intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức môn học một cách có hệ thống, dễ dàng ôn luyện, củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho bài thi kết thúc môn sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NỘI  NĂM HỌC 2019­2020 TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Môn: Lịch sử lớp 11 PHẦN I.  NỘI DUNG ÔN TẬP. Ôn tập nội dung kiến thức Lịch sử lớp 11 các bài 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24 theo sách giáo   khoa ban cơ bản (thực hiện giảm tải theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo), tập trung chủ  yếu vào các nội dung chủ yếu sau: Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) 1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. ­ Nguyên nhân sâu xa: Do mâu thuẫn giữa các khối đế quốc về thị trường và thuộc địa. Mâu  thuẫn giữa các nước thắng trận và bại trận, giữa các nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới  thứ nhất.  ­ Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 ­ 1932 làm những mâu  thuẫn trên ngày càng thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ  gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. 2. Con đường dẫn tới chiến tranh. * Âm mưu, hành động của các nước phát xít.......... * Thái độ, hành động của các nước lớn. ­ Liên Xô: hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít. ­ Anh, Pháp: từ chối hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp (tại hội  nghị Muy­ních) nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. ­ Mĩ: trung lập. 3. Diễn biến chiến tranh. Thời gian Sự kiện Kết quả 1/9 → 28/9/1939 Đức tấn công Ba Lan Ba Lan bị Đức thôn tính ­ Đan Mạch, Na­uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc­ xăm­bua bị Đức thôn tính. Đức chuyển hướng tấn công từ phía  4/1940 → 9/1940 ­ Pháp đầu hàng Đức. đông sang phía tây. ­ Kế hoạch tấn công nước Anh không  thực hiện được. Ru­ma­ni, Hung­ga­ri, Bun­ga­ri, Nam  10/1940 →6/1941 Đức tấn công Đông và Nam Âu Tư, Hi Lạp bị Đức thôn tính. ­ Do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm  Đức tiến hành “chiến tranh chớp  22/06/1941 tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh  nhoáng” tấn công Liên Xô. thổ Liên Xô. Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu  ­ Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh  7/12/1941 Cảng ­ căn cứ hải quân chủ yếu của  lan rộng toàn thế giới. Mĩ ở Thái Bình Dương. 11/1942 đến tháng  ­ Phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải  Hồng quân Liên Xô phản công. 6/1944 phóng. 7/1943 đến tháng  Liên quân Mĩ ­ Anh tấn công truy kích  ­ chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ. 5/1945 quân phát xít Đồng minh tấn công vào sào huyệt của  ­ Đức kí văn bản đầu hàng không điều  1/1945 – 4/1945 phát xít Đức. kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu ­ Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.  Từ 6/8 – 9/8/1945 Đồng minh tấn công Nhật. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 4. Kết cục của chiến tranh. ­ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I­ta­li­a, Nhật. ­ Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa  phát xít. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ  nghĩa phát xít. ­ Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người  chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô­la.
  2. ­ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873) 1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. * Âm mưu, kế hoạch của Pháp:dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công lên Huế, buộc triều đình  Huế đầu hàng. * Diễn biến: ­ Ngày 31/8/1858, Liên quân Pháp và Tây Ban Nha giàn trận ở cửa biển Đà Nẵng. ­ Ngày 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu triều đình phải trả lời trong vòng 2 giờ. Chưa hết  thời gian trả lời, thực dân Pháp đã cho nã pháo lên bờ, rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. ­ Quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc, sau đó  thực hiện "vườn không nhà trống". * Kết quả, ý nghĩa: ­ Suốt 5 tháng nổ súng, giặc Pháp vẫn không chiếm được Đà Nẵng. ­ Quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp. 2. Cuộc kháng chiến ở Gia Định. ­ Ngày 9/2/1859, quân Pháp tập trung ở Vũng Tàu. ­ Ngày 16/2/1859, Pháp đưa quân tới Gia Định. ­ Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Quân đội triều đình tan vỡ. Pháp chiếm  được thành Gia Định. ­ Tuy chiếm được thành Gia Định nhưng quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn bởi hoạt động của  cácđội dân binh, họ chiến đấu anh dũng, liên tục quấy rối, tấn công khiến cho Pháp phải nổ  súng bỏ thành rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp  hoàn toàn thất bại. ­ Tháng 3/1860, trong lúc Pháp chỉ con 1000 quân ở Gia Định vì phải chia sẻ lực lượng cho chiến  trường Trung Quốc và Italia. Nguyễn Tri Phương được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định. Ông  đã lãnh đạo quân dân xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố (đại đồn Chí Hòa). ­Thực dân Pháp sa lầy ở cả 2 mặt trận: Đà Nẵng và Gia Định, nhưng triều Nguyễn vẫn nuôi ảo  tưởng chủ hòa, làm cho cuộc kháng chiến của quân dân ta gặp khó khăn. 3. Thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì – nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam  kì chống Pháp. ­ 23/2/1861 Pháp chủ động tấn công Đại đồn Chí Hòa, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Sau hai  ngày chiến đấu, Nguyễn Tri Phương đã phải rút lui. Sau đó thừa thắng, Pháp chiếm luôn Định  Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/2/1861), Vĩnh Long (23/3/1862).  ­ Bị thất bại, triều đình Huế buộc phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) gồm 12 điều khoản,  với nội dung chủ yếu là: Cắt hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường,  Biên Hòa). ­ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh và lan rộng khắp nơi, gây cho Pháp nhiều  tổn thất. Tiêu biểu là chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông của người anh hùng Nguyễn Trung  Trực đánh chìm tàu chiến Pháp (12/1861);cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Trương Định. 4. Thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì – nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam kì  chống Pháp. ­ Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành.  Phan Thanh Giản lệnh cho 2 tỉnh còn lại nộp thành cho Pháp. Trong vòng 5 ngày, Pháp chiếm  gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
  3. ­ Mặc dù 3 tỉnh đã rơi vào tay giặc nhưng các sĩ phu vẫn bám đất, bám dân tiến hành chống  Pháp. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm,  Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.  BÀI  20. CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN  DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG. 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873) ­ phong trào kháng chiến của  nhân dân Bắc kì (1873 – 1874). a. Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước. b. Thủ đoạn: ­ Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam. ­ Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành  đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới. ­ Bắt liên lạc với Giăng Đuy­puy ⇒ hậu thuẫn cho Đuy­puy gây rối ở Hà Nội. c. Diễn biến. * Khi Pháp đến Hà Nội: ­  Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy­puy đang gây rối ở Hà Nội,  Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.  ­ Ngày 5/11/1873, Gác­ni­ê đem quân tới Hà Nội tiến hành hoạt động khiêu khích. ­ Ngày 19/11/1873, Gác­ni­ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội,  yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.  ­ Nhân dân bất hợp tác, không bán lương thực cho Pháp.... * Khi Pháp đánh thành Hà Nội: ­  20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương,  Ninh Bình, Nam Định. ­ 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng. ­ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm; thành Hà Nội thất thủ,  quân triều đình nhanh chóng tan rã; Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị trọng thương, khi rơi vào  tay địch, ông đã khước từ sự chạy chữa của Pháp, nhịn ăn cho tới chết,... ­ Nhân dân vô cùng căm phẫn, chiến đấu quyết liệt, làm nên chiến thắng vang dội tại Cầu Giấy  (21/12/1873), toán quân Pháp và Gácniê bị tiêu diệt.  ­ Thất bại trong trận Cầu Giấy ⇒ Pháp hoang mang, lo sợ, hoảng hốt, tìm cách thương lượng  với triều Huế. 15/3/1874, Hiêp ước Giáp Tuất được kí kết, theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6  tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do  buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882­ 1883) –cuộc kháng chiến của nhân  dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì. a. Nguyên nhân:  Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc  chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực  dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam. b. Thủ đoạn: ­ Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam. ­ Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc. c. Diễn biến: * Khi Pháp đến Hà Nội: Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri­vi­e đổ bộ lên Hà Nội.Nhân dân đốt nhà  đốt các con phố tạo thành hàng rào lửa để cản giặc. * Khi Pháp tấn công thành HN: Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu  cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó  chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
  4. ­ Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi  thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh. ­ Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp: + Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến. + Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần  hai (19/5/1883). Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, thực dân Pháp hết sức  hoang mang, dao động. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc. Triều đình  Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.  1883 khi vua Tự Đức qua đời, Pháp tấn công Thuận An (Huế). Triều đình kí hiệp ước Hác­ măng (1883), hiệp ước Pa­tơ­nốt (1884), đầu hàng Pháp. VN trở thành nước thuộc địa, nửa  phong kiến. BÀI  21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM  CUỐI THẾ KỈ XIX 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.  * Nguyên nhân: ­  Sau hai Hiệp ước Hác­măng và Pa­tơ­nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt  Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. ­  Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại  diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi  còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị  chiến đấu. ­  Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã  ra tay trước. * Diễn biến, kết quả: ­  Đêm ngày 04 rạng ngày 05/07/1885, phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại đồn Mang Cá và   toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo cuộc chiến  đấu của ta nhanh chóng giảm sút. ­  Sáng ngày 05/07/1885, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy về Sơn  Phòng Tân Sở (Quảng Trị) . 2. Sự ra đời của chiếu Cần vương. ­ Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương. ­ Nội dung: + Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của 1 số quan lại. + Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến.  ­ Ý nghĩa:  + Đáp ứng tư tưởng trung quân – ái quốc của các văn thân sĩ phu yêu nước. + Thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài đến cuối thế kỉ  XIX. 3. Phong trào cần vương (1885 – 1896). * Hoàn cảnh. ­ Sau cuộc phản công vào quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại (5/7/1885),  Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi  rút khỏi kinh thành, chạy về Tân Sở (Quảng Trị). ­ 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần vương, kêu gọi văn  thân, sĩ phu và nhân dân trong nước đứng lên giúp vua cứu nước. ­ Hưởng ứng chiếu Cần vương, một phong trào vũ trang chống Pháp bùng nổ, kéo dài. * Các giai đoạn phát triển. Nội dung Giai đoạn (1885 – 1888) Giai đoạn (1888 – 1896) Mục tiêu Chống Pháp, giành độc lập, khôi phục chế  Chống Pháp, giành độc lập. độ phong kiến. Lãnh đạo Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn  Văn thân, sĩ phu yêu nước. thân, sĩ phu yêu nước.
  5. Lực lượng  Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu  Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. tham gia số. Quy mô Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm  lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng  trung du và miền núi.  Kết quả Thất bại. Cuối năm 1888, do sự phản bội  Năm 1896, phong trào Cần vương chấm  của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi  dứt (sự thất bại của khởi nghĩa Hương  rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự  Khê). tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu  đày sang Angiêri (Bắc Phi). * Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (kể tên):khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. * Tính chất: phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. * Ý nghĩa: ­ Nêu cao tinh thần yêu nước. ­ Cổ vũ tinh thần chiến đấu, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng về sau. BÀI  22. XàHỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ  NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và những chuyển  biến về kinh tế. * Bối cảnh: ­ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt được phong trào Cần vương, cơ bản hoàn  thành bình định nước ta bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ  nhất một cách có hệ thống và quy mô. ­ Năm 1897 Pháp cử Pôn Đuy­me sang làm toàn quyền Đông Dương, lập chính phủ chung cho  toàn Đông Dương. * Nội dung: ­ Nông nghiệp: Phap chiêm đo ́ ́ ạt ruộng đất để lập đồn điền trồng cao su, chè. cà phê.... ­ Công nghiệp: đây manh khai thac tai nguyên thiên nhiên, nhât la khai thác m ̉ ̣ ́ ̀ ́ ̀ ỏ (than đá, thiếc,  kẽm...). Bên cạnh đó, môt sô nganh công nghi ̣ ́ ̀ ệp dich v ̣ ụ như điện, nước, bưu điện...., công  nghiệp chê biên va san xuât vât liêu xây d ́ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ựng ra đời. ­ Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. Đánh thuế rất nặng vào  hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam. ­ Giao thông vận tải : Xây dựng hệ thốnggiao thông vận tải như đường bộ, sắt, sông, cầu, cảng  để phục vụ cho việc chuyên chở hang hoa, nguyên liêu và m ̀ ́ ̣ ục đích quân sự. ­ Tài chính:tăng cường thu thuế, đặt thêm thuế mới. * Tác động: ­ Tích cực: + Phương thức sx TBCN du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với phương thức sản xuất phong  kiến. + Thành thị theo hướng hiện đại ra đời. + Cơ cấu kinh tế thay đổi, xuất hiện lĩnh vực kinh tế mới.  ­ Hạn chế: + Cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc Pháp. + Nông dân bị cướp ruộng đất, nghề thủ công bị phá sản. + Làm kiệt quệ nhiều nguồn tài nguyên. 2. Những chuyển biến về xã hội. * Giai cấp cũ: bị phân hóa. ­ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có bô phân ̣ ̣ địa chủ vừa và nhỏ bị đê quôc chèn ép nên it nhiêu co tinh th ́ ́ ́ ̀ ́ ần yêu nước.
  6. ­ Giai cấp nông dân: co s ́ ố lượng đông đao nhât, bi ap b ̉ ́ ̣ ́ ức bóc lột năng nê, căm thu đê quôc và  ̣ ̀ ̀ ́ ́ phong kiến. Đây là lực lượng to lớn của cách mạng. *Xuất hiện cac giai c ́ ấp, tâng l ̀ ơp m ́ ơi: ́ ­Giai cấp công nhân: ngày càng đông đao, xu ̉ ất thân là nông dân, lam viêc trong các đôn điên,  ̀ ̣ ̀ ̀ nhà máy, xí nghiệp, …chịu nhiều tầng áp bức bóc lột, lương thâp nên đ ́ ời sông khô c ́ ̉ ực. Họ sớm  có tinh thần đấu tranh, tích cực hưởng ứng phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo. ­ Tầng lớp tư sản: xuât thân t ́ ừ cac nha th ́ ̀ ầu khoán, chủ xưởng, chu hang buôn, … bi chinh  ̉ ̃ ̣ ́ ̀ ực dân kim ham, t quyên th ̀ ̃ ư ban Phap chen ep,  ̉ ́ ̀ ́ phát triển chậm, chỉ đấu tranh đòi chính quyền  thực dân có những thay đổi nhỏ để họ tiếp tục kinh doanh, chưa dám hưởng ứng cuộc vận động  giải phóng dân tộc. ­ Tầng lớp tiểu tư sản thanh thi: ̀ ̣  gồm những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán  nhỏ, viên chức cấp thấp, những người làm nghề tự do.  Đời sống khá bấp bênh ­> có tinh thần  dân tộc nên hào hứng tham gia các cuộc vận động cứu nước. => Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp là cơ sở của  phong trào dân tộc, dân chủ diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX. BÀI  23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ  XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) 1. Hoạt động của Phan Bội Châu. * Thân thế: Phan Bội Châu (1867 – 1940), hiệu là Sào Nam, sinh ra trong 1 gia đình nhà nho ở  Nam Đàn (Nghệ An).  * Chủ trương:vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài, trước hết là Nhật  Bản để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng 1 chế độ chính trị tiến bộ vì dân. * Hoạt động: ­ 1902 ông liên kết với những người cùng chí hướng. ­ 1904 Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân (Quảng Nam). + Mục tiêu: đánh Pháp giành độc lập, xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến. + Hoạt động: Đưa thanh niên Việt Nam sang du học tại Nhật Bản (Đông Du)  đào tạo nhân  tài, chuẩn bị lực lượng chống Pháp.Pháp câu kết, chính phủ Nhật đã trục xuất những thanh niên  Việt Nam du học về nước (1908). Phong trào tan rã. ­ 6/1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội (Quảng Châu ­ Trung Quốc). + Mục tiêu: đánh Pháp giành độc lập, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. + Hoạt động: bí mật cử người về nước ám sát những tên thực dân đầu sỏ. 1913 ông bị bắt. Thực  dân Pháp dập tắt phong trào. * Đánh giá: ­ Tích cực: con đường bạo động chống Pháp là đúng phương pháp; kêu gọi đoàn kết trong nhân  dân ­ Hạn chế: chưa xác định đầy đủ nhiệm vụ của cách mạng VN; xác định đồng minh chưa phù  hợp; chưa xác định được lực lượng nòng cốt 2. Hoạt động của Phan Châu Trinh. * Thân thế:Phan Châu Trinh (1872–1926) người phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. * Chủ trương: đấu tranh ôn hòa công khai, giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, phê  phán chế độ thuộc địa, vua quan, nâng cao dân trí, dân quyền, đòi Pháp thay đổi chính sách cai trị.
  7. * Hoạt động: - Năm 1906 Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì: thành  lập các trường học, cải cách chương trình học, tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, đẩy  mạnh sản xuất, đả phá các hủ tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới. ­  1908 Phan Châu Trinh bị Pháp bắt, chúng đày ông ra Côn Đảo. Năm 1911 chúng đưa ông sang  Pháp. * Đánh giá: ­ Tích cực: mở đường cho tư tưởng DCTS tràn vào nước ta; đáp ứng được nguyện vọng của  quần chúng đặc biệt là tầng lớp mới. ­ Hạn chế: chưa xác định được kẻ thù chủ yếu của dân tộc; chưa hiểu được bản chất của kẻ  thù. BÀI  24. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT  (1914­ 1918) 1. Phong trào công nhân. * Các phong trào đấu tranh tiêu biểu: ­ Ngày 22/2/1916, nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào nghỉ việc 7 ngày chống cúp phạt lương. ­ Năm 1916, gần 100 công nhân mỏ than Hà Tu đã đánh trả bọn lính khố xanh khi chúng đến  cướp bóc hàng hóa, trêu ghẹo phụ nữ. ­ Tháng 6 và 7/1917, 22 công nhân mỏ bôxít Cao Bằng bỏ trốn; 47 công nhân Thái Bình mới đến  cũng chống lại bọn cai thầu. ­ Năm 1918, khoảng 700 công nhân mỏ than Hà Tu đốt nhà một tên cai thầu ngược đãi công  nhân. * Nhận xét: ­ Hình thức: phổ biến đấu tranh kinh tế kết hợp với vũ trang. ­ Tính chất: tự phát. ­ Ý nghĩa: thể hiện rõ hơn tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.  2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911­1918). * Tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc: Sinh ngày 19/5/1890 trong 1 gia đình trí thức yêu nước ở Kim  Liên, Nam Đàn, Nghệ An.  * Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 ­ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.  Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến Pháp. ­ Nhiều năm sau đó, Người đã đi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy  rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp  bức và bóc lột dã man. ­ Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. + Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao  động và giai cấp công nhân Pháp. + Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. + Tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. ⇒ Ý nghĩa: là cơ sở để Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. PHẦN II. KẾT CẤU CỦA BÀI KIỂM TRA. Bài kiểm tra gồm có 2 phần: ­ Phần trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm). ­ Phần tự luận (4.0 điểm). PHẦN III. GỢI Ý MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN TẬP. 1. Bài tập trắc nghiệm khách quan. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
  8. Câu 1. Từ đầu năm 1860, Pháp cho rút toàn bộ số quân từ Đà Nẵng vào Gia Định, vì A. Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia B. chuẩn bị cho việc xâm lược Campuchia. C. bệnh dịch ở Đà Nẵng đang hoành hành. D. quân dân ta cầm chân địch ở Đà Nẵng. Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Xta­lin­grát là A. thể hiện mẫu mực về đường lối nghệ thuật quân sự của Liên Xô. B. gây tổn thất nặng nề cho quân Đức. C. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. bảo vệ được Xta­lin­grat – cái  “nút sống” của Liên Xô. Câu 3.Cần vương có nghĩa là A. giúp vua cứu nước. B. những điều bậc quân vương nên  làm. C. đứng lên cứu nước. D. chống Pháp xâm lược. Câu 4. Cơ sở để thực dân Pháp ở Nam Kì quyết định tấn công Bắc Kì vào đầu những năm 70  của thế kỉ XIX là gì? A. Nội tình Việt Nam lúc này rất thuận lợi cho việc tiến đánh Bắc Kì. B. Pháp giành được thắng lợi trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870), thanh thế của nước  Pháp được nâng cao. C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định. D. Việc tiến đánh Bắc Kì giành được sự nhất trí cao trong chính giới Pháp. Câu 5.Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất vào năm A.1862. B.1867. C.1873. D.1882. Câu 6. Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận  A. ba tỉnh miền Đông Nam kì là đất thuộc Pháp. B. ba tỉnh miền Tây Nam kì là đất thuộc Pháp.  C. sáu tỉnh Nam kì là đất thuộc Pháp. D. sáu tỉnh Nam kì và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp. Câu 7. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến, khi Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai là tổng  đốc A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Lâm. C. Hoàng Diệu. D.Phan Thanh Giản. Câu 8.Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh  thành Huế và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc. B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh. C. có sự ủng hộ của binh lính. D. có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến. Câu 9.Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế bắt đầu vào thời điểm nào? A. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5 năm 1885.      B. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 6 năm 1885. C. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885.      D. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 8 năm 1885. Câu 10. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần vương (1885 – 1896)? A. Muốn giúp vua cứu nước. B. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề. C. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn. D. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.  Câu 11. Phong trào nào sau đây khôngnằm trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 12.Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được xem là tiêu biểu nhất trong  phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
  9. Câu 13. Chương trình khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp được tiến hành ở Việt Nam từ năm  nào? A.1895. B.1896. C.1897. D.1898. Câu14. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam phân  hóa thành những tầng lớp nào? A. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tư sản, công nhân. B. Địa chủ, nông dân, tư sản, công nhân. C. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân. D. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tiểu tư sản, công nhân. Câu 15.Lực lượng đông đảo trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. nông dân. B.tiểu tư sản. C. công nhân. D.tư sản. Câu 16. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào A. phát triển kinh tế nông nghiệp­công thương nghiệp. B. nông nghiệp­công nghiệp­quân sự. C. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế. D. ngoại thương­quân sự­ giao thông – tài chính. Câu 17. Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa  lần thứ nhất là A. nền kinh tế phong kiến. B. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. C. nền kinh tế  thuộc địa . D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là lí do khiến một số nhà yêu nước Việt Nam vào  những năm đầu thế kỉ XX muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số  phận một nước thuộc địa. B. Sau cải cách Minh Trị (1868) Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh. C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905), là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy  giờ thắng đế quốc phương Tây. D. Nhật Bản viện trợ toàn bộ tài chính cho nước ta đánh Pháp. Câu 19.Nguyên nhân chính của việc Pháp đem quân tấn công Bắc Kì lần thứ hai là A. triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874. B. nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công...của tư bản Pháp trong giai đoạn đế  quốc chủ nghĩa. C. một số nước đế quốc Tây Âu cũng âm mưu chiếm nước ta. D. triều đình nhà Nguyễn ngày càng suy yếu. Câu 20.Chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) là A. chống Pháp và phong kiến. B. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. C. dựa vào Pháp xây dựng nước Việt Nam cộng hoà. D. dùng bạo lực giành độc lập. Câu 21.Chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu (đầu thế kỉ XX)  là A. chống Pháp và phong kiến. B. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. C. dựa vào Pháp xây dựng nước Việt nam cộng hoà. D. dùng bạo lực giành độc lập. Câu 22.Người sáng lập Hội Duy Tân vào tháng 5/1904 là  A.Phan Bội Châu.     B.Phan Châu Trinh C.Lương Văn Can,Nguyễn Quyền.     D.Huỳnh thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Câu 23. Chủ trương của Hội Duy Tân là A.tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. B.đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. C.đánh đuổi giặc Pháp,khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc  Việt Nam. D. tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế­văn hoá­xã hội. Câu 24. Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Quang Phục hội vào tháng 6/1912 là 
  10. A. Phan Bội Châu. B. Phau Châu Trinh. C. Lương Văn Can,Nguyễn Quyền. D. Huỳnh thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Câu 25. Con đường cứu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX là theo khuynh hướng A. phong kiến. B. dân chủ tư sản. C. dân chủ tư sản kiểu mới. D. vô sản. Câu 26. Nguyên nhân chính khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX là A. tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự yếu kém, lạc hậu. B. nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối đúng  đắn. C. nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của nhân dân. D. ngọn cờ phong kiến đã trở nên lỗi thời, không đủ sức hấp dẫn kêu goi nhân dân. Câu 27. Tầng lớp có vai trò đi tiên phong trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là A. văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước. B. văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ. C. công nhân. D. tư sản. Câu 28. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ A. bến cảng Nhà Rồng.   B. cảng Hải Phòng.     C. kinh thành Huế. D. cảng Vân  Đồn. Câu 29. Điểm hạn chế của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế  giới thứ nhất là gì? A. Còn mang tính tự phát. B. Chưa có nét riêng. C. Không thể hiện rõ tinh thần đoàn kết. D. Ý thức kỉ luật còn lỏng lẻo. Câu 30. Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì khác so với các bậc tiền bối? A. Sang Pháp để tìm hiểu nước Pháp, để về giúp đồng bào mình chống lại Pháp. B. Tìm sự tài trợ của Nhật Bản để chống Pháp. C. Tìm cách chấn hưng dân khí để đuổi Pháp về nước. D. Bất hợp tác với Pháp để Pháp tự động rút lui. Câu 31. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào đối  với sự nghiệp giải phóng dân tộc? A. Là cơ sở quan trọng. B. Là định hướng cơ bản. C. Chỉ là một nhân tố trong nhiều nhân tố. D. Đây là giai đoạn quyết định. Câu 32. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ  nhất có ý nghĩa gì? A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân. B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. C. Tiếp nối truyền thống yếu nước của dân tộc. D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 33. Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi trước,  Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì? A. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. B. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. C. Sang Nhật Bản để tìm kiếm sự giúp đỡ. D. Dựa vào Pháp tiến hành cải cách. Câu 34. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác  với các nhà yêu nước đi trước là A. cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. B. ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp  bức bóc lột dã man. C. cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập. D. cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Câu 35. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
  11. B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải  phóng dân tộc. C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào  mình. D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng. Câu 36. Tình cảnh chung của người lao động trên thế giới trong nhìn nhận, đánh giá của  Nguyễn Tất Thành là gì? A. Ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man. B. Nhiều nơi người lao động được coi trọng. C. Người lao động ở các nước chính quốc có cuộc sống sung sướng. D. Người lao động ở đâu cũng được trả công rẻ mạt. Câu 37. Tính chất phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là? A. Mang tính tự giác. B. Mang tính tự phát. C. Phong trào nổ ra lẻ tẻ. D. Phụ thuộc vào phong trào yêu nước. Câu 38. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911­1918 là cơ sở để A. Người tham gia Quốc tế Cộng sản. B. Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc­xai. C. Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. D. Người tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. Câu 39. Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế  giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì? A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang. B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị. C. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình. Câu 40. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ  nhất đã phản ánh điều gì? A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân. B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. C. Là nguyên nhân thức đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 41. Ngày 5 – 6­ 1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập. C. Phong trào kháng thuế ở Trung kì bùng nổ. D. Trường Đông Kinh Nghĩa thục được thành lập. Câu 42. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm tiến bộ gì so  với các bậc tiền bối? A. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí. B. Khảo sát trên một phạm vi rộng. C. Khảo sát trên một phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí. D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến. Câu 43. Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu bùng nổ là A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu cảng ngày 7/12/1941. B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941. C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941. D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ 11/ 12/ 1941. Câu 44. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Vécxai­Oasinhtơn. B. Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933). C. Sự nhượng bộ, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với các nước phát xít. D. Hậu quả của Đạo luật trung lập của Mĩ và Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn  nhau.
  12. Câu 45. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 ­1945) bùng nổ được mở đầu bằng sự kiện A. Đức tấn công Tiệp Khắc.                 B. Đức tấn công Ba Lan. C. Đức tấn công Liên Xô.                     D. Đức tham gia hội nghị Muy­ ních. Câu 46.Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước phát xít, thái độ của Mĩ như thế nào? A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại các nước phát xít. B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất ,nên đã chủ trương đoàn kết với các  nước tư bản chống phát xít. C. Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. D. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.   Câu 47. Với chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy­ních đã có tác động như  thế nào đối với Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cứu được tình thế hòa bình ở châu Âu. B. Khuyến khích các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. C. Hạn chế quá trình dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. D. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít. Câu 48. Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc  (3­ 1939), phát xít Đức đã  A. chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. B. gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. C. đàm phán với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô. D. đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp. Câu 49.Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong công nghiệp chú trọng vào ngành A. công nghiệp chế biến. B. khai thác mỏ. C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp nặng. Câu 50. Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì? A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất. C. Là tay sai của đế quốc Pháp. D. Chiếm đa số, ít ruộng đất. Câu 51. Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là A. tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. B. tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, công chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên ... C. nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn. D. viên chức, công chức, phú nông, trung nông. Câu 52. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta khi  A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam. B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự. C. triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng. D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Câu 53.Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm mục đích A. phát triển kinh tế Việt Nam. B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam. C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam. Câu 54. Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có đặc điểm  gì? A. chiếm số lượng đông, bị áp bức, bóc lột nặng nề. B. chiếm số lượng đông, có nhiều ruộng đất. C. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. D.  bị áp bức, bóc lột nặng nề, có hệ tư tưởng riêng. Câu 55. Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp chú trọng đến  việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải? A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự. B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta. D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.
  13. Câu 56. Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam  là gì? A. Quan hệ sản xuất TBCN phát triển ở Việt Nam. B. Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam. C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. D. Tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Câu 57.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cũng đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt  Nam, đó là A. quan hệ sản xuất TBCN du nhập vào Việt Nam. B. nền kinh tế TBCN ở Việt Nam phát triển. C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến. D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam. Câu 58. Thực chất của Hội nghị Muy ních là A. sự bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Đức. B. đỉnh cao của chính sách dung dưỡng thỏa hiệp của Anh , Pháp đối với phát xít Đức. C. kế hoãn binh của Anh ,Pháp để có thời gian chuẩn bị chiến tranh với Đức. D.Anh,Pháp,Mĩ đồng ý trao Tiệp Khắc cho Đức . Câu 59.Lực lượng nào đóng vai trò là trụ cột, quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A.Mĩ, Anh, Pháp.                                                         B.Liên Xô, Mĩ, Anh. C.Nhân dân các dân tộc bị phát xít chiếm đóng.          D.Liên Xô. Câu 60. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước phát xít,thái độ của Mĩ như thế nào? A.Hợp tác với Anh,Pháp chống lại các nước phát xít. B.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất,nên đã chủ trương đoàn kết với các  nước tư bản chống phát xít. C.Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít ,đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. D.Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.   Câu 61. Chiến thắng Mát­xcơ­va của Hồng quân Liên Xô có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A.Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B.Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức. C.Làm tổn thất nặng nề quân Đức,tạo bước ngoặt chiến tranh. D.Buộc quân Đức phải chuyển sang thế phòng ngự. Câu 62. Vai trò quan trọng nhất của các nước trong khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến  tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) thuộc về A.Liên Xô. B.quân Đồng minh,đứng đầu là Mĩ,Anh. C.nhân dân các nước Đông Âu bị phát xít chiếm đóng. D.Liên Xô,Mĩ,Anh. Câu 63. Chủ trương của Liên Xô trước những hành động xâm lược của Liên minh phát xít là A. kí với Đức, Italia Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. B. đoàn kết với các nước tư bản dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít. D. liên kết với Mĩ tấn công và tiêu diệt nước Đức. Câu 64. Thái độ của Anh và Pháp trước sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít là A. chủ động kí với Đức hiệp ước hòa bình, không xâm phạm lẫn nhau. B. kêu gọi nhân dân lao động và các lực lượng dân chủ trên thế giới đoàn kết chống chủ  nghĩa phát xít. C. liên kết với Liên Xô để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. D. thực hiện chính sách nhượng bộ, dung dưỡng cho phát xít. Câu 65. Nội dung của Hiệp ước Muyních là A. các nước tham dự hội nghị quyết định cho Xuyđét được quyền tự trị. B. Anh, Pháp sẽ không giúp Ba Lan chống lại nước Đức. C. Anh, Pháp trao vùng Xuy – đét của Tiệp Khắc cho Đức và Đức cam kết chấm dứt mọi  cuộc thôn tính ở châu Âu. D. các nước tham dự hội nghị thống nhất sẽ không tấn công Liên Xô.
  14. Câu 66. Mục đích chủ yếu nhất khiến cho Liên Xô kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm nhau  là A.có thời gian hòa bình để xây dựng lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này. B. không muốn rơi vào tình trạng cùng một lúc phải đối phó với thế lực đế quốc và phát  xít. C. để tìm đồng minh chống lại Anh, Pháp, Mĩ. D. không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh đế quốc. Câu 67. Ngày 22/6/1941, xảy ra sự kiện lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của cuộc  chiến tranh thế giới thứ 2 đó là A. Pháp đầu hàng Đức. B. Đức tấn công Liên Xô và Liên Xô tham gia chiến tranh. C. Mĩ trực tiếp tham gia chiến tranh. D. Nhật khai chiến với Mĩ, Anh. Câu 68. Sự kiện đánh dấu Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu là A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu cảng ngày 7/12/1941. B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941. C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941 D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ 11/ 12/ 1941. Câu 69. Ngày 1/ 1/ 1942 tại Oasinhtơn diễn ra sự kiện gì gắn với Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Pháp kí bản tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc, khẳng định  quyết tâm chống phát xít. B. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc kí Hiệp ước Bảo vệ Hòa bình, an ninh thế  giới . C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh kí bản Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc khẳng định  quyết tâm chống phát xít. D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp kí Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu và Bắc Mĩ. Câu 70. Chiến lược cơ bản của phát xít Đức tiến hành tấn công Liên Xô là A. khiêu khích, quấy rối để thăm dò. B. xúi giục các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết nổi dậy, rồi nhảy vào can thiệp. C. tiến hành “ Chiến tranh chớp nhoáng”, “đánh nhanh, thắng nhanh”, thực hiện yếu tố  bất ngờ. D.vận động đầu hàng. 2. Bài tập tự luận.  Bài  t   ập  1    :Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ nhất như thế nào? Cuộc kháng chiến của  nhân dân Bắc kì chống Pháp xâm lược lần thứ nhất (1873)?  Bài tập  2  .Thực dân Pháp  đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) như  thế nào? Tác động của cuộc khai thác tới tình hình kinh tế ­ xã hội Việt Nam?  Bài tập  3  .  Trình bày chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ đầu thế  kỉ XX? Em có đánh giá, nhận xét gì về ông? Bài tập 4.Vì sao Pháp đánh Đà Nẵng (1858)? Cuộc kháng chiến của quân và dân Đà Nẵng chống  Pháp diễn ra như thế nào?  Bài tập 5.  Trình bày những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918? Vì  sao Người quyết định sang phương Tây?Quá trình tìm đường cứu nước của Người có gì khác  với những nhà yêu nước đương thời. Bài tập 6. Trình bày những hoạt động cứu nước Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX? Điểm giống  và khác nhau trong con đường cứu nước của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu? Bài tập 7. Vai trò của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939­ 1945)? Bài tập8. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam (1914 – 1918) diễn ra như thế nào? đặc  điểm của giai cấp công nhân Việt Nam? Bài tập 9. Tại sao từ khi mới ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp?  Những hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong thời kì này? Bài tập 10. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) xã hội  Việt Nam có những biến đổi như thế nào?
  15. Các em nhớ: + Đọc và nắm vững các yêu cầu nội dung phần I. + Đọc kĩ  câu hỏi (tránh lạc đề). + Xác định trọng tâm câu hỏi, trả lời đúng vào trọng tâm của câu hỏi, chọn một đáp án đúng duy   nhất (đối với câu trắc nghiệm khách quan). + Phân bố thời gian làm bài cho hợp lí. + Trình bày bài khoa học, sạch sẽ, viết đúng chính tả, tránh tẩy xóa. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI THẬT TỐT!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2