intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí

  1. TRƢỜNG THPT UÔNG BÍ ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II- LỚP 10 TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2022 - 2023 Uông Bí, ngày 20 tháng 03 năm 2023 A. ĐƠN VỊ KIẾN THỨC/KĨ NĂNG – MỨC ĐỘ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Đơn vị kiến thức/ kĩ năng - Thơ văn Nguyễn Trãi (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) - Tiểu thuyết và truyện ngắn (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) - Thơ tự do (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) - Văn bản nghị luận (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) 2. Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá 2.1. Thơ văn Nguyễn Trãi Nhận biết: - Nhận biết được bối cảnh lịch sử, xã hội trong văn bản. - Nhận biết được các thể loại của nghị luận xã hội trung đại: Hịch, cáo, chiếu... - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong tác phẩm. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Thông hiểu: - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua tác phẩm. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân được gợi ra từ văn bản. - Vận dụng những hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi để đánh giá con người, thơ văn và nhứng đóng góp của ông. 2.2. Tiểu thuyết và truyện ngắn Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,...) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật,...) của tiểu thuyết và truyện ngắn. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. - Phân tích được các giá trị nội dung và yếu tố hình thức của văn bản. - Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
  2. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Phân tích, đánh giá được giá trị nội dung và một số yếu tố hình thức của tiểu thuyết và truyện ngắn. 2.3. Thơ tự do Nhận biết - Nhận biết được các giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội được thể hiện trong các bài thơ về đề tài quê hương, đất nước. - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Vận dụng những hiểu biết về tác giả để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Vận dụng cao: - Đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình. - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. 2.4. Văn bản nghị luận Nhận biết: - Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. - Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản. - Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết.
  3. - Phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh thời đại và tác giả Nguyễn Trãi để lí giải, đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn nghị luận Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. II. PHẦN VIẾT 1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội . 1.1. Nội dung kiến thức/kĩ năng: viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội về một tư tưởng đạo lí (khoảng 500 chữ). 1.2. Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. 2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện 2.1. Nội dung kiến thức/kĩ năng: viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện 2.2. Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… - Trình bày được những nội dung khái quát của truyện.
  4. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của truyện. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. 3. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ 3.1. Nội dung kiến thức/kĩ năng: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện 3.2. Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả của bài thơ. - Trình bày được những nội dung khái quát của bài. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của bài thơ. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong bài thơ) Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức bài thơ. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. 4. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học 4.1. Nội dung kiến thức/kĩ năng: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học 4.2. Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu:
  5. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Bài 5. Thơ văn Nguyễn Trãi I. Kiến thức ngữ văn 1. Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội với việc đọc hiểu tác phẩm văn học - Đọc hiểu tác phẩm luôn gắn liền với việc vận dụng kiến thức về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thời kì nhà văn sống với những sự kiện, các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hoá đã tác động trực tiếp và gián tiếp tới sáng tác của nhà văn và được phản ánh một cách sâu sắc trong các tác phẩm của họ. Nhiều vấn đề trong các tác phẩm văn học chỉ có thể cắt nghĩa được khi vận dụng các tri thức về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội vào việc đọc hiểu tác phẩm đó. - Thời đại Nguyễn Trãi là thời đại đau thương và quật khởi. Đau thương bởi sau hơn bốn thế kỉ độc lập, tự chủ (từ năm 938 đến 1407), dân tộc ta lại rơi vào thảm hoạ mất nước, chịu sự thống trị tàn bạo của giặc Minh xâm lược. Quật khởi bởi đây là giai đoạn truyền thống yêu nước, anh hùng được trỗi dậy và phát huy mạnh mẽ, mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – cuộc khởi nghĩa gian khổ bậc nhất, thắng lợi huy hoàng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945. - Nguyễn Trãi là người sống hết mình với thời đại, có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi dân tộc giành lại quyền độc lập, tự chủ. 2. Nghị luận xã hội trung đại - Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng các thể văn như: chiếu, hịch, cáo, thư,..., phản ánh những vấn đề chính trị, xã hội và có giá trị nghệ thuật cao. Chiếu, cáo thường để ban bố trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia; thư dùng để trao đổi, thuyết phục người khác trong công việc. Các bài nghị luận xã hội trung đại có một số đặc điểm nổi bật sau đây: - Là thể văn tổng hợp “văn, sử, triết bất phân", có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết; bài văn vừa có tính thuyết phục, vừa giàu màu sắc biểu cảm. Văn nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng. - Trong nhiều bài nghị luận xã hội trung đại, vai trò của người viết rất đặc biệt, tác giả thường là các bậc vua, chúa, thủ lĩnh hoặc được vua, chúa, thủ lĩnh uỷ nhiệm soạn thảo
  6. các văn bản. Các tác giả được uỷ thác thường là những nhà văn hoá lỗi lạc hoặc có địa vị, uy tín cao trong triều đình và xã hội. Văn bản nghị luận do họ soạn thảo không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm của các bậc vua, chủa, thủ lĩnh, đại diện cho tư tưởng thời đại, ý chỉ, khát vọng của cả quốc gia, dân tộc, mà còn chứa đựng trí tuệ, tình cảm và tài năng văn chương của mỗi người. 3. Thơ Nôm Đƣờng luật thất ngôn xen lục ngôn - Thơ Nôm thất ngôn xen lục ngôn là sự sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở kế thừa thơ Đường luật. Theo các tư liệu hiện còn thì thể thơ này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Điều đó cho thấy ông là người xây dựng thành công một thể thơ mới theo hướng dân tộc và tập thơ Nôm của ông được đánh giá là thành tựu lớn của thơ ca tiếng Việt. - Việc xuất hiện các câu lục ngôn (sáu chữ) xen kẽ các câu thất ngôn (bảy chữ) phá vỡ ít nhiều kết cấu của thơ Đường luật thất ngôn, tạo nên các điểm nhấn về cảm xúc, suy tư, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu,... góp phần mở ra thời kì mới cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt. 4. Biện pháp liệt kê - Liệt kê là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn văn để tạo nên một ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần. - Xét theo cấu tạo, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo từng cặp hoặc không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo kiểu tăng tiến hoặc không tăng tiến. II. Đọc 1. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp 1.1. Tìm hiểu chung về hoàn cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Trãi: - Thời đại: đau thương và quật khởi, đất nước bị giặc Minh xâm lược. - Truyền thống yêu nước trỗi dậy mãnh liệt, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. - Nguyễn Trãi là người đóng góp lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và xây dựng đất nước sau chiến thắng giặc Minh. 1.2. Văn bản a. Nội dung * Nguyễn Trãi – ngƣời anh hùng dân tộc: - Sinh năm 1380, hiệu Ức Trai. Quê gốc: Chi Ngại, Phượng Sơn, Lạng Giang (Chí Linh, Hải Dương ngày nay. - Sinh sống trong thời đại đau thương quật khởi của lịch sử dân tộc. - Xuất thân: gia đình có truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và văn học. - Cuộc đời: gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và công cuộc xây dựng đất nước; chịu những bi kịch đau thương trong cuộc đời. - Cuộc đời Nguyễn Trãi luôn gắn bó với số phận của dân tộc; có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các tác phẩm của ông là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền văn hóa, văn học mới.
  7. * Nguyễn Trãi – nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất: - Nhà văn hóa kiệt xuất: Nguyễn Trãi có đóng góp trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học...; có công lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn; giúp Lê Lợi mở kì thi, lựa chọn nhân tài phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước dài lâu; có kế hoạch mới mẻ về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử... - Nguyễn Trãi - nhà văn, nhà thơ, người có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn học dân tộc: + Đặc sắc nội dung thơ văn Nguyễn Trãi: thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. + Con người Nguyễn Trãi qua thơ văn: Người con hiếu thảo, một người bạn chân tình; Con người luôn nâng niu gắn bó với quê hương, đất nước; yêu thiên nhiên, sống chan hòa với tạp vật; tình yêu người sâu sắc, đau đáu hướng về cuộc đời. + Đóng góp nghệ thuật trong thơ văn: là nhà văn chính luận kiệt xuất, ông đã đưa thể nghị luận trung đại đạt đến độ hoàn thiện; đạt được những thành công lớn trong thể phú, tiêu biểu với tác phẩm Phú núi Chí Linh; số lượng tác phẩm thơ ca đồ sộ, trình độ nghệ thuật mẫu mực, thế giới thẩm mĩ phong phú, hình ảnh bình dị, dân dã. b. Nghệ thuật: Cách trình bày văn bản khoa học, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. c. Ý nghĩa Cuộc đời và những đóng góp của Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, tấm gương hi sinh, hết lòng vì dân, vì nước. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Những bài học được đúc kết từ cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn còn nguyên tính thời sự trong thời đại ngày nay. 2. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) 2.1. Tìm hiểu chung - Hoàn cảnh ra đời: Đầu những năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước. - Thể loại: cáo, lối văn biền ngẫu 2.2. Văn bản a. Nội dung - Luận đề chính nghĩa: nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc. - Bản cáo trạng tội ác được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc nên lời văn gan ruột, thống thiết; chứng cứ đầy sức thuyết phục. - Quá trình kháng chiến và chiến thắng: hình ảnh đạo quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chiến đấu bằng sức mạnh của dân mà nổi bật là hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh.
  8. - Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng. b. Nghệ thuật Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê; giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng. c. Ý nghĩa Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình. 3. Gƣơng báu khuyên răn – bài 43 (Nguyễn Trãi) 3.1. Tìm hiểu chung - Xuất xứ: là bài thơ Nôm Đường luật số 43, nằm trong mục Gương báu răn mình (61 bài) của tập thơ Quốc âm thi tập. - Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả. 3.2. Văn bản a. Nội dung - Vẻ đẹp rực rỡ của búc tranh thiên nhiên + Mọi hình ảnh đều sống động: hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. + Mọi màu sắc đều đậm đà: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng. - Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”, tấp nập; chống lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn. Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả. - Niềm khát khao cao đẹp + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. + Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. b. Nghệ thuật - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. - Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,… c. Ý nghĩa Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè. III. Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội 1. Định hƣớng Kiểu bài nghị luận xã hội đã được học ở bài 1. Trong bài này, học sinh tiếp tục được rèn luyện viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí cần chú ý:
  9. + Lựa chọn một vấn đề tư tưởng, đạo lí nổi bật trong đời sống xã hội để làm đề tài cho bài nghị luận. + Nên tìm tòi các vấn đề tư tưởng, đạo lí có tính thời sự và liên quan đến thế hệ trẻ. + Tìm hiểu kĩ vấn đề được lựa chọn, xác định nội dung cần trình bày. + Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết. + Xác định rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận vấn đề đã nêu. 2. Thực hành a. Chuẩn bị Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề: - Về nội dung - Về thao tác nghị luận - Về phạm vi dẫn chứng b. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi làm sáng tỏ yêu cầu đề bài. - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần. c. Viết - Dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn. - Cần chú ý: Bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở phần mở bài; cái ví dụ (bằng chứng) phải đúng, tiêu biểu và phong phú; lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với vấn đề nghị luận. d. Kiểm tra và chỉnh sửa Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục định hướng và dàn ý để phát hiện và sửa lỗi. Bài 6. Tiểu thuyết và truyện ngắn I. Kiến thức ngữ văn 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn Tiểu thuyết và truyện ngắn đều thuộc loại tác phẩm truyện. - Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Tiểu thuyết có nhiều loại, ở bài 5 tập trung vào tiểu thuyết chương hồi - Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý. 2. Điểm nhìn nghệ thuật, ngƣời kể chuyện hạn tri, ngƣời kể chuyện toàn tri. - Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật . - Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện
  10. nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật,…bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện. Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể. Tuy nhiên, điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác. - Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật. Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nói trực tiếp, gẫn gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri. 3. Biện pháp tu từ chêm xen Chêm xen là biện pháp tu từ, theo đó, tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn. II. Đọc 1. Kiêu binh nổi loạn (Ngô gia văn phái) 1.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - a văn ph là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20 , trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. b. Tác phẩm - Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi - o n h t thốn ch phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn nhs lên ngôi vua (1802). c. Đoạn trích - Đoạn trích “ iêu binh nổi loạn” là hồi thứ hai của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” , kể lại chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Báo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. 1.2. Văn bản a) Nội dung: - Trịnh Tông cùng đám đầu bếp, gia thần khích động binh lính nổi loạn - iêu binh tụ họp, bàn bạc, hưởng ứng, bầu Bằng Vũ làm chủ mưu, cùng nhau uống máu ăn thề. - Quận Huy biết tai họa sắp xảy ra nhưng không phòng bị; kiêu binh xông vào nội phủ, Quận Huy liều chết chống lại, bị giết.
  11. - iêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi chúa; kiêu binh đốt phá dinh thự của Quận Huy, thừa thế hoành hành trả thù riêng, gây náo động cả kinh thành. b) Nghệ thuật: - Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. c) Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích “ iêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền. 2. Ngƣời ở bến sông Châu (Sƣơng Nguyệt Minh) 2.1. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Sương Nguyệt Minh sinh năm 1958. Bản thân từng là một người lính. Ông viết văn bằng sự trải nghiệm và thể nghiệm của một con người đi ra từ cuộc chiến. - Phong cách sáng tác: lịch lãm, tài hoa, tinh tế trên mỗi trang văn. b) Tác phẩm: - Truyện ngắn ười về bến sông Châu được nhà văn Sương Nguyệt Minh sáng tác năm 1997. - Bối cảnh: Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Chiến tranh đã lấy của cô tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu… 2.2. Văn bản a) Nội dung: - Truyện ngắn là góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh, trong đó đặc biệt là nhân vật dì Mây, cô vừa trải qua chiến tranh khắc nghiệt, lỡ chuyến đò, lỡ người mình yêu, mất đi người chị, nhưng dì vẫn sống đầy nhân ái, yêu thương và bao dung. - Ra khỏi cuộc chiến còn gặp tình huống trớ trêu éo le song với bản lĩnh phi thường, với tấm lòng nhân hậu cao cả và sự hi sinh thầm lặng, dì Mây đã vượt lên để thực sự sống có ích cho cuộc đời. Hình ảnh dì Mây nhận nuôi và ru bé Cún ở cuối tác phẩm để lại sự day dứt, thương xót cho người đọc. b) Nghệ thuật: - Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. - Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình. - Truyện ngắn hiện đại với cách kể chuyện linh hoạt (người kể chuyện toàn tri); tình huống kịch tính, hấp dẫn; nghệ thuật miêu tả cảnh và tâm lí tinh tế; nhiều hình ảnh có nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, giàu cảm xúc… c) Ý nghĩa văn bản: Truyện ngắn phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần.
  12. Giáo dục thế hệ sau cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc. 3. Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) 3.1. Tìm hiểu chung - La Quán Trung (1330? – 1400?), người có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc. - Hồi trống Cổ Thành thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với người anh em. 3.2. Văn bản a) Nội dung: - Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung. (Phân tích thái độ, lập luận, lối suy diễn, hành động của Trương Phi đối với Quan Công). - Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế “tình ngay lí gian”; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa. (Phân tích thái độ, lí lẽ và hành động của Quan Công nhằm minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa). b) Nghệ thuật: - Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính. - Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. c) Ý nghĩa văn bản: đề cao lòng trung nghĩa. III. Viết: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. 1. Định hƣớng - Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. - Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. - Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện. - Cần lưu ý khi viết: + Xác định tõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu. + Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề. + Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. + Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. 2. Quy trình viết a. Chuẩn bị - Xác định yêu cầu cần thực hiện của đề. - Xem lai phần kiến thức ngữ văn, đọc lại kiến thức liên quan đến vấn đề. - Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. b. Tìm ý và lập dàn ý:
  13. - Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần phân tích, đánh giá. - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần. c. Viết - Viết bài theo dàn ý đã lập. - Chú ý: bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài; các ví dụ (bằng chứng) lấy từ truyện phải phù hợp; lời văn trong sáng thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với vấn đề được phân tích. d. Kiếm tra và chỉnh sửa - Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục “Định hướng” và dàn ý ở trên để phát hiện và sửa lỗi. Bài 7. Thơ tự do I. Kiến thức ngữ văn 1. Thơ tự do. Thơ tự do khác với thơ cách luật, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, … Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do là thơ có phân dòng. Bài thơ tự do có thể là sự kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau hoặc tự do hoàn toàn. Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được những khía cạnh. mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. 2. Nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, … trong bài thơ. Đó là một người hoặc một giọng nào đó nói với người đọc những cảm nhận, rung động, suy tư, … của bản thân về con người và cuộc sống. Nhân vật trữ tình “là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản” (Từ điển thuật ngữ văn học’), nhưng không đồng nhất giản đơn với tác giả. 3. Hình ảnh, ngôn từ và cảm hứng chủ đạo. - Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy, …) và các biện pháp tu từ gợi cho người đọc cảm nhận về bức tranh đời sống thông qua các giác quan (thị giác, thính giác, …); giúp nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ. - Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đây, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng anh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng… 4. Các biện pháp tu từ. Có thể chia các biện pháp tu từ đã học thành hai nhóm: - Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ liên tưởng, bao gồm: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá. Đặc điểm của các biện pháp tu từ này là thông qua hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời của từ ngữ để làm nên hiệu lực biểu đạt. - Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ kết hợp, bao gồm: điệp ngữ, đảo ngữ, liệt kê, nói quá, n ói giảm nói tránh. Đặc điểm của các biện pháp tu từ này là thông qua sự phối hợp, sắp xếp từ ngữ và các yếu tố ngữ âm để tạo ra những ý nghĩa bổ sung có hiệu quả cao.
  14. II. Đọc 1. Đất nƣớc (Nguyễn Đình Thi) 1.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924- 2003); quê ở Hà Nội. Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng. - Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ rất đa tài và ông đã sáng tác được nhạc và làm thơ, viết tiểu thuyết và kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào thì ông cũng có những đóng góp rất đáng trân trọng. b. Tác phẩm - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ đã được sáng tác trong một thời gian dài (1948-1955). Bài thơ có đoạn đã lấy từ hai bài thơ “S n m t tron như s n năm xưa” (1948) và “Đ m m tt n ” (1949) đến năm 1955 thì Nguyễn Đình Thi đã viết thêm ở phần sau “Ô nhữn c nh…” - Là một trong bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám đã viết về đề tài đất nước. 1.2. Văn bản a) Nội dung: - Cảm xúc về đất nước được khơi nguồn từ một buổi sáng mùa thu. Mùa thu “chớm lạnh với gió heo may thổi đầy trên “phố dài”. Đó là hình ảnh người chiến sĩ dứt áo “ra đi đầu không ngoảnh lại”, quyết tâm chiến đấu vì hòa bình và hạnh phúc. - Mùa thu mới nơi Việt Bắc nay đã khác, con người đã có thể hiên ngang đứng “giữa núi đồi” để ngân để ngân vang bài ca chiến thắng. Tiếng “nói cười”, tiếng hát, như hòa cùng núi sông “xanh biếc”. Mùa thu của hôm nay mở ra tương lai của đất nước tươi đẹp, hứa hẹn những đột phá ở phía trước. - Sau những xúc cảm về mùa thu của đất nước, tác giả hồi tưởng lại quãng thời gian đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt, hào hùng. Đó là đất nước với những con người bất khuất, dũng cảm, chiến đấu hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc. Đất nước đau thương trong chiến tranh, Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi. - Cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến mừng vui, hạnh phúc. Cảm xúc suy tư của tác giả về đất nước: gần gũi và thiêng liêng, trang trọng và vĩ đại và anh hùng. b) Nghệ thuật: - Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm.Nhịp điệu và hình ảnh của thơ sáng tạo; ngôn ngữ thơ lắng đọng và cô đúc; sử dụng sáng tạo và phong phú với các biện pháp tu từ. - Thơ giàu cảm xúc, kết tinh chất trí tuệ của Nguyễn Đình Thi khi viết về nhân dân, đất nước. c) Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm đã khắc chạm thành công một tượng đài kì vĩ bằng thơ về con người Việt Nam: vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ, sức vươn dậy thần kì của dân tộc Việt Nam. 2. Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
  15. 2.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - Trần Đăng hoa sinh năm 1958. Quê Hải Dương. - Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. b. Tác phẩm Bài thơ Lính đảo h t tình ca tr n đảo được nhà thơ Trần Đăng hoa viết năm 1982, khi là anh lính hải quân cùng đồng đội ở ngoài Trường Sa sóng nước. c. Đoạn trích 2.2. Văn bản a) Nội dung: - Cuộc sống của những người lính trên quần đảo Trường Sa: thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ là những anh chàng trọc đầu… nhưng tâm hồn thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, nhiều nỗi nhớ niềm thương. - Cuộc sống thiếu thốn về vật chất và tình cảm, chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim. b) Nghệ thuật: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ nhớ, dễ hiểu. Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc. c) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ khắc họa hiện thực cuộc sống khốn khổ, khó khăn của những người lính nơi đảo xa. Đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu tổ quốc, vượt lên trên khó khăn của họ. 3. Đi trong hƣơng tràm (Hoài Vũ) 3.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - Hoài Vũ sinh năm 1935. Quê quán: Quảng Ngãi - Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha - Tác phẩm chính: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc… b. Tác phẩm: in trong “Tuyển tập thơ Việt Nam” 3.2. Văn bản a) Nội dung: - hung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng cùng ước mơ khát vọng của con người sông nước. - Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau. Hương tràm kết nối, nâng đỡ tâm hồn, cảm xúc của họ. - Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm mang đậm hương vị đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương. Nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình. - Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh. b) Nghệ thuật: - Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả. - Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha. c) Ý nghĩa văn bản:
  16. Bài thơ như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Vẻ đẹp của tình yêu đó được gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước. 4. Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên) 4.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Chu Thùy Liên sinh năm 1966. Quê quán: huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. - Tốt nghiệp đại học sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên. b. Tác phẩm Mùa hoa mận được viết vào tháng chạp năm 2006, trích trong tập Thuyền đu én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. 4.2. Văn bản a) Nội dung: - Bức tranh mùa xuân mang vẻ đẹp bình yên ở bản làng Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hòa cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng. - Tình cảm những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung. - Tình cảm tha thiết, khắc khoải của nhân vật trữ tình với quê hương. b) Nghệ thuật: - Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí sôi nổi - Hình ảnh giản dị, gần gũi, thân thuộc. - Ngòi bút miêu tả tinh tế, tài hoa. - Bài thơ mang âm hưởng vừa yêu đời, vừa nhẹ nhàng lại vừa trầm lắng, tha thiết. c) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương của những người con đi xa quê khi nhìn thấy hoa mận nở rộ. Qua đó gửi gắm tình yêu thương và trân trọng của tác giả với con người, cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. III. Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. 1. Định hƣớng - Phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ đó. - Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. - Tác phẩm thơ thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của thơ. hi đánh giá, có thể nêu cả các hạn chế cũng như những điều tâm đắc, những phát hiện riêng của bản thân về tác phẩm thơ. - Cần lưu ý khi viết: + Đọc kĩ tác phẩm thơ, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra các giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ.
  17. + Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng từ tác phẩm thơ cho mỗi luận điểm. + Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thr hiện trong tác phẩm thơ. + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của tác giả, về giá trị, sự tác động của tác phẩm thơ đới với người đọc cũng như bản thân em. 2. Quy trình viết a. Chuẩn bị - Xác định yêu cầu cần thực hiện của đề. - Đọc kĩ đoạn thơ; chú ý vị trí của đoạn thơ, thể thơ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ; các hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng… b. Tìm ý và lập dàn ý: - Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần phân tích, đánh giá. - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần. c. Viết - Viết bài theo dàn ý đã lập. - Chú ý nêu rõ cảm nhận, ý kiến của bản thân về vẻ đẹp của đoạn thơ; diễn đạt có cảm xúc trung thực, không sao chép văn mẫu; dùng từ ngữ chính xác và viết đúng chính tả, ngữ pháp… d. Kiếm tra và chỉnh sửa - Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục “Định hướng” và dàn ý ở trên để phát hiện và sửa lỗi. Bài 8. Văn bản nghị luận I. Kiến thức ngữ văn 1. Cách sắp xếp, trình bày luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng. - Trong văn bản nghị luận, luận đề là quan điểm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của bài viết. - Luận điểm nhằm triển khai làm rõ cho luận đề; số luận điểm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào dung lượng và nội dung của vấn đề. Mỗi luận điểm thường được trình bày bằng một câu khái quát và được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ, dẫn chứng. - Cách sắp xếp, trình bày các yếu tố trên thể hiện bố cục và trình tự, thứ bậc (kết cấu) của hệ thống ý trong bài nghị luận; giúp cho bài viết rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục cao. 2. Tác phẩm văn học và người đọc. - Tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của nhà văn, là đối tượng tiếp nhận của người đọc. - Thông qua hoạt động tiếp nhận, người đọc không chỉ nhận ra cái hay, cái đẹp (hoặc chưa hay, chưa đẹp) về nội dung, nghệ thuật của văn bản mà còn hiểu biết thêm về cuộc sống và chính mình. Các hoạt động tiếp nhận thường bao gồm: đọc văn bản, tưởng tượng, tái tạo thế giới hình tượng; tìm kiếm, kết nối thông tin trong và ngoài văn bản để phân tích, đánh giá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm cũng như bổ sung các ý nghĩa từ vốn sống, trải nghiệm của người đọc và bối cảnh thời đại;…
  18. 3. Sửa lỗi về đoạn văn và văn bản. - Văn bản phải có tính mạch lạc (liên kết về mặt nội dung) và tính liên kết (liên kết về mặt hình thức). - Để bảo đảm tính mạch lạc, các phần, các đoạn văn, các câu trong văn bản đều phải phục vụ chủ đề chung của văn bản và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Để bảo đảm tính liên kết, mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn văn, các phần trong văn bản phải được thể hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp. Các lỗi thƣờng gặp về đoạn văn và văn bản là: - Lỗi về mạch lạc: + Các câu của đoạn văn (hoặc các đoạn văn, các phần trong văn bản) không nói về cùng một chủ đề + Các câu của đoạn văn (các phần, các đoạn văn trong văn bản) mâu thuẫn với nhau. + Các câu của đoạn văn (các phần, các đoạn văn trong văn bản) không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Lỗi về liên kết: Biểu hiện của lỗi này là người viết không sử dụng phương tiện liên kết giữa các câu trong một đoạn văn (các phần, các đoạn văn trong văn bản) hoặc sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp. II. Đọc 1. Bản sắc là hành trang (Nguyễn Sĩ Dũng) 1.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - Nguyễn Sĩ Dũng, sinh năm 1955 tại Thanh Chương, Nghệ n.Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng nh loại xuất sắc, ông được giữ lại làm nghiên cứu sinh về Giáo dục học. - Nguyễn Sĩ Dũng có chức danh là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhưng trong lòng công chúng, ông còn là một nhà phản biện xã hội lúc nào cũng khúc chiết, trí tuệ và đầy tâm huyết, những tâm sự, những luận điểm nóng hổi, tính thời sự của ông thậm chí còn được một số cơ quan báo chí đưa ra thành diễn đàn để đông đảo độc giả cùng bàn luận. b. Tác phẩm - Trích trong “Những nghịch lí của thời gian” năm 2011 - Thể loại: nghị luận 1.2. Văn bản a) Nội dung: - Tác giả đưa ra một khái niệm mới mẻ về hội nhập: “Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển"”. Nhấn mạnh việc hòa nhập chứ không hòa tan. - Trình bày luận điểm “Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi dân tộc người khác trên thế giới". - Phần kết luận tác giả tổng kết và nhấn mạnh về việc tiếp thu văn hóa nhân loại là trách nhiệm của mỗi cá nhân. b) Nghệ thuật: - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, lí lẽ thuyết phục.
  19. - Luận điểm rõ ràng, liên kết chặt chẽ c) Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên tầm quan trọng của bản sắc đối với mỗi quốc gia; đồng thời đem đến thông điệp: Giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam để tạo ra những nét độc đáo riêng cho dân tộc là phương châm và hành động của mỗi cá nhân. 2. Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) 2.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Chu Văn Sơn (1962 – 2019) quê ở Thanh Hóa. - Gương mặt tiêu biểu của thế hệ nghiên cứu phê bình văn học trưởng thành vào những năm 1990. - Phong cách nghệ thuật: phóng khoáng, cởi mở, giọng văn êm dịu, ngôn ngữ lịch lãm… - Tác phẩm chính: Hàn Mặc Tử, văn chương và dư luận; ba đỉnh cao thơ mới; Tự tình cùng cái đẹp b. Tác phẩm - Xuất xứ: rút ra từ tập sách “Thơ, điệu hồn và cấu trúc” xuất bản năm 2007 - Thể loại: Văn bản nghị luận văn học 2.2. Văn bản a) Nội dung: - Giới thiệu vấn đề: cái thần của mùa thu được phản ánh qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. - Các luận điểm của văn bản: + Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. + Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất. + hông gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận. + Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng. - Câu hỏi tu từ cuối bài: hơi gợi trí tưởng tượng của người đọc + Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ, luận giải về ý nghĩa của bài thơ, của tiêu đề bài viết. + Bộc bạch sự thấu cảm của người viết với những tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) của thi hào Nguyễn Khuyến. b) Nghệ thuật: - Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ. Các luận điểm, luận cứ được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài. - ết hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận) một cách khéo léo. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm. c) Ý nghĩa văn bản: Bài viết là những suy cảm của Chu Văn Sơn về cái thần thái của mùa thu nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện qua bài Thu vịnh, về tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến. 3. Đừng gây tổn thƣơng (Ca-ren Ca-xây)
  20. 3.1. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Tác giả Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947, là tác giả Mỹ nổi tiếng chuyên về tâm lí và nghệ thuật sống. b. Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản Đừng gây tổn thươn trích trong tác phẩm Kh ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay. - Thể loại: Văn bản nghị luận. 3.2. Văn bản a) Nội dung: - Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi “Đừng bao giờ khiến n ười khác tổn thươn ư? Dẫn ra vấn đề: chúng ta khó để biết được mình đã gây tổn thương cho người khác chưa. - Phân tích, giải thích, chứng minh làm rõ các tình huống, biểu hiện và tác hại của việc gây tổn thương cho người khác, nhất là bằng lời nói. - Đưa ra một giải pháp, từ đó, hình thành thói quen tốt trong giao tiếp: Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai. Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng. b) Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. - Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt sáng tạo. c) Ý nghĩa văn bản: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác. III. Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. 1. Định hƣớng - Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung (đề tài, cảm hứng…), hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,…). - Ngoài yêu cầu cơ bản đã nêu ở bài 6, HS cần chú ý thêm một số điểm sau: + Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời… + Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. 2. Quy trình viết a. Chuẩn bị - Xác định yêu cầu cần thực hiện của đề. - Xác định yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cần phân tích. b. Tìm ý và lập dàn ý: - Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần phân tích, đánh giá. - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần. c. Viết - Viết bài theo dàn ý đã lập. - Lưu ý:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2