, “Ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp đối với một số nhà nho Việt Nam yêu nước và tiến bộ đầu thế kỷ XX” của tác giả Chương Thâu, Trần Văn Giàu với “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”, Tập I, Tập II...Các nghiên cứu trên, dù tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau nhưng đều thể hiện sự chuyển biến của ý thức-tư tưởng ở Việt Nam, góp phần vào sự phát triển chung của dòng lịch sử tư tưởng dân tộc. Đối với vùng đất Nam Kỳ, các tác giả cho rằng chủ nghĩa yêu nước truyền thống chính là dòng tư tưởng mang đậm sắc thái của người dân Nam Kỳ. 1.2.2. Nghiên cứu liên quan đến phong trào yêu nước ở Nam Kỳ * Nhóm nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động tới phong trào Tác giả Phạm Quang Trung với bài viết: “Chính sách vơ vét lúa gạo của tư bản Pháp và quá trình phát triển của giai cấp địa chủ ở Nam Bộ thời Pháp thuộc” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 năm 1985, tr.23) đã nêu ra biện pháp giúp cho thực dân Pháp vơ vét được khối lượng lớn lúa gạo Nam Kỳ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đời sống bần cùng của người dân Nam Kỳ, là cội nguồn sâu xa của các phong trào chống Pháp. Cuốn “Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954)” (Tập I) của tác giả Nguyễn Đình Tư, xuất bản năm 2016, là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về cách tổ chức, cai trị, bóc lột của thực dân Pháp ở Nam Kỳ. Trên cơ sở đó, đã giúp tác giả giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra trong đề tài như: các phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ trước năm 1885, chính sách cai trị của thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918.
- 9 Tác giả Trần Xuân Trí với bài: “Thuế thân và sưu dịch ở Nam Kỳ dưới thời Pháp đô hộ” đã nghiên cứu một cách có hệ thống, liên tục về thuế thân và sưu dịch trước khi người Pháp đến và trong khi người Pháp đến cai trị ở Nam Kỳ. Đồng thời, tác giả Trần Xuân Trí cũng đánh giá những tác động của thuế thân và sưu dịch đối với đời sống kinh tế xã hội ở Nam Kỳ, đặc biệt là đời sống đói khổ, bần cùng của người dân Nam Kỳ, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến các phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ Tác giả Nguyễn Phan Quang trong nghiên cứu: “Phong trào chống Pháp do Đào Công Bửu lãnh đạo (1893-1894)” đã nêu ra những tư liệu để chứng minh vào những năm cuối thế kỷ XIX, Đào Công Bửu và các thủ lĩnh đã chọn Rạch Giá làm căn cứ chính để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy chống Pháp ở toàn xứ Nam Kỳ. Qua đó, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về thủ lĩnh Đào Công Bửu, hoạt động, lực lượng tham gia, diễn biến và kết quả của phong trào trong mối quan hệ với các phong trào chống Pháp khác ở Nam Kỳ. Tác giả Nguyễn Đình Đầu trong “Nam Bộ với phong trào Đông Du” đã trích giới thiệu các tham luận, ý kiến của các tác giả về phong trào Đông Du miền Nam, để từ đó giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn về phong trào Đông Du ở Nam Kỳ, đưa ra những nhận định, đánh giá đúng mức hơn về phong trào. Tác giả Sơn Nam với “Phong trào Duy tân ở Bắc Trung Nam. Miền Nam đầu thế kỷ XX (Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân)”, đã dành nhiều tâm huyết để khảo cứu, sưu tầm về những người đứng đầu các phong trào Hội kín, phong trào Minh Tân, quá trình khởi phát, kết quả, tác động của phong trào về kinh tế, xã hội ở Nam Kỳ trong những năm đầu thế kỷ XX. Đây là tài liệu quý giá giúp tác giả
- 10 luận án có thêm cứ liệu về cuộc vận động Minh Tân, phong trào Hội kín ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. * Nhóm nghiên cứu về từng nhân vật lịch sử Gồm “Phụ nữ Nam Kỳ trong phong trào Đông Du”, “Truyện Phan Xích Long”; “Chí sĩ Nguyễn Quang Diệu-một lãnh tụ trọng yếu của phong trào Đông Du miền Nam”; “157 nhân vật trong phong trào xuất dương” của tác giả Nguyễn Thúc Chuyên... Tất cả các bài viết nêu trên chủ yếu thể hiện quan điểm, cách đánh giá của các tác giả về các nhân vật lịch sử trong phong trào. Đây chính là cơ sở, giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu đề tài. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến đánh giá, nhận xét về phong trào Chuyên luận :“Đặc điểm của phong trào Duy Tân Nam Kỳ đầu thế kỷ XX” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà và Biện Thị Hoàng Ngọc đã khái quát để đưa ra những nhận định về đặc điểm của phong trào Duy Tân Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Đây là chuyên luận có ý nghĩa tham khảo, giúp tác giả luận án có thêm cơ sở ban đầu để đánh giá về đặc điểm của phong trào Duy Tân. Nghiên cứu :“Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX - quá trình và đặc điểm”, tác giả Võ Văn Sen đã đề cập về phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ gồm phong trào Đông Du, phong trào Minh Tân. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết đã nêu ra những đặc điểm của phong trào. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp tác giả luận án trong những đánh giá về đặc điểm của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến sự chuyển biến của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ Như “Phan Chu Trinh qua những tài liệu mới”, “Tìm hiểu thêm về Phan Bội Châu và vấn đề đoàn kết lương giáo chống Pháp
- 11 đầu thế kỷ XX”; “Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925”... 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu * Những nội dung luận án kế thừa: Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Các phong trào chống Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1885-1918, trong đó đề cập khái quát đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. Những nhận định, ý nghĩa...ban đầu của phong trào chống Pháp ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Đến thời điểm này, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Mặc dù vậy, nội dung các công trình nghiên cứu nói trên là những cơ sở quý giá, giúp cho luận án nguồn tư liệu, quan điểm đánh giá và hướng nghiên cứu. *Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu: Nghiên cứu một cách có hệ thống về các yếu tố vị trí địa lý, hành chính, dân cư, kinh tế xã hội...tác động đến phong trào. Phác họa đầy đủ, chuyên sâu bức tranh sinh động về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Làm rõ đặc điểm, tính chất, tác động của phong trào.
- 12 Chương 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ TỪ NĂM 1885 ĐẾN NĂM 1896 2.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ 2.1.1. Lược sử hình thành Lược sử hình thành vùng đất Nam Kỳ gắn liền với công lao của người Việt, người Khmer và nhiều dân tộc khác, gắn với công cuộc khẩn hoang của dân tộc dưới thời các chúa Nguyễn. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, vùng đất Nam Kỳ đã có nhiều thay đổi, nhất là thời thực dân Pháp xâm lược nhưng nhờ công lao xây dựng của nhiều thế hệ nên Nam Kỳ đã dần hình thành và có vị trí ngày càng quan trọng. 2.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Vùng đất Nam Kỳ nằm trong địa bàn phía nam của bán đảo Đông Dương, là lãnh thổ cực nam của Việt Nam. Nam Kỳ là nơi giao thoa của hai nền văn minh phương Đông: văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. Nam Kỳ còn có ưu thế về đường bộ và đường thủy, là mảnh đất trù phú, màu mỡ, nhiều tài nguyên thiên nhiên, đất rộng người thưa. Đây là những điều kiện thuận lợi, góp phần đưa Nam Kỳ trở thành vùng đất có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng, do vậy Nam Kỳ đã trở thành vùng đất nhiều thế lực muốn xâm lược. 2.1.3. Dân cư và truyền thống yêu nước * Dân cư Nam Kỳ có thành phần dân tộc, dân cư khá đa dạng gồm người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer, người Chơ Ro, người Cơ Ho, người Mạ, người Stiêng... Nam Kỳ có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa...Như vậy, Nam Kỳ là vùng đất có tính chất điển hình về đa tộc người, đa tôn giáo tín ngưỡng.
- 13 * Truyền thống yêu nước Truyền thống yêu nước của người dân Nam Kỳ đã hình thành ngay trong quá trình tạo lập ra vùng đất mới, truyền thống đó ngày càng được phát huy trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lược với nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định. 2.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ trước và trong giai đoạn 1885 -1896 Chính sách về chính trị: Từ năm 1875, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính gồm 20 hạt tham biện, mỗi hạt sau đó trở thành một tỉnh của xứ Nam Kỳ do người Pháp đứng đầu. Các cấp chính quyền dưới tỉnh, Pháp giao cho những phần tử tay sai làm chủ. Pháp chủ trương liên kết chặt chẽ với các tầng lớp địa chủ tay sai là điều kiện thuận lợi cho việc thống trị lâu dài. Chính sách về kinh tế, tài chính: Nông nghiệp: chính sách cướp đoạt ruộng đất của nông dân, điều chỉnh lại quyền sở hữu ruộng đất nên ruộng đất tập trung hết về phía thực dân và tay sai. Vì thế, diện tích trồng lúa ngày càng được mở rộng nên khối lượng lúa gạo thu hoạch, xuất khẩu được cũng không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, trái ngược với nguồn lợi lớn từ nông nghiệp mà thực dân Pháp thu được là cuộc sống đói khổ, bần cùng của người dân Nam Kỳ. Đó chính là lí do căn bản của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1896. Tài chính: Pháp tăng cao các thứ thuế cũ, đặt ra thêm nhiều loại thứ thuế mới như thuế thân, thuế ruộng đất, thuế môn bài, thuế vận tải đường bộ…Vì thế, đời sống nhân dân ngày càng đói khổ.
- 14 Hệ quả: Làm thay đổi kinh tế xã hội Nam Kỳ, đặc biệt nông dân ngày càng bị bần cùng hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các phong trào yêu nước chống Pháp. 2.3. Phong trào từ năm 1885 đến năm 1896 2.3.1. Khởi nghĩa của Phan Văn Hớn (1885) Ngày 09/02/1885 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân chia làm nhiều cánh: - Cánh tiến về Sài Gòn do Nguyễn Văn Bường chỉ huy. Cánh này dọc đường bị lộ, Nguyễn Văn Bường bị thực dân Pháp bắt. - Cánh của Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá chỉ huy 3 mặt, tiến vào huyện lị Bình Long. Nghĩa quân đã tung hàng chục bó đuốc đốt phá, Trần Tử Ca chạy lên tầng chống cự, lực lượng nội ứng và nghĩa quân dùng rơm và dây lạc khô có sẵn trong dinh đem chất xung quanh, Phan Văn Võ châm lửa đốt dinh quận. Vợ của Trần Tử Ca bị chết cháy, Trần Tử Ca chạy thoát ra ngoài bị một người nông dân bắt được, đem nộp cho nghĩa quân. Sau đó, Trần Tử Ca bị nghĩa quân chém đầu, cho vào lồng đèn, treo trước dinh huyện, rửa hận cho đồng bào, làm gương cho những tay sai bán nước. Nghĩa quân đã chiếm được dinh quận, lấy được Hóc Môn và làm chủ tình hình trong một thời gian. -Sau đó nghĩa quân tiến thẳng về Sài Gòn, giao chiến với một đội quân Pháp. Sự tương quan lực lượng quá lớn, sức yếu, thế cô lập, dần dần lực lượng bị tiêu hao, nghĩa quân thua trận. Quân Pháp thực hiện nhiều cuộc hành quân để vây bắt lực lượng khởi nghĩa nhưng Pháp vẫn không bắt được Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp dân chúng huyện Bình Long. Vì thương dân tình vô tội và họ tộc khỏi bị đàn áp bắt bớ nên Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Qúa đã tự nộp mình cho giặc Pháp.
- 15 2.3.2. Khởi nghĩa của Ngô Lợi (1885-1890) Tháng 5.1885 nghĩa quân Khmer ở Thất Sơn cùng tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở làng An Định và nghĩa binh ủng hộ Sivatha ở bên kia biên giới đã cùng nhau chiến đấu chống thực dân Pháp, đánh chiếm đồn biên phòng Phú Thạnh. Phơrusơ cầm quân đi cứu viện nhưng phải rút lui vì khí thế của nghĩa quân lúc này rất mạnh. Sau nhờ chủ tỉnh Châu Đốc điều thiếu tá Ghuliat (Goulias) đem quân kết hợp với quân của Phơrusơ chiến đấu vất vả trong nhiều ngày mới chiếm lại được đồn Phú Thạnh. Tháng 6 năm 1886, thực dân Pháp ra lệnh cho thiếu úy Grimaud tiến hành cuộc hành quân sang lãnh thổ của Cao Miên, để đánh vào Vườn Dầu với mục đích tiêu diệt hết lực lượng nghĩa quân đã chạy sang Cao Miên, nhưng thực dân Pháp không thu được thắng lợi như mong muốn. Sau khi thực dân Pháp rút quân khỏi Thất Sơn, tình hình tạm thời yên ổn, bổn sư Ngô Lợi cùng nghĩa quân liền đưa dân quay trở về làng, tiếp tục xây dựng lại căn cứ và lực lượng kháng chiến, nhân dân khắp nơi lại hội tụ về núi Tượng chờ ngày tiếp tục khởi nghĩa. Trước ảnh hưởng ngày càng mạnh của nghĩa quân Ngô Lợi, cuối năm 1887, Pháp tổ chức tấn công vào làng An Định, bắt được 8 người từng tham gia phong trào Cần Vương mà thực dân đã nắm được lý lịch và biết họ đang tụ nghĩa ở núi Tượng. Pháp xử tử cả 8 người sau đó chôn chung vào một hố. Tháng 12.1887 Trần Bá Lộc cho bộ hạ Năm Cũi trà trộn, ám sát Ngô Lợi. Tuy nhiên, Năm Cũi được cảm hóa bởi đức độ, uy tín của Năm Thiếp, sau đó Năm Cũi được tổ chức giết Tổng đốc Lộc nhưng việc không thành. Nhằm che mắt thực dân Pháp nên nghĩa quân tung tin Ngô Lợi đã mất. Nhưng thực chất là ông đang hoạt động bí mật, chờ thời
- 16 cơ khởi nghĩa. Tiếc rằng lực lượng lúc này đã suy yếu, hầu hết tướng lĩnh bị giết hoặc bị tù đày. Năm 1890, Ngô Lợi mất thọ 60 tuổi. 2.3.3. Cuộc vận động của Đào Công Bửu (1885-1894) Từ năm 1885 đến năm 1886, Đào Công Bửu đã ra sức vận động nhân dân ở Bến Tre, Mỹ Tho đứng lên chống thực dân Pháp và tay sai. Ông vận động nhân dân bằng nhiều cách khác nhau. Có lúc ông giả làm thầy lang đi phát bùa chữa bệnh cho nhân dân, khi lại giả làm thầy tướng số, thầy pháp có nhiều phép thuật, lúc lại lấy danh nghĩa là một quan chức trong triều đình, thừa lệnh của Vua Hàm Nghi đi tuyển mộ quân.. Bằng những cách vận động đó, Đào Công Bửu đã tuyển mộ được một lực lượng lớn nghĩa quân tham gia đánh Pháp. Từ năm 1887 đến năm 1893, Đào Công Bửu mở rộng thêm địa bàn hoạt động chống Pháp sang các tỉnh như Gò Công, Trà Vinh, Hà Tiên, An Giang, Châu Đốc, Gia Định. Trong quá trình vận động, Đào Công Bửu luôn hoạt động rất linh hoạt, sáng tạo. Vì lẽ đó, Đào Công Bửu đã che mắt được nhà cầm quyền và tuyển mộ ngày càng nhiều người theo ông đứng lên chống Pháp. Hoạt động chống Pháp của Đào Công Bửu đã khiến cho thực dân và tay sai hoang mang, lo lắng. Chính thực dân Pháp đã phải thốt lên rằng: Bửu là tên phiến loạn rất ngoan cố, nếu tính cả lần mưu tính nổi dậy vào năm 1894 thì Bửu đã năm lần lôi kéo, kích động dân Nam Kỳ chống lại người Pháp. Đào Công Bửu đã chuẩn bị cho cuộc nổi dậy khắp Nam Kỳ chống thực dân Pháp. Tuy nhiên năm 1894, lo sợ một cuộc nổi dậy sẽ diễn ra trên toàn xứ Nam Kỳ, thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp dữ dội, Đào Công Bửu và hầu hết các thủ lĩnh bị bắt.
- 17 Chương 3. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào yêu nước ở Nam Kỳ 3.1.1. Trào lưu tư tưởng mới du nhập và ảnh hưởng từ Nhật Bản và Trung Quốc Du nhập và ảnh hưởng từ Nhật Bản: Sau cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1868, Nhật Bản nhanh chóng chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Đầu thế kỷ XX, Nhật trở thành cường quốc hùng mạnh ở Châu Á. Năm 1905, Nhật giành thắng lợi trong chiến tranh Nga-Nhật. Nhật Bản trở thành điểm sáng cần học tập của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ... Do vậy, nhiều sĩ phu Việt Nam cho rằng muốn đánh đổ Pháp thì phải dựa vào Nhật Bản nên họ đã hướng về Nhật Bản. Du nhập và ảnh hưởng từ Trung Quốc: Đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, giới trí thức như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu...đứng lên vận động Duy Tân. Các tác phẩm của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi đã giúp các sĩ phu ở Việt Nam tiếp cận được với tư tưởng dân chủ tư sản của Rút xô, Môngtetxkiơ, các sĩ phu đã biết đến các học thuyết dân chủ, dân quyền. Những ảnh hưởng của Tân thư, Tân văn, đã làm thức tỉnh các sĩ phu Nho học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc tác động mạnh đến các nhà yêu nước Việt Nam, thúc đẩy họ đứng lên tìm tòi phương thức đấu tranh mới. 3.1.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp Chính sách khai thác thuộc địa:
- 18 Năm 1897, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa khai thác hàng đầu, đem lại lợi nhuận cao cho thực dân Pháp. Với mong muốn tăng thu ngân sách, ổn định tài chính nên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp tăng thuế cũ, lập thêm các loại thuế mới , chính quyền thuộc địa đã có được nguồn thu liên tục tăng nhanh. Đứng đầu bộ máy cai trị của Pháp là Thống đốc Nam Kỳ, sau đó đến Tham biện (chủ tỉnh) là người Pháp, dưới tỉnh có các trung tâm hành chính đứng đầu là Đốc phủ sứ, Tri phủ, Tri huyện. Dưới các trung tâm hành chính là cấp Tổng. Dưới Tổng là các xã, Pháp vẫn giữ hệ thống chính quyền phong kiến ở làng xã để thuận lợi cho bộ máy cai trị của thực dân. Chính sách kinh tế: - Nông nghiệp: chính sách cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, chè, cao su, cà phê, hồ tiêu...nhằm vơ vét tối đa sức người, sức của của nhân dân, khối lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng trên sự đói khổ bần cùng của nhân dân Nam Kỳ. - Công nghiệp: Chính quyền thực dân chỉ quan tâm đến công nghiệp khai mỏ (khai thác than), mở các nhà máy chế biến (xay xát gạo) với mục đích vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Nam Kỳ để làm giàu cho chính quốc. - Giao thông vận tải: Pháp ưu tiên đầu tư vào giao thông vận tải với mục đích tăng cường bóc lột kinh tế, phục vụ các mục đích quân sự. Ngược lại, sức lao động của người dân Nam Kỳ bị khai thác triệt để khi thực dân Pháp bắt phu Việt Nam đi đào sông, mở đường, xây dựng cầu... - Tài chính ngân hàng:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn