Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đánh giá một cách khách quan, khoa học tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------------------- ĐẶNG THỊ HUẾ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1885-1918 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI- 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ HUẾ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1885-1918 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN DUY BÍNH HÀ NỘI- 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo nêu trong luận án là trung thực. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2021 Tác giả luận án Đặng Thị Huế
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong nước. Vì vậy tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cùng các Thầy Cô Học viện Tài chính, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Duy Bính đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viênTrung tâm lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh...đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi được tiếp cận với nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tôi xin được gửi tới quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lòng biết ơn sâu sắc vì đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Đặng Thị Huế
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. .................................................. 4 5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6 6. Bố cục của luận án ......................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............. 7 1.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài. ............................................................ 7 1.2. Nghiên cứu của tác giả Việt Nam. .............................................................. 9 1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến phong trào yêu nước ở Việt Nam. .................. 9 1.2.2. Nghiên cứu liên quan đến phong trào yêu nước ở Nam Kỳ. .................. 18 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. ........................................... 29 Chương 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ TỪ NĂM 1885 ĐẾN NĂM 1896 .......................................................................... 32 2.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ. ................................................................ 32 2.1.1. Lược sử hình thành. ............................................................................... 32 2.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. ............................................................. 35 2.1.3. Dân cư và truyền thống yêu nước. ......................................................... 35 2.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ trước và trong giai đoạn1885 -1896............................................................................................ 45 2.3. Phong tràotừ năm 1885 đến năm 1896. .................................................... 55 2.3.1. Khởi nghĩa của Phan Văn Hớn (1885). .................................................. 56 2.3.2. Khởi nghĩa của Ngô Lợi (1885-1890). ................................................... 63 2.3.3. Cuộc vận động của Đào Công Bửu (1885-1894). .................................. 71 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 76
- Chương 3. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 .......................................................................... 78 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào yêu nước ở Nam Kỳ. ...................... 78 3.1.1. Trào lưu tư tưởng mới du nhập và ảnh hưởng từ Nhật Bản và Trung Quốc. ............................................................................................................... 78 3.1.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp. .................................................... 82 3.2. Phong trào từ năm 1897 đến năm 1918....................................................... 96 3.2.1. Phong trào Đông Du .............................................................................. 97 3.2.2. Cuộc vận động Minh Tân .................................................................... 102 3.2.3. Phong trào Hội kín ............................................................................... 113 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 125 Chương 4. NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1885-1918.......................................................... 127 4.1. Đặc điểm và tính chất của phong trào ..................................................... 127 4.1.1. Đặc điểm .............................................................................................. 127 4.1.2. Tính chất .............................................................................................. 134 4.2. Tác động của phong trào ......................................................................... 141 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 146 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 171
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTQG : Chính trị Quốc gia. ĐHQG : Đại học Quốc gia. KHXH và NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn. NCLS : Nghiên cứu Lịch sử. Nxb : Nhà xuất bản. VHTT : Văn hóa Thông tin.
- 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Với Hiệp ước Patenôtre (6.6.1884), triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, người dân Nam Kỳ giàu lòng yêu nước vẫn cùng nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ vùng lên đấu tranh. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1918 có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử truyền thống đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ, đó chính là giai đoạn phong trào yêu nước chống Pháp chuyển từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. Các phong trào đấu tranh vũ trang thời kỳ phong kiến đã lần lượt thất bại, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng dân chủ tư sản tác động từ bên ngoài vào đã thấy được sự cần thiết phải thay đổi con đường đấu tranh theo hình thức mới phù hợp hơn để giành thắng lợi. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918 diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện rõ ý chí kiên cường, lòng quả cảm và tính sáng tạo, không chịu khuất phục của người dân Nam Kỳ. Sự tác động của tình hình thế giới và trong nước cùng những đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội ở vùng đất Nam Kỳ đã làm cho phong trào yêu nước chống Pháp ở đây hòa chung với phong trào dân tộc, lại vừa mang dấu ấn riêng đặc thù của vùng đất Nam Kỳ. Trong thời gian qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1885-1918 ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918 sau gần một năm Việt Nam mất độc lập hoàn toàn, thực dân Pháp áp đặt chế độ bảo hộ trên toàn Việt Nam đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc mới chỉ được nghiên cứu trong các công trình riêng lẻ. Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống để làm rõ những yếu tốảnh hưởng đến phong trào,
- 2 diễnbiến, kết quả, tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX, để từ đó thấy rõ sự thay đổi căn bản của phong trào từ khuynh hướngphong kiến sang khuynh hướngdân chủ tư sản. Bức tranh về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918 vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Do đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885- 1918 có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu đề tài “Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918” nhằm dựng lại một cách chân thực bức tranh về cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Nam Kỳ, góp phần làm sáng tỏ một phần quan trọng của lịch sử Nam Kỳ thời cận đại, nhằm giảm bớt những khoảng trống về lịch sử địa phương là điều cần thiết. Từ đó, cung cấp những tư liệu cần thiết phục vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời cận đại trong trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Mặt khác, việc tìm hiểu “Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918”nhằm ghi lại những tấm gương và hành động yêu nước, để bồi đắp niềm tự hào chính đáng và nhắc nhởthế hệ trẻ trân trọng, giữ gìn truyền thống của quê hương Nam Kỳ. Đó là cơ sở giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào khi bước vào giai đoạn mới: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số 9.22.90.13. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu, đặc biệt là nguồn tài liệu mới,tài liệu lưu trữ, luận án phục dựngchuyên sâu và có hệ thốngbức tranh về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918. Trên cơ sở đó, đánh giá
- 3 một cách khách quan, khoa học tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳđầu thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây: -Phân tíchcác yếu tố vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội... tác động đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. - Luận án đi sâu nghiên cứudiễn biến, kết quả của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918 để thấy rõ sự chuyển biến từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. - Luận án làm rõ tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối vớitiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra trên địa bàn Nam Kỳtừ năm1885 đến năm 1918. Các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918 chuyển biến từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. Vì thế đối tượng nghiên cứu của luận án là các phong trào yêu nước theo hai khuynh hướng nêu trên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu *Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1885 đến năm 1918. Luận án chọn năm 1885 để bắt đầu nghiên cứu vì đây là thời gian sau gần một năm tính từ Hiệp ước Patenôtre (năm 1884) Việt Nam mất độc lập hoàn toàn vào tay thực dânPháp, phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra liên tục trên phạm vi cả nước,năm 1885 cùng với nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong phong trào Cần Vương, nhân dân Nam Kỳ đã bước vào cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do.Luận án chọn năm 1918 để kết thúc nghiên cứu của mình vì năm 1918 chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) chấm dứt. Đồng thời, giai đoạn 1885-1918 phong trào
- 4 yêu nước ở Nam Kỳ có sự chuyển biến từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản. Tuy nhiên,luận án còn mở rộng tìm hiểu thời giantrước năm 1885 và sau năm 1918 để thấy được tính liên tục, quá trình phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ. *Về không gian: Luận án xác định phạm vi không gian nghiên cứu là các phong trào yêu nước trên địa bàn tương ứng với các vùng Nam Kỳ lục tỉnh như cách phân chia của triều Nguyễn. Do vậy, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là 6 tỉnh Nam Kỳ thời Pháp cai trị. Cụ thể đơn vị hành chính Nam Kỳ gồm các tỉnh sau:Gia Định, Biên Hòa,Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. *Về nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. Trên cơ sở đó luận án đánh giá tính chất, đặc điểm, tác động của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để nghiên cứu đề tài này, tác giảluận án đã khai thác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: -Nguồn tài liệu hiện lưu trữ tạiTrung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, đặc biệt là nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Phông phủ Thống đốc Nam Kỳ) bao gồm các hồ sơ lưu trữ liên quan đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1885 đến năm 1918.Đây chính là nguồn tư liệu gốc mang tính xác thực cao, hoàn toàn khách quan, có giá trị giúp tác giảluận án khai thác, xử lý, đánh giá đúng, khách quan, khoa học khi giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của luận án. -Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố chứa đựng những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận án, luận văn, bài nghiên cứuđăng trên các báo và tạp chí.
- 5 Các công trình này có đề cập đến các khía cạnh khác nhau của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Đây là nguồn tài liệu có giá trị sử dụng khác nhau, qua đó giúp tác giả có cái nhìn khái quát hoặc cụ thể trong khi nghiên cứu. -Nguồntài liệu điền dãtại địa phươnggồm tài liệu hiện có tại phòng truyền thống, phòng văn hóa, phòng địa chí, thư viện ở các địa phương như các công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương ở các tỉnh Nam Kỳ, gia phả, thơ văn, hò, vè trong dân gian về các nhân vật lịch sử, về các cuộc khởi nghĩa, những dấu tích còn sót lại tới ngày nay...Đây là nguồn tài liệu đã góp phần cung cấp những thông tin cụ thể và chi tiết,giúp tác giả giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sởnắm vững và vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây chính là phương pháp nhận thức khoa học, giúp tác giả luận án định hướng tư duy và phương pháp nghiên cứu. - Để giải quyết những vấn đề khoa học, luận án đã sử dụng hai phương pháp cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm làm rõ quá trình lịch sử, tìm ra những vấn đề bản chất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. - Ngoài ratác giảluận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: + Phương pháp sưu tầm và phân tích: giúp tác giả luận án sưu tầm và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn. Dù là tài liệu thứ cấp nhưng lại có vai trò quan trọng vì đã giúp tác giả luận án tổng kết các kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước, đồng thời làm sáng tỏ hơn những vấnđề chưa được đi sâu nghiên cứu. + Phương pháp điền dã: giúp tác giả khảo sát thực tế tại địa phương hiện nay để phỏng vấn, sưu tầm, so sánh, xác minh độ tin cậy của tài liệu.
- 6 Phương pháp này giúp tác giả luận án tìm hiểu thêm về quy mô, đặc điểm của phong trào, vai trò, vị trí của các nhân vật lịch sử. 5. Đóng góp của luận án -Dựa trên những nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy, luận án khôi phục một cách đầy đủ, chuyên sâu và có hệ thống bức tranh sinh động về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1885-1918. -Luận án phân tíchcác yếu tố như vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội...ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành, phát triển của phong trào. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ sau gần một năm Việt Nam mất độc lập hoàn toàn vào tay thực dân Pháp đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc. -Luận án tập hợp, hệ thống những tài liệu có liên quan đến đề tài hiện còn ở nhiều nơi khác,bổ sung nguồn tài liệu mới, làm phong phú thêm các vấn đề của lịch sử cận đại Việt Nam, góp phần lấp khoảng trống về lịch sử địa phương Nam Kỳ. Đồng thời,luận án còn có giá trị tham khảo, góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về lịch sử Việt Nam cận đại trong các trường học. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án chia làm 4 chương: -Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. -Chương 2: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳtừ năm 1885 đến năm 1896. -Chương 3: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳtừ năm 1897 đến năm 1918.
- 7 -Chương 4: Nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳgiai đoạn 1885-1918. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.Nghiên cứu của tác giả nước ngoài Cuốn “Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam” (Những Hội kín trên đất An Nam), Imprimerie Commerciale C. Ardin, Sài Gòn, (1926) [202]và “Bonzes, pagodes et Sociétés Secrètes en Cochinchine” (Tăng lữ, chùa chiền và những Hội kín ở Nam Kỳ),Extrème-Asie Revue Indochinoise Illustrée, (1928) [203] của tác giả Georges Coulet đều đề cập đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX nhưng tác giả chủ yếu nói về phong trào Hội kín, coi đây là yếu tố đặc sắc của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. Cuốn “Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam” ngoài phần mở đầu và kết luận, sách gồm có ba phần: Phần I: Vai trò của ma thuật trong những Hội kín An Nam, phần II: Vai trò của tôn giáo trong những Hội kín, phần III: Vai trò của các phàm nhân trong những Hội kín. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến các phong trào Hội kín cùng các thủ lĩnh tiêu biểu của Hội kín, đặc biệt nhấn mạnh tính duy tâm của Hội kín, để từ đó rút ra nhận xét, đặc điểm, bản chất Hội kín. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cho tác giả luận án. Tác giả Philippe Devillers năm 1966 cho ra cuốn “Au Sud Vietnam …il y a cent ans” (Một trăm năm ở miền Nam Việt Nam) [209]. Đây là công trình nghiên cứu khá chi tiết về quá trình thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam, đồng thời tác giả cũng nhắc đến các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ. Trên cơ sở đó, giúp tác giả luận án giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra trong đề tài. Giáo sư người Pháp Georges Boudarel, người đã dành cả tuổi trẻ của mình để ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- 8 Ông nghiên cứu nhiều về Phan Bội Châu, năm 1969ông cho ra mắt cuốn “Phan Bội Châu et la société Vietnamienne de son temps” (Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông) [41]. Công trình đã được Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Cuốn sách nghiên cứu khá rõ về hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu, so sánh về con đường cứu nước của Phan Bội Châu với Phan Chu Trinh, về phong trào Đông Du ở Nam Kỳ dưới dạng khái quát. Đây là nguồn tài liệu có giá trị lớn để tác giả luận án tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Sử gia người Mỹ David George Marr với công trình nghiên cứu “Vietnamese Anticolonialism 1885-1925” (Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân 1885-1925) do University of California xuất bản năm 1971 [191] đã có cái nhìn khái quát, nghiên cứu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa đến xã hội Việt Nam, qua đó tác giả đề cập đến một số phong trào yêu nước chống thực dân Pháp tiêu biểu của nhân dân Việt Nam. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về phạm vi phong trào, thành phần tham gia khởi nghĩa…nhưng tác giả DavidGeorge Marr lại chưa đi sâu nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ, thậm chí tác giả chỉ nhắc đến một cách khái quátso với nhiều địa phương khác trong cả nước như ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Với độ dày 313 trang, công trình “The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900-1941” (Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, 1900-1941) của tác giả William J.Duiker, Cornell University Press, (1976) [194], đã đi sâu nghiên cứu về các thế hệ người Việt Nam yêu nước được ảnh hưởng bởi yếu tố Nho học như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…qua đó, tác giả đưa ra những nhận xét của mình về đề tài nghiên cứu. Mặc dù, những nhận xét đó đã được nhiều nhà nghiên cứu trước đưa ra nhưng đây vẫn là tài liệu có giá trị để tác giả tham khảo khi giải quyết một số vấn đề trong luận án.
- 9 Năm 2000, Nguyễn Như Diệm và Trần Sơn đã dịch và cho ra mắt độc giả cuốn “Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á” [149]. Đây là công trình nghiên cứu của tác giả người Nhật Bản Shiraishi Masaya. Tác giả Shiraishi Masaya đã nghiên cứu một cách chuyên sâu, khoa học về các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam, đặc biệt công trình đã đi sâu nghiên cứu về phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, nhất là khi Phan Bội Châu hoạt động ở Nhật Bản như tìm hiểu chủ trương, đường lối, các hoạt động… của Phan Bội Châu. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu về phong trào Đông Du diễn ra ở Nam Kỳ. Tại Hội thảo quốc tế về Phong trào Duy Tân ở Việt Nam, được tổ chức tại Thành phố Aix en Provence (Pháp) ngày 3.5.2007 với chủ đề chính “Vietnam, le moment moderniste (1905-1908)” (Việt Nam, thời điểm Duy tân (1905-1908)) [81],phụ đề là “La réactivité d’une société face à I’intrusion d’une modernité exogène” (Phản ứng của một xã hội đối mặt với sự thâm nhập của xu hướng hiện đại ngoại sinh), đã có nhiều tác giả viết về Phong trào Duy Tân cùng các nhân vật tiêu biểu của phong trào như: Nhà sử học người Pháp Pierre Brocheux với tham luận “Gilbert Chiếu”, tham luận “Phong trào Đông Du và Nhật Bản” của tác giả Namba Chizuru (Đại học Tokyo), tham luận “Phan Bội Châu: một cánh tay chìa ra cho những người Gia tô giáo” của tác giả Ives Jariel...Đây là những tham luận có giá trị, giúp tác giảluận án có thêm cứ liệu để thực hiện đề tài. 1.2. Nghiên cứu của tác giả Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến phong trào yêu nước ở ViệtNam *Nhóm nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động tới phong trào Cuốn “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của tác giả Nguyễn Thế Anh, xuất bản năm 1970 [5] gồm 3 phần: Sự chiếm cứ quân sự;Chế độ thuộc địa;Phản ứng của dân Việt Nam đối với chế độ thuộc địa. Trên cơ sở nghiên cứu nguồn
- 10 tài liệu gốc khá đa dạng của chính quyền thực dân Pháp, tác giả Nguyễn Thế Anh đã phân tích, lý giải một cách sâu sắc quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến các phong trào chống Pháp tiêu biểu như phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân... Đây là cuốn sách đã cung cấp thêm những cứ liệu quan trọng, đặc biệt là chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, giúp tác giả luận án đánh giá khách quan, chính xác về một trong những nhân tố tác động đến phong trào chống Pháp ở Việt Nam. Tác giả Chương Thâu với bài viết: “Chính sách của thực dân Pháp đối với ảnh hưởng của Tân Thư ở Việt Nam” (NCLS, số 1 năm 1997, tr.7) [163] đã nêu ra những biện pháp của chính quyền thực dân Pháp để hạn chế sự ảnh hưởng tích cực của Tân Thư vào Đông Dương, qua đó giúp tác giả luận án tìm hiểu thêm chính sách của thực dân đối với ảnh hưởng của Tân Thư cũng như những ảnh hưởng tích cực mà Tân Thư đã tác động đến các nhà yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Trong bài: “Nhìn lại tình hình xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX” (NCLS, số 3 năm 1998, tr.29)[143], tác giả Trương Hữu Quýnh đã đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, qua đó giúp tác giả luận án có đánh giá khoa học hơn về một trong những nguyên nhân của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam. Nghiên cứu “Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” của tác giả Nguyễn Ngọc Cơ, in trong “Một số chuyên đề lịch sử Việt nam” do Trần Bá Đệ chủ biên, xuất bản năm 2002 [22], đã phân tích các yếu tố hình thành nên phong trào Duy Tân ở Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỷ XX. Đó làảnh hưởng từ cuộc vận động Duy Tân của Nhật Bản, Trung Quốc, sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX theo khuynh hướng phong kiến, những chuyển
- 11 biến về kinh tếxã hội ở Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp. Đây chính là những nhân tố quan trọng, tác động đến tư tưởng của các sĩ phu yêu nước Việt Namnhư Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...Bài nghiên cứu đã giúp tác giả luận án có những đánh giá khách quan, khoa học về các yếu tố tác động đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam nói chung, Nam Kỳ nói riêng trong những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn “Lịch sử Việt Nam” (tập 6: từ năm 1858 đến năm 1896),do tác giả Võ Kim Cương chủ biên, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2013 [25]. Cuốn sách đã giúp tác giả luận án tìm hiểu về các phong trào chống Pháp ở Việt Nam trước năm 1885, trong đó có đề cập đến phong trào chống Pháp trước năm 1885 ở Nam Kỳ. Đặc biệt trong chương V, cuốn sách đã giúp tác giả tìm hiểu về chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ và Việt Nam về kinh tế, chính trị, tư pháp, các đơn vị hành chính cùng những chuyển biến chính trị, kinh tế xã hội nửa cuối thế kỷ XIX ở Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giúp tác giả nghiên cứu các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ năm 1885 đến năm 1896, đặc biệt là phong trào Cần Vương. Cuốn “Lịch sử Việt Nam” (tập 7: từ năm 1897 đến năm 1918) do tác giả Tạ Thị Thúy chủ biên, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2013 [170]. Cuốn sách đã đề cập đến chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, những biến đổi của tình hình kinh tế văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây chính là cơ sởgiúp tác giả luận án phân tích, lý giải một cách khoa học về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, công trình nghiên cứu còn đề cập đến các phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- 12 “Tình hình thiên tai ở Việt Nam giai đoạn 1802-1883 và chính sách cứu trợ xã hội của triều Nguyễn” của tác giả Lê Quang Chắn (NCLS, số 8 năm 2017, tr.14) [14] đã giúp tác giả tìm hiểu về một trong những nguyên nhân quan trọng của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ngoài các nghiên cứu trên, còn có một số nghiên cứu liên quan đến những yếu tố tác động tới phong trào chống Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1885- 1918 như “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Đạm xuất bản năm 1958 [33]; “Thực trạng của giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” của tác giả Phạm Cao Dương xuất bản năm 1967 [30]; “Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1897 đến 1945” của tác giả Hồ Tuấn Dung xuất bản năm 2003 [28]; Luận văn “Thái độ chính trị của các thế lực yêu nước Việt Nam trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884)” của tác giả Huỳnh Quang Lâm, bảo vệ năm 2004 [83]; “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc xuất bản năm 2008 [142]... Các công trình nghiên cứu nói trên, đã đề cập đến chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, trong đó có đề cập khái quát về chính sách cai trị ở Nam Kỳ. Mặc dù còn sơ lược nhưng đã cung cấp cho tác giả luận án thêm tư liệu để có nhận định toàn diện hơn về các yếu tố tác động đến phong trào chống Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1885-1918. * Nhóm nghiên cứu liên quan đến các phong trào chống Pháp ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ Hồ Tài Huệ Tâm Đại học Harvard đã cho ra mắt độc giả cuốn “Millenarianism and Peasant Politics in Vietnam” (Chủ nghĩa hoàng kim và chính trị nông dân ở Việt Nam), Cambridge, Massachusetts and London, England, Harvard University Press, (1983) [192] và “Radicalism and the Origins of the Vietnamese Revolution” (Các cuộc vận động cấp tiến và nguồn gốc của cách mạng Việt Nam), Cambridge, Harvard University Press, (1992)
- 13 [193]. Trong hai công trình nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam, trong đó tác giả đã đề cập đến phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ như phong trào Duy Tân, phong trào Hội kín, về nguyên nhân phong trào, về lai lịch thủ lĩnh như Phan Xích Long…Bên cạnh đó, tác giả Hồ Tài Huệ Tâm còn nêu ra mối quan hệ giữa đạo Bửu Sơn Kỳ Hương với Phật giáo Hòa Hảo, đánh giá Hội kín…giúp tác giả giải quyết một số vấn đề đặt ra trong đề tài luận án. Năm 1995, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản sách “Việt Nam cận đại những sử liệu mới”, tập I [132]. Đây là công trình nghiên cứu của Nguyễn Phan Quang khi ông nghiên cứu các tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Kho lưu trữ ở Pháp. Sách gồm 2 phần. Phần một: Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Phần hai: Nhà tù Côn Đảo. Trong phần một đã giúp tác giả giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong đề tài luận án như những đánh giá, nhận định từ phía thực dân Pháp về các phong trào yêu nước. “Phong trào Duy Tân” của tác giả Nguyễn Văn Xuân [190] đã giúp tác giả luận án cái nhìn toàn diện về phong trào Duy Tân ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, đặc biệt là phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ với việc tìm hiểu hoạt động của các nhân vật quan trọng như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương... trên cơ sở đó, rút ra nhận xét, đánh giá về phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ so với phong trào Duy Tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong bài “Bước đầu tìm hiểu phong trào Cần Vương ở tỉnh Hải Dương” (NCLS, số 5 năm 2014, tr.35), tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa [65] đã đề cập đến nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương ở tỉnh Hải Dương, đồng thời tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa cũng rút ra những nhận xét về đặc điểm của phong trào. Bài viết đã giúp tác giảluận án có thêm cơ sở để đánh giá về phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ cũng như
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 598 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 328 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 195 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 145 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 33 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 131 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 41 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn