intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử "Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018" tập trung làm rõ sự vận động, chuyển biến của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn từ 1991 đến 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHÙNG GIA BÁCH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2018 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – Năm 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Ngọc Thành TS. Võ Xuân Vinh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Kim Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TSKH. Trần Khánh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Phản biện 3: TS. Lê Thị Hằng Nga Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phùng Gia Bách, “Quan hệ chính trị, an ninh Ấn Độ - Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 11 (96) tháng 11/2020. 2. Vo Xuan Vinh, Phung Gia Bach, “Indonesia in India's Act East Policy - A perspective from Vietnam”, NAM Today, ISSN 2347-3193, Vol. CI, No. 02, February 2021. 3. Phùng Gia Bách, “Quan hệ kinh tế Ấn Độ - Indonesia từ năm 2005 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 3, tháng 03/2021. 4. Vo Xuan Vinh, Phung Gia Bach, “India - Indonesia Maritime Cooperation in the Indo-Pacific Region: Prospects and Problems”, Online International Conference on Indo-Pacific Construct A New Regional Oder and Implications, June 2021. 5. Van Ngoc Thanh, Phung Gia Bach, “India - Indonesia Relations under Narendra Modi’s Government”, NAM Today, ISSN 2347-3193, No. 04, April 2022.
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trật tự hai cực Yalta tan rã, thế giới đã vận động và biến đổi mạnh mẽ với những quy luật riêng của nó. Những biến cố trong gần ba thập kỷ qua đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về cái được gọi là sắp xếp trật tự thế giới và cấu trúc lại các quan hệ quốc tế cũng như khu vực. Ở đó, theo những góc độ riêng, quan hệ giữa các nước trên thế giới đã có những thay đổi trong chiến lược và chính sách của mình. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia kể từ năm 1991 đến năm 2018 cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc nghiên cứu quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia với những thay đổi mang tính bước ngoặt trong giai đoạn này là cần thiết, góp phần làm rõ thêm những tác động của nó tới các chủ thể liên quan cũng như tác động tới khu vực và châu lục. Quan hệ Ấn Độ - Indonesia đã có lịch sử 70 năm hình thành và phát triển. Khoảng cách địa lý gần gũi, sự tương đồng về văn hoá, tinh thần đấu tranh vì dân chủ và sự đoàn kết Á – Phi là những trụ cột chính trong mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động, quan hệ Ấn Độ - Indonesia đã có nhiều thay đổi. Trên cơ sở điều chỉnh chính sách đối ngoại, cả hai nước đã thúc đẩy tư duy chiến lược mới, tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005. Những kết quả mà hai nước đạt được trong giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh đến nay đã tác động và làm thay đổi cục diện tại khu vực Đông Nam Á. Trước những yêu sách và hành động bành trướng của Trung Quốc ở khu vực, Indonesia cũng như các nước ASEAN đang tìm kiếm những nhân tố đối trọng để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc. Những động thái hợp tác mạnh mẽ với Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 là chỉ dấu cho thấy Ấn Độ đã đặt mình vào tư cách của một đối tác an ninh mới trong khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, những thay đổi trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia và kết quả đạt được sau đó là hệ quả của những biến chuyển của tình hình thế giới cũng như khu vực, đồng thời những bước tiến trong quan hệ song phương này có thể lý giải được những thay đổi, tác động của cục diện khu vực trong tương lai. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu về Ấn Độ và Indonesia nói chung, quan hệ hợp tác giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2018 nói riêng, đặc biệt là kết quả hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao sẽ góp phần bổ sung, lý giải được nhiều vấn đề học thuật quan trọng, cũng như hiểu được bản chất của mối quan hệ này thông qua các vấn đề nghiên cứu cụ thể. Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu ở khu vực và là tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc. Đây cũng là những đối tác quan trọng chủ chốt trong Chính sách “Hướng Đông”/“Hành động phía Đông” của Ấn Độ giai đoạn kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Do đó việc Ấn Độ triển khai chính sách đối ngoại của mình với Indonesia có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam, là kênh tham vấn quan trọng và hiệu quả cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách đối ngoại cũng như xác định đường lối chiến lược cho đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu những thành tựu, kết quả tích cực của quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018, rút ra bài học, tổng kết kinh nghiệm là việc làm cần thiết, giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đề ra được những quyết sách đúng đắn, phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Với những nhận thức về mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm những khoảng trống về vấn đề nghiên cứu này ở Việt Nam, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ sự vận động, chuyển biến của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và 1
  5. Indonesia giai đoạn từ 1991 đến 2018. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, nhận diện các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018. - Thứ hai, làm rõ quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên một số lĩnh vực chủ yếu: chính trị - ngoại giao; an ninh - quốc phòng; quan hệ thương mại, đầu tư; văn hóa, khoa học, giáo dục qua hai giai đoạn 1991 – 2005 và 2005 – 2018. - Thứ ba, đánh giá kết quả, từ đó rút ra đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 cũng như đánh giá tác động của mối quan hệ này tới Ấn Độ, Indonesia, khu vực và Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Indonesia, đồng thời đề cập đến một số quốc gia, tổ chức quốc tế đa phương trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án từ năm 1991 đến năm 2018. Mốc mở đầu là năm 1991, thời điểm Trật tự hai cực Yalta tan rã. Đây cũng là mốc đánh dấu những bước chuyển quan trọng đối với Ấn Độ, từ bước ngoặt về kinh tế, chính sách an ninh, đối ngoại đến sự thay đổi nhận thức về tình hình thế giới. Những biến động này có tác động to lớn tới quan hệ Ấn Độ - Indonesia. Năm 2005 là thời điểm hai bên tuyên bố nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia cũng như đối với sự phát triển của mỗi nước. Đây cũng là mốc để tổng kết, đánh giá và nhìn nhận lại sự phát triển của mối quan hệ này kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn năm 2005 làm mốc phân kỳ giai đoạn trong quá trình phát triển của quan hệ Ấn Độ - Indonesia. Năm 2018, trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Indonesia, hai bên chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia cũng như đối với sự phát triển của mỗi nước. Với những lý do trên, chúng tôi giới hạn mốc kết thúc của đề tài là năm 2018. Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu cơ sở và những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia, tiến trình quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 - 2018 trên các lĩnh vực chủ yếu: chính trị - ngoại giao; an ninh - quốc phòng; quan hệ thương mại, đầu tư; văn hoá, khoa học, giáo dục. 4. Các nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau: - Các tư liệu gốc cung cấp nội dung kiến thức lịch sử chính xác nhất bao gồm các văn kiện chính thức của Chính phủ Ấn Độ và Indonesia; Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2018 do Chính phủ Ấn Độ công bố; các phát biểu của lãnh đạo cấp cao hai nước, các Tuyên bố chung, hiệp định về chính trị - ngoại giao, thương mại, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục, công nghệ…, các Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên; số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Bộ Công thương Ấn Độ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Bộ Công nghiệp Indonesia, Bộ Tài chính Indonesia…. Các tư liệu này bao gồm văn kiện gốc được công bố trên trang web chính thức của các bộ, ban ngành Ấn Độ và Indonesia, của một số tổ 2
  6. chức hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, IORA, NAM….. Các số liệu về thương mại, đầu tư, quốc phòng… được cập nhật liên tục theo thời gian và được xác nhận bởi các cơ quan chức năng của hai nước. - Các ấn phẩm chuyên khảo, bài viết tạp chí, bài nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Indonesia đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các báo cáo tham luận được trình bày tại các hội thảo được công bố trong những năm gần đây. - Các luận án tiến sĩ có liên quan đến một số nội dung trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia, thông tin tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam. - Các tài liệu được công bố trên một số website trong và ngoài nước. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nền tảng để chúng tôi xử lý các nguồn tài liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề nghiên cứu chủ yếu trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018” là đề tài nghiên cứu lịch sử vì thế phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận án chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Thông qua phương pháp lịch sử, quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 sẽ được phân kỳ, phân tích và giải thích ở nhiều nội dung khác nhau. Với phương pháp logic, trên cơ sở các nguồn tư liệu có được, luận án sẽ nghiên cứu, phân tích tiến trình quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 trong mối liên hệ và sự vận động của các yếu tố khu vực, châu lục tác động tới mối quan hệ này. Đồng thời, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích…. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp nghiên cứu chính sách, lý thuyết tiếp cận (hệ thống, quốc gia, cá nhân) nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về mặt khoa học - Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống, toàn diện về quan hệ giữa hai quốc gia tầm trung ở châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua tìm hiểu tiến trình vận động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia, luận án có những nhận thức sâu sắc, đầy đủ về sự thay đổi trong mục tiêu, động lực của mối quan hệ này so với giai đoạn Chiến tranh Lạnh cũng như tính khác biệt với cặp quan hệ khác. - Thứ hai, luận án rút ra những tác động của mối quan hệ này với hai nước và khu vực, trong đó có Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn - Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, luận án cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao và hoạch định chính sách, nhất là trong quan hệ với Ấn Độ và Indonesia. - Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nước liên quan đến quan hệ quốc tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương này nhìn lại tình hình nghiên cứu về đề tài, từ đó làm rõ những kết quả khoa học mà tác giả 3
  7. sẽ kế thừa và những vấn đề cần bổ sung. Chương 2: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2005. Chương này làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2005, phân tích những kết quả đạt được trong quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực khác nhau. Chương 3: Bước tiến triển mới của quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 2005 đến năm 2018. Chương này phân tích các nhân tố mới tác động, cũng như những tiến triển trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ 2005 đến 2018. Chương 4: Kết quả, đặc điểm và tác động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 – 2018) đối với mỗi nước, khu vực và Việt Nam. Chương này tổng kết những kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra nhận xét về đặc điểm trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia; phân tích tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước, khu vực và Việt Nam. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Quan hệ Ấn Độ - Indonesia là vấn đề được nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Dưới đây chúng tôi trình bày các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến vấn đề này theo hai nhóm nội dung lớn: Nhóm thứ nhất: Hướng nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với một số nước, tổ chức khu vực Đứng trên điểm nhìn là chính sách đối ngoại của Ấn Độ và các mối quan hệ với quốc gia, khu vực giai đoạn 1991 – 2000, tác giả Trần Thị Lý đã chủ biên cuốn “Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2002. Nội dung cuốn sách, đặc biệt là phần thứ ba “Điều chỉnh chính sách đối ngoại” đã chỉ ra sự thay đổi về chính sách đối ngoại của New Delhi trong bối cảnh quốc tế, khu vực mới, làm rõ cách tiếp cận, nội dung chiến lược trong quan hệ ngoại giao của Ấn Độ với các nước lớn và tổ chức quan trọng. Cuốn sách “ASEAN trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ” của tác giả Võ Xuân Vinh được xuất bản năm 2013. Nội dung chính của cuốn sách được thể hiện trong 3 chương, qua đó tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản bao gồm mục tiêu, phạm vi, các giai đoạn, lĩnh vực triển khai, vị trí của Chính sách “Hướng Đông” trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ từ 1991 đến 2012. Trên cơ sở phân tích những thành tựu, kết quả đạt được, tác giả khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp của ASEAN trong Chính sách “Hướng Đông” qua các giai đoạn khác nhau, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác động đến Ấn Độ, ASEAN và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực. Cuốn sách “Hướng về phía Đông – Một chiến lược lớn của Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Trường Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2015, trong đó tập trung phân tích mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á, khái quát những nội dung trọng tâm trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, khẳng định sự thay đổi cũng như những tín hiệu tích cực của New Delhi trong chính sách ngoại giao với ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Năm 2016, cuốn sách “Giá trị Ấn Độ ở châu Á” được Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tập hợp nhiều bài viết chuyên sâu của các học giả, nhà nghiên cứu về bản sắc văn hóa ngoại 4
  8. giao, chính sách “Không liên kết”, vai trò và vị trí của Việt Nam trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ…. Cuốn sách cung cấp thêm nhiều tư liệu cho tác giả trong quá trình xây dựng luận án, đặc biệt là các nội dung cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực và châu lục. Cuốn sách “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới” do tác giả Trần Nam Tiến chủ biên, Nxb Văn hóa văn nghệ xuất bản năm 2016. Cuốn sách là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về quan hệ của Ấn Độ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, khái quát cơ bản lịch sử hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á; phân tích những lợi ích và sự can dự của Ấn Độ ở biển Đông; tương lai và triển vọng của mối quan hệ song phương Ấn Độ - Việt Nam. Nhóm thứ hai: Hướng nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Indonesia đối với một số nước, tổ chức khu vực Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Indonesia ở trong nước vẫn còn khá hạn chế và chưa có một nghiên cứu cụ thể, hệ thống về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ với bài viết “Một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của nước Cộng hoà Indonesia dưới chế độ của Tổng thống Sukarno”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (tháng 12 – 1993) đã khái quát những nét chính và chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ Tổng thống Sukarno cầm quyền, đặc biệt là chính sách đối ngoại nhằm mục tiêu củng cố độc lập dân tộc và nâng cao vị thế của Indonesia trên trường quốc tế. Trong cuốn sách “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” (Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997), các tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long đã phân tích, làm rõ chính sách đối ngoại cụ thể của Indonesia nói riêng, các nước ASEAN nói chung với một số quốc gia và nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…., khẳng định đẩy mạnh quan hệ đối ngoại luôn là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Indonesia và các nước ASEAN. Trong luận án tiến sĩ lịch sử năm 2019 “Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 – 1965)”, tác giả Phạm Thị Huyền Trang đã đề cập đến các chính sách đối ngoại cụ thể của Indonesia giai đoạn 1927 – 1965 nhằm mục tiêu nâng cao vị thế của Indonesia trên trường thế giới. Cụ thể, tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ các chính sách ngoại giao của Indonesia với Hà Lan nhằm giải quyết vấn đề miền Tây Irian; chính sách của Indonesia trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ và Liên Xô; chính sách của Indonesia với các nước láng giềng và các nước ở Á, Phi, Mỹ La tinh. Nhóm thứ ba: Hướng nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Indonesia và các mối quan hệ giữa Ấn Độ, Indonesia với một số nước, tổ chức trong khu vực Đây là nhóm nội dung nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Quan hệ Ấn Độ - Indonesia là vấn đề nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam và hầu như chỉ được đề cập một cách khái quát trong các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực, các nước Đông Nam Á và một số quốc gia khác, cụ thể như: luận án tiến sĩ lịch sử “Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh Lạnh” của tác giả Nguyễn Trường Sơn (năm 2014); bài viết “Vai trò của Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc của Indonesia”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 6, năm 2015 (trang 13 - 26) của tác giả Phùng Thị Thảo; cuốn sách “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các nước Đông Á” (năm 2013) của tác giả Phạm Thái Quốc (chủ biên). Quan hệ Ấn Độ - Indonesia còn ít nhiều được đề cập đến trong một số tác phẩm nghiên cứu giữa Ấn Độ với ASEAN như: cuốn sách “Hợp tác khu vực châu Á: nhân tố ASEAN và Ấn Độ” (Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, năm 2018) của tác giả Tôn Sinh Thành nghiên cứu một cách tổng thể các lĩnh vực hợp tác ở châu Á, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của tổ chức ASEAN cũng như Ấn Độ trong việc 5
  9. thúc đẩy cấu trúc hợp tác ở châu Á bắt nguồn từ những thay đổi của kỳ vọng và các nguồn lực hợp tác mới. Cuốn sách đã phân tích quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên một số khía cạnh khác nhau như thông qua hợp tác đa phương, tác động của nó tới tổ chức ASEAN và các nước trong khu vực, qua đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Các học giả nước ngoài dành sự quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu về quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia, thể hiện qua số lượng các tác phẩm cũng như các vấn đề, khía cạnh tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thành những nhóm nội dung lớn sau: Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Indonesia Trong Luận án tiến sỹ quốc tế “India and South East Asia: A study of India’s Foreign Policy towards the South East Asian Countries in the Period 1947 - 1960” (Ấn Độ và Đông Nam Á: Một nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á giai đoạn 1947 - 1960) năm 1963, tác giả Ton That Thien đã tập trung phân tích, làm rõ các hướng tiếp cận trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Tác giả khẳng định rằng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại của mình Ấn Độ có sự kết hợp cả từ góc độ chủ nghĩa lý tưởng lẫn chủ nghĩa hiện thực tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cuốn sách “Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East Policy” (Tái khám phá châu Á: Bước tiến mới trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ) của tác giả Prakash Nanda (Nxb Lancer Publisher & Distributors xuất bản năm 2003). Nội dung cuốn sách tập trung vào các nội dung cơ bản của Chính sách “Hướng Đông” như: nguyên nhân hình thành; phạm vi thực hiện; các bước triển khai Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Phần cuối cuốn sách tác giả đề cập đến các thách thức, khó khăn mà Ấn Độ phải đối mặt, trong đó có việc phải đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và châu lục. Cuốn sách “Thách thức và chiến lược: Suy nghĩ về chính sách ngoại giao của Ấn Độ” của tác giả Rajiv Sikri do Nxb SAGE Publications India xuất bản năm 2009, Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ biên dịch. Tác phẩm đã đi sâu phân tích những thách thức về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ quan điểm chiến lược và định hướng chính sách. Đặc biệt các nhân tố quan trọng, mang tính định hướng xây dựng cho chính sách đối ngoại Ấn Độ được làm rõ, nhất là trong bối cảnh Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI với không ít biến động và thách thức cả ở khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, tác giả Baladas Ghoshal còn có công trình nghiên cứu chuyên khảo “China’s Perception of India’s ‘Look East Policy’ and Its Implications”, No. 26 (năm 2013) (Nhận thức về Trung Quốc trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó), Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ, New Delhi. Trong đó, tác giả đã tập trung làm rõ những nhận thức về Trung Quốc trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ cũng như những ảnh hưởng của nó trong các vấn đề chiến lược của Ấn Độ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với Ấn Độ, chính sách của Bắc Kinh là nhân tố quyết định và quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc định hình cấu trúc của chính sách hướng Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy vậy, những cản trở, bất đồng với Trung Quốc là rào cản để Ấn Độ thực hiện một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhóm thứ hai: Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên các lĩnh vực chủ yếu Luận án tiến sỹ quan hệ quốc tế “Indian - Indonesian Relations, 1961 - 1967” (Quan hệ Ấn Độ - Indonesia 1961 – 1967) của tác giả Bhagwan Dass Arora năm 1973 tại trường đại học Jawaharlal Nehru University đã khái quát mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên các phương diện khác nhau, từ lịch sử, văn hoá 6
  10. đến địa lý, điều kiện tự nhiên, từ đó khẳng định đây là những cơ sở quan trọng để quan hệ giữa hai nước được xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Tác giả Vibhanshu Shekhar với bài viết “India - Indonesia Relations an overview” (Quan hệ Ấn Độ - Indonesia: Một góc đánh giá), Viện nghiên cứu hoà bình và xung đột, New Delhi (tháng 3 - 2007) đã điểm lại những thành tựu chính trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hoá. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm khắc phục những trở ngại, thu hẹp cách biệt để thúc đẩy và phát triển mối quan hệ này trong tương lai. Tác giả Pankaj. K. Jha, Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ, với bài viết “India - Indonesia: Emerging Strategic Confluence in the Indian Ocean Region” (Ấn Độ - Indonesia: Điểm hẹn chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương) (tháng 5 - 2008). Trong bài viết này, tác giả khẳng định Ấn Độ và Indonesia, với tư cách là hai cường quốc khu vực, có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Với quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, cả hai nước đều cần đánh giá lại các nội dung hợp tác của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng. Việc ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược năm 2005 là một bước ngoặt trong quan hệ song phương, tạo đà để thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia. 1.3. Những nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu nói trên, có thể thấy quan hệ Ấn Độ - Indonesia nói chung và quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2018 nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm cũng như đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện qua số lượng các công trình nghiên cứu cũng như sự đa dạng trong các hướng tiếp cận khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của học giả Ấn Độ tập trung vào các nhân tố tác động tới quan hệ Ấn Độ - Indonesia, đặc biệt là sự ảnh hưởng của nhân tố nước lớn (Mỹ, Trung Quốc), phân tích triển vọng trong quan hệ song phương mà hai nước đang và sẽ gặp phải trong thời gian tới. Trong khi đó, nhiều học giả Indonesia và các nước khác tập trung phân tích những kết quả đạt được trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước, về việc kết nối giữa Chính sách “Hướng Đông”/“Hành động phía Đông” của Ấn Độ với “Trục biển toàn cầu” của Indonesia. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã chỉ rõ nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia chính là những thay đổi trong chính sách ngoại giao sau Chiến tranh Lạnh, khi Ấn Độ tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã nhận diện được những thay đổi trong việc định vị chính sách ngoại giao đối với khu vực Đông Nam Á nói chung, Indonesia nói riêng trong tổng thể chính sách “Hướng Đông”/”Hành động phía Đông” của Ấn Độ, đồng thời lý giải những thay đổi này từ góc độ quốc gia Nam Á. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Indonesia đã chỉ ra nhân tố chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Indonesia có nhiều tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia chính là định hướng ngoại giao chuyên biệt của quốc gia tầm trung. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhận định và lý giải những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã điểm lại các nội dung hợp tác của mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Indonesia thông qua các giai đoạn cụ thể, chỉ ra cơ sở cho việc thúc đẩy mối quan hệ song phương này tại các thời điểm và trên một số lĩnh vực cụ thể như chính trị - ngoại giao, hợp tác thương mại, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội, hợp tác đa phương. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy 7
  11. các công trình này tuy đa dạng, phong phú song mới chỉ được nghiên cứu một cách riêng lẻ, chưa đặt trong tổng thể chung cũng như sự biến đổi của tình hình quốc tế và bên trong mỗi nước. Có thể thấy chưa có một công trình riêng biệt, chuyên sâu nào nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn từ 1991 đến 2018 với tư cách là một đối tượng nghiên cứu cụ thể, riêng biệt. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án, chúng tôi nhận thấy còn khá nhiều nội dung liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 cần làm rõ, trao đổi thêm: Những nhân tố nào tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia? Những kết quả và hạn chế của mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia là gì? Mối quan hệ này diễn tiến như thế nào trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018? Đâu là lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia? Tác động của mối quan hệ này tới sự phát triển của Ấn Độ và Indonesia? Những đặc điểm của mối quan hệ này trong xu hướng chung của tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh? Nhìn nhận và đánh giá như thế nào về mối quan hệ này trong giai đoạn hiện nay, nhất là bài học chính sách được rút ra cho Việt Nam? Như vậy, nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Indonesia nói chung, giai đoạn 1991 – 2018 nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Việc kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những học giả, nhà nghiên cứu đi trước là hết sức quan trọng. Đây là cơ sở để chúng tôi hoàn thành luận án của mình về quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018. Luận án hy vọng sẽ là công trình nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Ấn Độ - Indonesia kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và trật tự hai cực Ianta tan rã đến nay theo quan điểm của nhà nghiên cứu Việt Nam. CHƯƠNG 2. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005 2.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia 2.1.1. Nhân tố văn hóa và lịch sử Từ rất lâu đời, văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng rõ nét tới văn hoá truyền thống Indonesia. Sự ảnh hưởng này được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, chữ viết, văn học, nghệ thuật. Các công trình kiến trúc tại Bali, Borobudur hay Prambanan cho thấy rõ những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ tới Indonesia. Về mặt chữ viết, chữ Sanskrit và chữ Pali là những ngôn ngữ quan trọng nhất đối với Indonesia. Các quốc gia cổ đại như Tamura (Java), Cantuli (Sumatra)…đều dùng chữ Sanskrit trong văn tự của mình, gọi tên vua theo cách dùng của người Ấn Độ. Những tên gọi phổ biến nhất, tên các thành phố ở Ấn Độ và Indonesia khá tương đồng với nhau như: Kurukshetra, Vijayanagar, Amravati, Ratnagiri, Pandurangapura…. Trong văn học, rất nhiều tác phẩm của Indonesia mượn mô típ từ sử thi Ramayana và Mahabharata của Ấn Độ. Vượt lên trên ý nghĩa thông thường, văn hóa Ấn Độ đã dung hợp với văn hóa bản địa Indonesia, là nhân tố cơ bản tạo ra sự tương đồng cũng như thúc đẩy mối liên hệ gần gũi giữa hai quốc gia Ấn Độ và Indonesia. Đến thời hiện đại, từ những năm 50 của thế kỷ trước, Thủ tướng Ấn Độ Nehru và Tổng thống Indonesia Sukarno đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị Ấn Độ - Indonesia thông qua những chuyến thăm, tiếp xúc. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, Ấn Độ luôn dành cho Indonesia sự ủng hộ to lớn. Ngày 24 - 10 - 1945, Thủ tướng Nehru đã tổ chức “ngày Đông Nam Á” tại Lucknow nhằm biểu thị tình đoàn kết với Indonesia. Tháng 1 - 1949, một hội nghị quốc tế về Indonesia đã được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) với sự tham gia của đại diện 15 nước. Tại đây, đại diện của Ấn Độ cùng với nhiều nước khác đã thể hiện lập trường rõ ràng của mình, khẳng định sự ủng hộ đối với nền độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Indonesia, yêu cầu Hội đồng bảo an thực hiện các điều kiện theo quy định của Điều 39 Hiến chương Liên 8
  12. hợp quốc như: yêu cầu Hà Lan rút quân khỏi vùng Djogjakarta (Indonesia); trả tự do cho các tù nhân chính trị Indonesia; trao trả các vùng như đảo Java, Sumatra và Madura về cho chính quyền nước Cộng hoà Indonesia… Tháng 3 - 1951, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đầu cho sự phát triển của quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia thời kỳ hiện đại. Giai đoạn sau đó (1951 - 1955) chứng kiến những bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia. Đó là những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm vận động các nước ủng hộ nền độc lập của nước Cộng hoà Indonesia. Một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại New Delhi bởi Thủ tướng Nehru với sự tham gia của 18 nước nhằm khẳng định sự ủng hộ với nền độc lập của Indonesia. 2.1.2. Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn Bối cảnh quốc tế Với sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh và việc Trật tự hai cực Yalta tan rã, tình hình thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực. Ở đó xuất hiện những “khoảng trống quyền lực” mà nhiều nước đang hướng tới, trong đó có các quốc gia tầm trung. Các nước này tuy có nguồn lực khiêm tốn, chưa thể cạnh tranh được với các nước lớn, nhất là về sức mạnh tổng hợp, vị thế quốc gia, uy tín ngoại giao, song lại có lợi thế tương đồng với các quốc gia tầm trung khác và vượt trội so với các nước nhỏ, trình độ phát triển thấp. Trong tình hình mới, các nước này chủ động trong việc tham gia dẫn dắt, định hình các tập hợp lực lượng chính trị - chiến lược ở khu vực nhằm bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời ngăn ngừa các nước lớn ảnh hưởng quá sâu vào khu vực. Điều này ngày càng gia tăng, nhất là với Ấn Độ và Indonesia, những quốc gia được coi là “lãnh đạo khu vực” ở Nam Á và Đông Nam Á. Tình hình đó đòi hỏi các nước này phải có những điều chỉnh chính sách, xây dựng những khuôn khổ hợp tác, quy định mới nhằm chủ động nắm bắt và đáp ứng yêu cầu mới của thời đại. Tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng xét trên nhiều phương diện khác nhau, từ địa – chính trị, kinh tế đến địa - chiến lược. Nhìn toàn cục, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh đã có sự phát triển nhanh chóng, có vị trí kinh tế – chính trị ngày càng quan trọng đối với thế giới. Sự năng động của khu vực này được dự báo sẽ tăng vọt như là kết quả của lực hấp dẫn kinh tế chuyển từ Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng là địa bàn cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc, thể hiện qua những sáng kiến và kế hoạch lớn, buộc các nước ở khu vực nói chung, Ấn Độ và Indonesia nói riêng phải lựa chọn đối sách tham gia. Bên cạnh đó, các hành vi đơn phương, chính trị cường quyền, tranh giành ảnh hưởng chiến lược… đã tạo nên những rủi ro và sức ép rất lớn đối với quan hệ song phương giữa hai nước. Mặt khác, đây cũng là yếu tố thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau hơn. Do đó, việc làm mới quan hệ cũng là động lực thôi thúc hai nước. Tại Nam Á, sau Chiến tranh Lạnh, một trong những vấn đề mà các nước thuộc khu vực này phải đối mặt là xung đột sắc tộc và chia rẽ tôn giáo. Đó là sự nổi lên của vấn đề người Tamil ở Sri Lanka, phong trào đấu tranh của người Madheshi ở Nepal, mâu thuẫn sắc tộc liên quan đến cộng đồng người Rohingya ở Bangladesh…. Tình hình trên khiến cho tổ chức Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) thường xuyên ở trong tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả, luôn có mâu thuẫn và nghi ngờ lẫn nhau giữa các nước thành viên. Các nhân tố khu vực, đặc biệt là nhân tố nước lớn, cũng đóng vai trò quan trọng đối với quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước lớn ra sức thiết lập và tăng cường ảnh hưởng thông qua việc gia tăng sức mạnh tổng hợp cũng như mở rộng chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh đó, quan hệ Ấn Độ - Indonesia đứng trước nhiều thách thức, sức ép, chịu tác động không nhỏ từ các nước lớn như 9
  13. Mỹ, Trung Quốc và nhân tố khu vực quan trọng là ASEAN. Cả Mỹ và Trung Quốc đều là những quốc gia lớn nhất ở hai khu vực liền kề (châu Á – Thái Bình Dương và Đông Bắc Á). Trong khi Mỹ từ lâu đã là một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, duy trì vai trò lãnh đạo trong thời gian dài thì Trung Quốc, với những thành quả của cải cách, mở cửa kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc về chính trị, đóng vai trò chủ đạo đối với các vấn đề của khu vực. ASEAN cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia. Dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, ASEAN vẫn là một tổ chức hợp tác quan trọng trong khu vực với vị trí địa – kinh tế, địa – chính trị chiến lược. ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, bao gồm các cường quốc trên thế giới, đóng vai trò dẫn dắt trong các thể chế như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác Đông Á – Mỹ La tinh (FEALAC), Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM+)…. 2.1.3. Vị trí của Ấn Độ và Indonesia trong chính sách đối ngoại của mỗi nước 2.1.3.1. Vị trí của Indonesia trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ Trong các chính sách của Ấn Độ, Indonesia có một vai trò quan trọng, bao gồm những yếu tố sau: Thứ nhất, về mặt địa – chiến lược, với tinh thần hội nhập và kết nối với khu vực, Ấn Độ rất cần củng cố và phát triển quan hệ với Indonesia. Tầm quan trọng của Indonesia trong các vấn đề liên quan đến địa chính trị ở Đông Nam Á cung cấp nhiều chỉ dấu cho tầm quan trọng chiến lược trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia. Thứ hai, Ấn Độ có lợi ích đáng kể trong việc duy trì hợp tác với Indonesia – quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Thông qua Indonesia, Ấn Độ có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến Hồi giáo như chính sách đối với bộ phận Hồi giáo Sufi hay mối liên hệ với thế giới Hồi giáo rộng lớn ở châu Á và Trung Đông, đặc biệt là trong mối quan hệ với Pakistan. Thứ ba, Indonesia là một trong những nước sáng lập ASEAN – tổ chức khu vực đúng nghĩa của các nước ở Đông Nam Á mong muốn tập hợp nhau lại trong một khối thống nhất nhằm nâng cao vị thế của mình, giảm bớt sự can thiệp từ các cường quốc bên ngoài. Thứ tư, Indonesia là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng với trữ lượng lớn về than đá và khí đốt. Indonesia là nước có trữ lượng khá lớn than đá. 2.1.3.2. Vị trí của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Indonesia Chiến tranh Lạnh kết thúc đã đem lại cả những thời cơ và thách thức đối với Indonesia. Trên cơ sở đó, việc lựa chọn phương cách ứng xử, tìm ra cách tiếp cận hợp lý, xác lập lòng tin và chia sẻ lợi ích với Ấn Độ luôn là ưu tiên của Indonesia trong chính sách đối ngoại của Jakarta. Việc chính quyền Jakarta thúc đẩy xích lại gần hơn với New Delhi là bởi những yếu tố sau: Thứ nhất, về góc độ cục diện chiến lược, việc Indonesia tăng cường quan hệ song phương với Ấn Độ không những để kết nối trở lại với đối tác truyền thống, thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”, mà còn giúp quốc gia Đông Nam Á này thực hiện được tinh thần chung trong chính sách đối ngoại của họ. Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của Ấn Độ trong quá trình cải cách sẽ là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của Indonesia, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nước này trên các khía cạnh kinh tế - thương mại và đối ngoại. Thứ ba, với những mối liên kết lịch sử, văn hóa gần gũi, hai nước càng có cơ sở để đưa mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả. 10
  14. 2.1.4. Nhân tố cá nhân Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả Ấn Độ và Indonesia đều trải qua những biến động trên chính trường, với sự thay đổi của các chính phủ cầm quyền và người đứng đầu. Khi các lãnh đạo cấp cao lên nắm quyền, dấu ấn cá nhân trở thành một trong những yếu tố trung tâm trong chính sách đối ngoại. Kể từ năm 1991, Ấn Độ và Indonesia đã có nhiều lãnh đạo khác nhau lên nắm quyền. Về phía Ấn Độ, các chính phủ của Thủ tướng Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee nối tiếp nhau nắm quyền. Trong khi về phía Indonesia, các chính quyền cũng có sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo cấp cao, với sự nắm quyền của Tổng thống Suharto, B. J. Habibie, Abdurrahman Wahid và Megawati Sukarnoputri. Điều dễ nhận thấy là dù theo những quan điểm chính trị khác nhau, với sự lãnh đạo mang dấu ấn riêng, song các cá nhân lãnh đạo của Ấn Độ và Indonesia đều có chung quan điểm trong việc xây dựng, thúc đẩy và phát triển mối quan hệ song phương. 2.2. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao 2.2.1. Chuyển biến tích cực trong quan hệ song phương (1991 – 2001) Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ và Indonesia đã thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương, đặc biệt là các chuyến viếng thăm ngoại giao của lãnh đạo các cấp nhằm duy trì mối quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa hai nước. Trong các cuộc viếng thăm, các lãnh đạo cấp cao của hai nước đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia. Indonesia hoan nghênh và chủ động ủng hộ Ấn Độ trong chủ trương tăng cường quan hệ với các nước Đông và Đông Nam Á. Bên cạnh đó, trong vấn đề ly khai của Đông Timor, Ấn Độ đã hỗ trợ, quyên góp 500 tấn gạo giúp đỡ những gia đình người Đông Timor phải di chuyển. Đặc biệt, việc Indonesia có thái độ phản ứng ở mức vừa phải sau khi Ấn Độ tiến hành vụ thử hạt nhân Pokhran II năm 1998 (trong khi nhiều quốc gia khác lên tiếng phản đối mạnh mẽ như Mỹ, Trung Quốc, Pakistan…) chính là “phép thử” quan trọng cho việc thúc đẩy kết nối hợp tác giữa hai nước kể từ sau khi Trật tự hai cực Yalta tan rã. 2.2.2. Bước chuyển hướng đến Đối tác chiến lược (2001 – 2005) Trên nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Indonesia được tăng cường, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Một tín hiệu tích cực trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này là chuyến thăm Indonesia của Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee trong các ngày 10 đến 14 tháng 1 – 2001. Truyền thống gặp mặt giữa các lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục được duy trì với chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia Megawati Soekarnoputri (năm 2002); cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee và Tổng thống Indonesia Megawati Soekarnoputri tại Bali, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ II (2003); cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại Vientiane (Lào), bên lề Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ III (2004); cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Phi cũng như Lễ kỷ niệm Hội nghị Bandung tại Jakarta của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (2005). 2.3. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng 2.3.1. Hợp tác song phương trong giải quyết một số vấn đề an ninh Hợp tác giải quyết vấn đề an ninh tại tỉnh Aceh Trong chuyến thăm Indonesia tháng 1 – 2001, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đã khẳng định sự ủng hộ với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia. Trước những lo ngại của phía Indonesia về việc các nhóm ly khai tại Aceh có mối liên hệ với Ấn Độ, phía Ấn Độ đã phản hồi một cách tích cực, đưa ra bằng chứng về mối liên hệ 11
  15. giữa các nhóm ly khai tại Aceh với cơ quan tình báo Pakistan. Đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ hậu quả thiên tai Bên cạnh lĩnh vực an ninh truyền thống, Ấn Độ và Indonesia còn tăng cường phối hợp với nhau trong các vấn đề an ninh phi truyền thống như đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo…. Tháng 8 – 2003, Ấn Độ đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Jakarta. Ngày 2 – 7 – 2004, Biên bản ghi nhớ về Hợp tác đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã được ký kết tại Indonesia. Đây cũng là cơ sở pháp lý để sau đó Nhóm công tác chung Ấn Độ - Indonesia (JWG) trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố ra đời và đi vào hoạt động, nhằm mục đích chia sẻ thông tin tình báo, tăng cường hợp tác song phương trong đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, hỗ trợ và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của mỗi bên. 2.3.2. Hợp tác quốc phòng Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia đã được kết nối trở lại và diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau như các chuyến thăm cấp cao của giới lãnh đạo quân sự hai nước, các vấn đề đào tạo nhân lực, hỗ trợ chuyên gia, chuyển giao vũ khí…. Hoạt động đối ngoại quốc phòng Kể từ năm 1991, giữa hai nước đã diễn ra một loạt các chuyến thăm cấp cao của Bộ Quốc phòng và quân đội hai bên. Đặc biệt, năm 2001, hai nước đã ký kết Thỏa thuận song phương về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Đây là điểm nhấn quan trọng, không chỉ đánh dấu sự hợp tác trở lại giữa Ấn Độ và Indonesia trong lĩnh vực quốc phòng mà còn khẳng định tín hiệu tích cực từ Jakarta muốn mở rộng hợp tác với New Delhi. Hợp tác đào tạo nhân lực Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia. Trong nhiều năm, chương trình trao đổi kinh nghiệm giữa quân đội hai nước đã được thực hiện với việc các học viên Indonesia tham gia các khóa huấn luyện trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ITEC) tại Ấn Độ, trong khi các học viên Ấn Độ cũng được cử sang Indonesia tập huấn, học hỏi kinh nghiệm. 2.4. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư 2.4.1. Quan hệ thương mại Kim ngạch thương mại Giai đoạn 1991 – 2004, quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Indonesia có sự tăng trưởng tương đối nhanh, từ 212,35 triệu USD (1991) tăng lên 4,216 tỷ USD (2005), gấp hơn 56 lần so với năm 1980 (74,95 triệu USD) và hơn 15 lần so với năm 1990 (265,19 triệu USD). Sở dĩ có sự tăng trưởng ấn tượng trong kim ngạch thương mại song phương là do: Thứ nhất, công cuộc cải cách kinh tế theo hướng tự do hoá mở cửa và cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả của Ấn Độ dưới thời kỳ cầm quyền của các Thủ tướng P. V. Narasimha Rao và Atal Bihari Vajpayee đã đưa lại hiệu quả, làm thay đổi diện mạo quốc gia, đem lại sức bật mới cho Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hoá, liên kết và hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân của Ấn Độ được “cởi trói”, cùng với các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của chính phủ (thành lập quỹ đảm bảo tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô…) đã mở rộng xuất khẩu, tăng cường liên hệ thương mại với các đối tác mới, trong đó có các nước Đông Nam Á và Indonesia. Thứ ba, sự ổn định trong quan hệ chính trị - ngoại giao tạo tiền đề tốt để hai nước mở rộng kim ngạch thương mại song phương thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Về tỷ trọng thương mại, tỷ lệ thương mại trong xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn Độ với Indonesia giai đoạn 1996 – 2005 còn thấp. Trong khi giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Indonesia chỉ chiếm 1,59% trong tổng giá 12
  16. trị hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ (2004 – 2005) thì giá trị nhập khẩu từ Indonesia cũng chỉ chiếm 2,34% trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ (2004 – 2005). Cơ cấu thương mại Cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia: Hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia chủ yếu là phụ phẩm ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn; sắt, thép; ngũ cốc; bông; hoá chất hữu cơ; hạt dầu, quả có dầu, ngũ cốc hỗn hợp, hạt giống, trái cây, cây dược liệu hoặc cây công nghiệp, rơm và thức ăn gia súc; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, thiết bị máy móc; thuốc nhuộm và thuộc da, sản phẩm thuộc da, thuốc màu, sơn, mực…. Cơ cấu xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ: Theo số liệu thống kê thì 3 nhóm ngành hàng sau đã chiếm tới hơn một nửa giá trị nhập khẩu của Ấn Độ từ Indonesia bao gồm: dầu có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, sản phẩm phân tách, chất béo, sáp có nguồn gốc động vật hoặc thực vật; khoáng sản, dầu khí, sản phẩm chưng cất và hoá chất hữu cơ. Đây là những mặt hàng mà Indonesia có thế mạnh phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu cọ và công nghiệp khai thác dầu khí. 2.4.2. Đầu tư Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, các dự án đầu tư FDI của Ấn Độ tại Indonesia có sự tăng giảm không ổn định qua các năm, từ chỗ chỉ có 1 dự án (năm 1991) tăng lên 28 dự án (năm 2004), với tổng giá trị được phê duyệt từ 1 triệu USD (năm 1991) lên 66,8 triệu USD (năm 2004), sau đó giảm xuống còn 18 dự án và chỉ đạt giá trị 31,1 triệu USD (năm 2005). Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (năm 1997) song các doanh nghiệp Ấn Độ vẫn vượt qua tác động và mở rộng đầu tư tại Indonesia, thể hiện qua số lượng dự án FDI và tổng giá trị được phê duyệt trong các năm 1998 và 1999. Để thúc đẩy và tạo cơ chế cho các nhà đầu tư, Ấn Độ và Indonesia đã thảo luận, đi tới thống nhất và ký kết Hiệp ước xúc tiến và bảo hộ đầu tư (BIP) vào tháng 2 – 1999. Đây là cơ sở để hai bên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút vốn đầu tư FDI, mở rộng khai thác các tiềm năng sẵn có giữa hai bên trong những năm tiếp theo. Trong khi đó, đầu tư của Indonesia tại Ấn Độ còn ở mức khiêm tốn. Tính từ tháng 8 – 1991 đến cuối năm 2005, Indonesia đầu tư FDI vào Ấn Độ với tổng giá trị là 1.386,31 triệu Rs, tương đương khoảng 30,32 triệu USD, chiếm 0,11% tổng giá trị đầu tư FDI của các nước vào Ấn Độ, xếp thứ 34 trên tổng số 113 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Ấn Độ. 2.5. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục Với truyền thống dân chủ, xã hội đa nguyên, đa sắc tộc cùng ý thức tự cường, cả Ấn Độ và Indonesia đã chủ động, tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác, gắn kết văn hoá, khoa học và xã hội thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Về văn hóa, có thể thấy sự giao thoa tiếp xúc giữa Ấn Độ và Indonesia diễn ra một cách tự nhiên, chủ động và sâu sắc. Tuy vậy, quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước chỉ thực sự trở nên toàn diện, có ý thức rõ ràng kể từ khi Ấn Độ và Indonesia ký kết Chương trình trao đổi văn hoá (CEP) giai đoạn 1997 – 1999 trong khuôn khổ Hiệp định văn hoá Ấn Độ - Indonesia (tháng 12 – 1996). Về khoa học, trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Indonesia (tháng 1 – 2001), hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tạo cơ sở để thúc đẩy hợp tác song phương trên lĩnh vực này. Trong lĩnh vực giáo dục, Ấn Độ đã hỗ trợ việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Indonesia trong một số lĩnh vực trọng tâm thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC), Kế 13
  17. hoạch Colombo và Học bổng trao đổi văn hoá. Tiểu kết chương 2 Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005 chứng kiến những thay đổi trong mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia, qua đó khẳng định mục tiêu và động lực của các quốc gia này trong hệ thống quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Có thể khẳng định các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao được coi là trung tâm trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2005, tạo tiền đề và là động lực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là trong hợp tác an ninh - quốc phòng; thương mại và đầu tư; văn hóa, khoa học, giáo dục. Tinh thần chung của các lãnh đạo hai nước là duy trì mối quan hệ hữu nghị, tin cậy và chân thành trên cơ sở kế thừa những giá trị trong quá khứ cũng như có sự thích ứng phù hợp với tình hình mới của thế giới, châu lục và khu vực. Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn ra nhiều biến động, thuận lợi đan xen thách thức, cơ hội đi kèm với khó khăn, cả Ấn Độ và Indonesia đều cần phải nỗ lực hơn nữa để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng to lớn của mỗi nước, đưa mối quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, thúc đẩy các kết nối vượt ra ngoài hợp tác chính trị - ngoại giao, đi sâu vào phát triển thương mại và đầu tư, khuyến khích hợp tác trao đổi văn hóa, khoa học, xã hội, qua đó tạo nền tảng căn bản để nâng tầm mối quan hệ chiến lược Ấn Độ - Indonesia trong những thập kỷ tiếp theo. CHƯƠNG 3. BƯỚC TIẾN TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2018 3.1. Các nhân tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia những năm đầu thế kỷ XXI 3.1.1. Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn Bối cảnh quốc tế Tình hình quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Một trong số đó là sự thay đổi cán cân lực lượng thế giới với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Từ chỗ quy mô kinh tế đạt mức 2.286 tỷ USD năm 2005, đến năm 2018, quy mô kinh tế Trung Quốc đã đạt 13.895 tỷ USD. Dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã thực thi chiến lược nhằm thay đổi cấu trúc quyền lực thế giới, thách thức vị trí siêu cường của Mỹ, sử dụng “sức mạnh mềm”, lợi kích kinh tế thương mại để tập hợp lực lượng, gia tăng ràng buộc về chính trị, an ninh đối với các nước khác. Bên cạnh chủ nghĩa khủng bố, hàng loạt vấn đề an ninh khác có tính toàn cầu xuất hiện như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước, sử dụng vũ khí sinh học, dịch bệnh, di cư bất hợp pháp, tội phạm xuyên quốc gia…. Các thách thức này có thể khiến một quốc gia, một thể chế xã hội sụp đổ mà không cần bất kỳ hoạt động quân sự nào. Nhận thức về an ninh phi truyền thống phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng của nội hàm khái niệm an ninh quốc gia. Có thể thấy, các mối đe dọa an ninh ngày càng mang tính phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều quốc gia để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Tình hình khu vực Những năm đầu thế kỷ XXI, cục diện quốc tế có nhiều biến động phức tạp và khó lường, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương. Sự cọ xát chiến lược diễn ra gay gắt ở khu vực thông qua các hình thức tập hợp 14
  18. lực lượng mới do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt. Sau chuỗi dài các cuộc chiến tranh từ Afghanistan (năm 2001) tới Iraq (năm 2003) cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Mỹ suy yếu tương đối trong khi Trung Quốc trỗi dậy và thu hẹp tương quan lực lượng cả về kinh tế, quân sự với Mỹ, đặc biệt là sau Đại hội XIX, khi Trung Quốc tuyên truyền rộng rãi ý tưởng “Cộng đồng chung vận mệnh”, kêu gọi các nước trong khu vực xây dựng Cộng đồng kinh tế châu Á làm cơ sở, lấy quan hệ ASEAN – Trung Quốc làm mô hình căn bản. Để đối phó lại, sau khi bước vào Nhà Trắng năm 2017, Tổng thống Donald Trump coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” và là “thách thức lâu dài, nghiêm trọng nhất” với Mỹ. Nhân tố nước lớn Mỹ là nhân tố nước lớn có ảnh hưởng quan trọng tới quan hệ Ấn Độ - Indonesia những năm đầu thế kỷ XXI. Trên nền cấu trúc “Trục và Nan hoa”, Mỹ đã triển khai các chiến lược “Tái cân bằng” và “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với trọng tâm là Đông Nam Á. Trong tiến trình đó, Mỹ đã thúc đẩy quan hệ song phương với Indonesia thông qua một loạt các hành động cụ thể. Quá trình chuyển đổi dân chủ ở Indonesia cùng với việc Mỹ mong muốn có thêm đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố từ năm 2001 là động lực thúc đẩy sự kết nối trở lại trong lĩnh vực hợp tác an ninh song phương. Cùng với Mỹ, Trung Quốc là nhân tố có tác động lớn tới quan hệ Ấn Độ - Indonesia trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đây vốn là nước láng giềng với cả Ấn Độ và Indonesia. Với điểm tựa là sự gia tăng mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học – kỹ thuật, Trung Quốc đã nỗ lực đẩy mạnh chiến lược “Đi ra ngoài” bắt đầu từ năm 2002. 3.1.2. Nhân tố nội tại Tình hình Ấn Độ Những thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến nhiều biến động về mặt địa – chính trị và chiến lược ở khu vực Nam Á. Là một quốc gia mới nổi trong khu vực và cũng có tham vọng lãnh đạo tại Nam Á, Ấn Độ đã tăng cường các chiến lược nhằm củng cố mối quan hệ với các nước trong khu vực như Sáng kiến SAGAR, “Hành động phía Đông” và Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng chịu tác động không nhỏ bởi cạnh tranh nước lớn diễn ra ở khu vực Nam Á, tạo nên một môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác giữa các quốc gia. Những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, thực hiện chính sách ngoại giao toàn diện, lấy ngoại giao kinh tế là trọng tâm… nhằm nâng cao vị thế quốc tế, tầm ảnh hưởng trong khu vực và thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, tạo thế và lực mới trong quan hệ quốc tế. Sự thay đổi của Chính sách “Hướng Đông” sang “Hành động phía Đông” là một ví dụ tiêu biểu cho sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn mới. Tình hình Indonesia Những biến động và cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc ở khu vực Đông Nam Á đã có những tác động quan trọng tới Indonesia, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với quốc gia này trong giai đoạn mới. Việc cạnh tranh giữa các nước lớn, dù là gia tăng can dự để hợp tác hay kiềm chế ảnh hưởng của nhau cũng buộc Indonesia phải có những động thái điều chỉnh nhằm tự chủ chiến lược, phát triển quan hệ cân bằng nhưng vẫn giữ khoảng cách. Tăng cường thúc đẩy quan hệ với các nước, trong đó có Ấn Độ, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả vị thế địa – chiến lược ở khu vực là việc làm cần thiết, qua đó đảm bảo thực hiện các chiến lược của Indonesia trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. 3.1.3. Nhân tố cá nhân Ấn Độ và Indonesia đều được đánh giá là những nền dân chủ được vận hành tốt trên thế giới, với thể 15
  19. chế cộng hòa và chế độ đa nguyên về chính trị, cho phép người đứng đầu đất nước vừa có thực quyền, vừa có lễ quyền. Truyền thống của cả Ấn Độ và Indonesia, vốn nổi bật với dấu ấn cá nhân của các nhà lãnh đạo, đã tiếp tục được phát huy ở giai đoạn này. Về cơ bản, sự nối tiếp nhau của các chính quyền ở hai nước giai đoạn 2005 – 2018 có tác động trực tiếp và rõ rệt tới quan hệ song phương. Các chính khách, nhà lãnh đạo, với những dấu ấn và phẩm chất riêng, đã nắm quyền và đề ra những quyết sách mới cho đất nước, trong đó có việc điều chỉnh đường lối đối ngoại. Cả Ấn Độ và Indonesia đều có sự chuyển giao quyền lực các nhà lãnh đạo cao nhất với khoảng thời gian tương đồng với nhau. Nếu tính trong giai đoạn này, quan hệ song phương diễn ra dưới thời các nhà lãnh đạo Manmohan Singh (hai nhiệm kỳ, từ 2004 – 2014), Narendra Modi (2014 – 2019; 2019 – nay) cũng như Susilo Bambang Yudhoyono (hai nhiệm kỳ, từ 2004 – 2014), Joko Widodo (2014 – 2019; 2019 – nay). 3.2. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao 3.2.1. Tuyên bố Đối tác chiến lược (tháng 12 – 2005) - bước ngoặt quan trọng cho thời kỳ phát triển toàn diện quan hệ Ấn Độ - Indonesia Quan hệ Đối tác chiến lược (Strategic Partnership) là thuật ngữ xác định mối quan hệ giữa hai nước mang tính chất trọng tâm, then chốt, tạo ra sự liên hệ và gắn kết lợi ích tương đối bền vững trong một khoảng thời gian cụ thể. Với Ấn Độ và Indonesia, việc xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược đã được thực hiện trong một thời gian dài. Đến năm 2005, những yếu tố cần thiết đã xuất hiện, tạo tiền đề quan trọng để hai bên nâng cấp mối quan hệ của mình. Trên cơ sở đó, sự kiện đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này là chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono tới Ấn Độ trong các ngày 21 đến 24 tháng 12 – 2005. Hai bên đã ký kết Tuyên bố song phương, thiết lập Đối tác chiến lược (NSP) dựa trên cơ sở chia sẻ những giá trị dân chủ và chế độ đa nguyên về chính trị. Việc thiết lập Đối tác chiến lược mới giữa Ấn Độ và Indonesia mở ra giai đoạn quan trọng trong hợp tác song phương giữa hai nước, là cơ hội để thúc đẩy mối liên hệ gần gũi về ngoại giao, tăng cường hợp tác quốc phòng, nâng cao hợp tác thương mại, mở rộng hợp tác khoa học, tăng cường trao đổi, kết nối văn hoá giáo dục và xã hội. 3.2.2. Hoạt động ngoại giao Quan hệ ngoại giao giữa hai nước tiếp tục được củng cố, tăng cường sau khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2005). Hai năm sau, đến tháng 6 – 2007, hai nước đã ký kết Kế hoạch hành động nhằm thực thi Đối tác chiến lược mới tại Jakarta (Indonesia) nhằm thúc đẩy việc triển khai thực chất văn bản đã được ký kết vào năm 2005. Đến tháng 1 – 2011, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yodhoyono, hai bên đã ra Tuyên bố chung: Tầm nhìn cho quan hệ Đối tác chiến lược trong thập kỷ tiếp theo. Tháng 10 – 2013, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có chuyến thăm lần thứ 3 tới Indonesia. Trong không khí hữu nghị, chân thành và đoàn kết, hai nhà lãnh đạo đã ký kết Tuyên bố chung: 5 sáng kiến nhằm thúc đẩy Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia. Tiếp đà phát triển của mối quan hệ song phương, trong chuyến thăm của Tổng thống Joko Widodo tới Ấn Độ (tháng 12 – 2016), hai bên đã ra Tuyên bố chung Ấn Độ - Indonesia. Năm 2018, Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Joko Widodo đã ký kết Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Ấn Độ và Indonesia. Về hợp tác đa phương, Ấn Độ và Indonesia đã tích cực phối hợp chặt chẽ, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, trong đó có tổ chức Liên hợp quốc. Ấn Độ là một trong những quốc gia ủng hộ Indonesia ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2007 – 2008. Còn Indonesia đã ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2006, 2007, 2011 – 2014, 16
  20. 2014 – 2017; ủng hộ Ấn Độ là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2011 – 2012; Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở rộng. Cả hai nước cũng có chung quan điểm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. 3.3. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng 3.3.1. Hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh Cân bằng với chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương Ấn Độ Dương là đại dương lớn thứ ba thế giới, có vị trí địa – chiến lược đặc biệt, tập trung những tuyến đường hàng hải, thương mại và năng lượng quan trọng với hơn 75% thương mại hàng hải toàn cầu và 50% năng lượng của khu vực đi qua đây. Trung Quốc – với tham vọng của mình, đã thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Trước tình hình đó, chính quyền New Delhi đã có những bước đi cụ thể trên nền tảng chính sách “Hành động phía Đông”. Bên cạnh việc đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng hải quân, Ấn Độ đã thúc đẩy kết nối với các quốc gia trong các lĩnh vực hợp tác ở Ấn Độ Dương, cụ thể như: ký kết Tầm nhìn chiến lược khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương với Mỹ (tháng 1 – 2015), Biên bản ghi nhớ nâng cấp cơ sở hàng không và cảng biển trên đảo Agalesga với Mauritius (2015), Thỏa thuận Tầm nhìn chiến lược khu vực Ấn Độ Dương với Pháp (tháng 3 – 2018), Ấn Độ cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN mà Indonesia là một trọng tâm trong đó. Hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm rửa tiền, buôn lậu ma tuý, chất gây nghiện và tội phạm xuyên quốc gia Các cuộc tuần tra tại khu vực Đường bờ biển quốc tế trên biển Andaman (với diện tích khoảng 236 hải lý) tiếp tục được thực hiện nhằm mục đích bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, đấu tranh chống buôn lậu, cướp biển. Tính đến thời điểm tháng 10 – 2018, đã có tổng cộng 28 cuộc tuần tra song phương được thực hiện bởi hải quân hai nước giai đoạn 2005 – 2018. 3.3.2. Hợp tác quốc phòng Hoạt động đối ngoại quốc phòng Trong giai đoạn mới, quan hệ Đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Indonesia tiếp tục duy trì đà phát triển, việc hợp tác quốc phòng song phương nhận được sự đồng thuận từ phía các lãnh đạo hai bên nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển, đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả. Điểm nhấn quan trọng nhất là việc hai bên đã ký kết Hiệp ước Hợp tác quốc phòng (DCA) năm 2018, tạo cơ sở để thúc đẩy đối thoại song phương, trao đổi thông tin tình báo, đào tạo quân sự, hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, hoạt động gìn giữ hoà bình và cung cấp, hỗ trợ y tế….. Tham gia các cuộc tập trận chung Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018 Indonesia đã 3 lần tham dự cuộc tập trận MILAN, trong khi đó phía Ấn Độ đã cử lực lượng tham dự cuộc tập trận chung ba bên giữa Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản tại Jakarta (năm 2016). 3.4. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư 3.4.1. Quan hệ thương mại Kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại song phương, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia (tháng 12 – 2005), hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ trong việc thành lập Uỷ ban hợp tác nhằm xem xét, đề xuất các biện pháp thúc đẩy, mở rộng giá trị thương mại, tiến tới thiết lập Hiệp ước hợp tác kinh 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2