intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học phần Chính trị và Chính sách công

Chia sẻ: Nguyễn Đức Mạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học phần Chính trị và Chính sách công gồm các nội dung chính như sau: Vai trò của Đảng chính trị đối với chính sách công; hái niệm chính trị, chính sách công, sự khác biệt giữa chính trị và chính sách công; đặc điểm cơ bản của chính sách công;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học phần Chính trị và Chính sách công

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Mạnh Mã số sinh viên: 2105QLNH-19 Lớp khóa: 2105QLNH-K21 Quảng Nam, 2024 LỜI MỞ ĐẦU
  2. Kính chào mọi người! Đề cương này mình soạn với mục đích ôn tập cho bản thân. Nếu mọi người thực sự cần hãy cứ sử dụng tài liệu này làm tài liệu tham khảo nhé! Do kiến thức của mình còn hạn chế, nên đôi khi đề cương không thể tránh những sai sót, nên đề cương chỉ mang tính chất tham khảo. Mình rất mong mọi người có thể đóng góp ý kiến, nhằm giúp mình có thể bổ sung kiến thức và hoàn thiện đề cương hơn. (Zalo:0935498242) Trân trọng và cảm ơn mọi người rất nhiều! “Khó khăn nhất là quyết định hành động; phần còn lại chỉ đơn thuần là sự kiên trì.” - Amelia Earhart -
  3. MỤC LỤC
  4. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Câu 1: Khái niệm chính trị, chính sách công, sự khác biệt giữa chính trị và chính sách công; vai trò của nhà lãnh đạo chính trị và các công chức hành chính trong chu trình chính sách công; ý nghĩa nghiên cứu mối quan hệ chính trị và chính sách công. * Khái niệm chính trị: Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, là toàn bộ các hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, và các quốc gia về vấn đề giành giữ tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước, là sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước và xã hội, là hoạt động thực tiễn của của giai cấp của Đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. * Khái niệm chính sách công: Chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. * Sự khác biệt giữa chính trị và chính sách công: a. Về mặt pháp lý: Chính sách công mang tính nhà nước: - Tính công cộng: phục vụ mục tiêu công, vì nhân dân, nên chỉ phục vụ cho đối tượng thụ hưởng. - Tính hành động thực tiễn: căn cứ vào các vấn đề hành động và gắn với thực tiễn. - Tính hệ thống: không có tính thống nhất, chỉ có tính hệ thống trong các chính sách. - Tính kế thừa lịch sử. - Tính gắn với một quốc gia cụ thể. - Chính sách công buộc là chủ thể là nhà nước. Chính trị chủ thể có thể là nhà nước hoặc không phải nhà nước. 4
  5. - Xét theo yếu tố hoạt động; chính sách công luôn phụ thuộc theo luật pháp của nhà nước. Chính trị theo chủ thể, kỷ luật riêng của một tổ chức chính trị nào đó. - Quá trình hình thành: CSC theo quy định. Chính trị có thể chưa rõ ràng chưa có giai cấp thống trị. - Chính sách công vì lợi ích của cả cộng đồng. Chính trị phục vụ lợi ích (cá nhân, cộng đồng). - Chính trị xét về sự xuất hiện của chính trị trong lịch sử nhân loại: Chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Sụ xuất hiện đó lại liên quan chặt chẽ đến vấn đề tư hữu tư liệu sản xuất – tư hưu những của cải dư thừa của xã hội – cũng tức là liên quan đến hoạt động kinh tế. Để bảo vệ cho sự tư hữu về tư liệu sản xuất đó, những tầng lớp “trên” của xã hội đã tổ chức ra nhà nước nhằm mục đích cưỡng chế các tầng lớp xã hội khác. Như vậy chính trị xuất hiện trong lịch sử xuất phát từ kinh tế. b. Về mặt thực tiễn - Chính sách công ra đời nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, trong cơ chế thực hiện quyền lực các thiết chế chính trị khác nhau luôn tác động hoặc gây áp lực lên quá trình ban hành chính sách của nhà nước, vì vậy chính sách công luôn là sản phẩm đầu ra của hệ thống chính trị. - Chính sách công giải quyết vấn đề liên cộng đồng, Chính trị giải quyết vấn đề quyền lực. - Chính sách công luôn bị ảnh hưởng và định hướng của chính trị (chính sách công là sản phẩm đầu ra của hoạt động chính trị). - Chủ thể, đối tượng chính sách công và chính trị. * Vai trò của nhà lãnh đạo chính trị và công chức hành chính trong chu trình chính sách công. Khái niệm Nhà lãnh đạo chính trị: “là kíp người cùng với người đứng đầu, nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của chính Đảng, giai cấp, dân tộc trong những thời kì nhất định, là người có ý thức về sứ mệnh chính trị, có tri thức, kinh nghiệm chính trị, và nghệ thuật hoạt động chính trị”. Khái niệm Công chức hành chính: “là một bộ phận của công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước”. 5
  6. Khẳng định: Nhà lãnh đạo chính trị, Công chức hành chính có vai trò rất quan trọng trong chu trình chính sách công, là nhân tố quyết định hiệu quả và khả thi của các chính sách trong chu trình chính sách công. Vai trò của được thể hiện cụ thể trong các giai đoạn của chu trình chính sách công: - NLĐCT và CCHC có vai trò trong hoạch định chính sách công. + Đưa ra ý tưởng chính sách, có tham gia vào quá trình hội thảo khoa học để cùng với nhà nước thống nhất để hoạch định chính sách. + Đóng góp tham mưu về mục tiêu của chính sách, biện pháp và các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội. + Giúp cơ quan Nhà nước thuyết phục và kết nối các cơ quan tổ chức để đảm bảo tính khả thi của chính sách. + Có tham gia vào phân tích, dự báo chính sách. - NLĐCT và CCHC có vai trò thực hiện chính sách: + Tham gia vào việc xây dựng, triển khai thực hiện chính sách. + Tuyên truyền chính sách tới các người dân bằng các hình thức khác nhau. + Đóng góp các ý kiến trong quá trình điều chỉnh chính sách. + Tham mưu vào việc phân bố nguồn lực, tài chính để thực hiện chính sách. + Tham gia vào quá trình tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách. - NLĐCT và CCHC có vai trò trong đánh giá chính sách: + Cùng với nhà nước xây dựng kế hoạch, nội dung đánh giá chuẩn bị các điều về nhân lực và vật lực để phục vụ cho công tác đánh giá. + Cùng với nhà nước xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xác định, hình thức, cách thức đánh giá phương pháp. + Tham gia vào quá trình đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi, tính đáp ứng của chính sách, tìm ra các nguyên nhân hạn chế đưa ra các giải pháp để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách tiếp theo. - NLĐCT và CCHC có vai trò trong việc phân tích chính sách: 6
  7. + Tham gia vào quá trình xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để phân tích chính sách. + Tham gia vào quá trình phân tích: chuẩn bị các loại tài liệu để phân tích… + Đôn đốc quá trình phân tích chính sách, thông qua phân tích kiểm tra mục tiêu, từ đó đưa ra giải pháp để điều chỉnh mục tiêu. + Xác định thời cơ, thách thức, quá trình, yếu tố trong quy trình hoạch định, thực thi chính sách. + Hoàn thiện kết quả phân tích trước khi công bố chính sách. * Ý nghĩa nghiên cứu mối quan hệ giữa chính trị và chính sách công Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính trị và chính sách công có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát và đúng đắn về mối giữa chính trị và chính sách công; góp phần tìm ra những hạn chế, giải pháp nhằm cũng cố và phát triển mối quan hệ giữa chính trị và chính sách công. Câu 2: Đặc điểm cơ bản của chính sách công; Tại sao nói: Đường lối chính trị quyết định chính sách công. * Đặc điểm cơ bản của chính sách công: Chính sách công mang trong mình những đặc điểm sau: - Chính sách công mang tính cộng đồng. - Chính sách công mang tính hệ thống, đồng bộ. - Chính sách công mang tính ổn định và tương đối. - Chính sách công vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước, vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội. * Tại sao nói: Đường lối chính trị quyết định chính sách công Bởi vì Chính sách công là tập hợp những quyết định liên quan đến nhau do nhà nước ban hành, đó là những mục tiêu và giải pháp nhằm giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng nhất định; bất cứ một chính sách nào đó của Nhà nước cũng đều mang tính chính trị, có nghĩa là nó phải căn cứ vào đường lối chính trị và tư tưởng lãnh đạo của Đảng cầm quyền, nhằm phục vụ đường lối và tư tưởng đó. 7
  8. Câu 3: Vai trò của Đảng chính trị đối với chính sách công và ngược lại sự tác động của chính sách công với Đảng chính trị. * Vai trò của Đảng chính trị đối với chính sách công. - Tham gia vào chu trình chính sách, tổ chức bộ máy, đường lối nhân sự, đường lối nghị quyết. - Tư vấn định hướng chính sách (nội dung, hình thức, biện pháp, mục tiêu...). - Kiểm tra giám sát, đánh giá, phân tích, thực thi (tính hiệu quả - khả thi, tính đáp ứng, kết quả/ chi phí). - Phân chia lợi ích (nhà nước, nhân dân, các tổ chức đảng phái). - Huy động nguồn lực tham gia thực hiện chính sách (con người, vật chất, trang thiết bị, tài chính…) - Quan tâm coi trọng cán bộ trong cơ quan tham mưu tư vấn chính sách (chế độ chính sách, động viên về vật chất tinh thần). * Sự tác động trở lại của chính sách công đối với Đảng chính trị a. Tác động tích cực Sự hiện diện của chính sách công trong đời sống xã hội với những đặc điểm trên đây cho thấy chính sách công là một phương tiện quản lý có liên quan mật thiết đến sự vận động theo định hướng của cả hệ thống. Chính sách công vừa củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị, vừa thể hiện sự thống nhất giữa nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân với ý chí chính trị của nhà nước (qua mục tiêu chính sách và chất lượng chính sách). - Giúp Đảng nắm rõ tình hình chính sách, giúp điều chỉnh lại chính sách một cách kịp thời. - Giúp Đảng kiểm soát và phân bổ được nguồn lực cho việc làm chính sách, thúc đẩy sự phối hợp trong các tổ chức Đảng, đoàn thể. - Chính sách công hiệu quả => đánh giá năng lực lãnh đạo, khẳng định vai trò tiên phong của Đảng, tạo sự tin yêu của người dân vào Đảng cầm quyền. - Nhờ chính sách thu hút nhân lực trong phát triển tổ chức Đảng, tham gia vào xây dựng Đảng. 8
  9. - Nhờ có chính sách mà ngăn chặn các thế lực thù địch, âm mưu chống phá Đảng chính trị. - CSC biểu hiện quan điểm, thái độ, cách xử lý các vấn đề xã hội của Đảng. - Cam kết chính trị nhằm hiện thức hóa các tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng chính trị. - CSC quyết định sự bền vững quản lý chính trị của Đảng chính trị. - CSC là cầu nối giữa Đảng chính trị với nhân dân, truyền tải ý chí, nguyện vọng tâm tư, tình cảm của nhân dân đến Đảng chính trị. b. Tác động tiêu cực Cũng như vậy, CSC là kết quả ý chí chính trị là tập hợp những quyết định có liên quan đến nhau, vì vậy nếu chính sách kém hiệu quả, không có tính khả thi, dẫn đến sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống chính trị, nó có thể kiểm hảm mục tiêu chính trị của Đảng chính trị, mất niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị. - CSC không hiệu quả, không khả thi sẽ khiến cho nhân dân thiếu lòng tin vào Đảng, làm cho thế lực thù địch lợi dụng công kích và chống phá Đảng chính trị. - CSC không hiệu quả, không khả thi phản ánh năng lực, vị trí, vai trò của Đảng chính trị. - Tiêu cực: CS không hiệu quả, không khả thi, không hợp lý, không phù hợp, không… => Mất niềm tin của nhân dân. - Cho thấy đội ngũ Đảng viên (Cán bộ, công chức) không hiệu quả, không có chuyên môn… => Chính sách cải cách ruộng đất cho thấy rõ CSC ảnh hưởng tiêu cực đến Đảng chính trị. - CS sai lầm dẫn đến bạo loạn lật đổ Đảng. - CS sai lầm dẫn đến mâu thuẫn và tan rã Đảng. VD: CS bế quan tỏa cảng. 9
  10. - Chính sách bị sơ hở và bị (cá nhân, tổ chức) lợi dụng, trục lợi hay trong quá trình tổ chức, thực thi, đánh giá bị tham nhũng (lũng đoạn) sẽ ảnh hưởng đến mục đích của Đảng chính trị => suy thoái về quyền lực chính trị. Câu 4: Vai trò của Nhà nước trong chu trình chính sách công và sự tác động trở lại chính sách công đối với Nhà nước. * Vai trò của Nhà nước trong chu trình chính sách công Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn (1) xây dựng (hoạch định) chính sách công: - Nhà nước khởi xướng CS, đưa ý tưởng chính sách; sắp xếp hội thảo khoa học => chính sách. - NN phân tích, dự báo và định hướng CS, tạo hành lang pháp lý, điều hòa lợi ích trong chính sách. - NN xác định được mục tiêu, đối tượng hưởng thụ, biện pháp chính sách. - Xác định lợi ích giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách trong xã hội. - Xác định môi trường tồn tại chính sách, từ đó xác định được mục tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đề CS. - NN thuyết phục và kết nối cơ quan, tổ chức, … để đảm bảo tính khả thi của chính sách. - NN sẽ dự báo các nội trong xây dựng chính sách và trong tổ chức thực thi chính sách sau này. - NN dự trù kinh phí để xây dựng chính sách. - NN cung cấp nhân lực hoạch định chính sách. - Nhà nước thể hiện cơ chế quản lý trong giai đoạn xây dựng chính sách. Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn (2) tổ chức, triển khai, thực hiện CSC: - Nhà nước cụ thể hóa CS, đưa CS vào thực tiễn cuộc sống. - NN sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CS. - NN phổ biến, tuyên truyền chính sách. 10
  11. - NN phân công, phối hợp thực hiện CS. - NN duy trì chính sách. - NN điều chỉnh CS (NN ban hành luật, đưa giải pháp bổ trợ cho CS => phù hợp thực tế). - NN theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện CS. - NN đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm. - NN huy động và phân bổ nguồn lực (Nhân lực, tài chính) thực hiện chính sách. Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn (3) đánh giá CSC: - Nhà nước xây dựng kế hoạch, nội dung đánh giá, chuẩn bị nhân lực và các nguồn lực khác để phục vụ cho công tác đánh giá CS. - NN xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CSC, xác định hình thức, cách thức đánh giá, phương pháp đánh giá. + NN đánh giá tính hiệu lực của chính sách (phản ánh mức độ ảnh hưởng của chính sách trên thực tế có đạt được mục tiêu của chính sách công hay không; mức độ tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân). + NN đánh giá tính hiệu quả của chính sách (phản ánh sự tương quan so sánh giữa kết quả do chính sách mang lại so với chi phí và công sức bỏ ra). + NN đánh giá tính công bằng của chính sách (việc phân bổ phúc lợi, chi phí, lợi ích cho các đối tượng). + NN đánh giá tính đáp ứng của chính sách (đáp ứng được nhu cầu, sở thích của các giá trị khác của người dân). + NN đánh giá tính đầy đủ của các chính sách (mức độ giải quyết vấn đề của CSC đến đâu). + NN tìm ra được nguyên nhân, hạn chế, đưa ra giải pháp khắc phục. Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn (4) phân tích CSC: - NN xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực cho quá trình phân tích. - NN sẽ tiến hành tổ chức công tác phân tích (chuẩn bị tài liệu, xử lý tài liệu, phân tích chi phí lợi ích). 11
  12. - NN kiểm tra, giám sát đôn đốc quá trình phân tích CS. - Thông qua kết quả phân tích, NN sẽ xác định được nguồn gốc vấn đề CS, đồng thời kiểm tra mục tiêu chính sách, từ đó có giải pháp để điều chỉnh mục tiêu. - NN xác định thời cơ, thách thức, quy trình, yếu tố, trong quá trình hoạch định, thực thi, đánh giá CS. - NN xác định tính hệ thống của CS. - Xác định hiệu quả trong sử dụng công cụ chính sách. - NN kiểm định và điều chỉnh, hoàn thiện kết quả phân tích trước khi công bố. * Sự tác động trở lại của chính sách công đối với nhà nước: - Chính sách công tác động đến sự điều tiết, định hướng của nhà nước trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội, pháp luật. - CSC làm bộc lộ bản chất, tính chất, quan điểm, ý chí của nhà nước. - Khẳng định được vị trí, vai trò tổ chức và cầm quyền của nhà nước. - Thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tạo sự liên hết ngành và lĩnh vực. - CSC tác động đến triết lý chính sách và quản lý, từ đó tác dộng đến sự tồn vong của Bộ máy nhà nước. - Tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động Kinh tế - Xã hội từ đó củng cố và phát triển quyền lực nhà nước. - Tác động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhà nước (Thông qua việc chính sách cung cấp cơ sở dữ liệu cho nhà nước). - CSC tác động trong việc làm thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước, sử dụng, điều tiết quyền lực. - Đổi mới quy trình, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách của cơ quan nhà nước. - CSC sẽ đổi mới cơ chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực => xây dựng đất nước và nhà nước. 12
  13. - Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi, đánh giá và giám sát của cơ quan nhà nước. - Xây dựng kỹ năng phát hiện và nâng cao năng lực xử lý vi phạm chính sách của cơ quan nhà nước. Câu 5: Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong chu trình chính sách công; tác động của chính sách đối với việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. * Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong chu trình chính sách công: Các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên CSHCM, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Công đoàn. - Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách: + Góp ý trên cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn có cơ sở khoa học. + Góp ý những kinh nghiệm, phương pháp cách làm trong quá trình thực hiện CS. - Khởi xướng ý tưởng, tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách: + Đề xuất ý tưởng xây dựng chính sách thông qua nắm bắt thông tin tình hình thực tiễn, nhu cầu của xã hội cộng đồng. + Trên cơ sở hoàn thiện CS bằng thực hiện các bước trong quy trình CS. - Tham gia quá trình giám sát, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến và trực tiếp thực hiện chính sách. + Tham gia giám sát, kiểm tra về mặt lí luận và thực tiễn thông qua các văn bản ban hành, và giám sát quá trình thực hiện chính sách thông qua các kênh thông tin và sự phản ánh của người dân. + Tuyên truyền phổ biến chính sách bằng các hình thức khác nhau như phát thanh, các biển cổ động, … + Tham gia thực hiện chính sách phối hợp với các cơ quan đơn vị để thực hiện CS. 13
  14. - Tư vấn phản biện phân tích đánh giá CS: + Tư vấn những vấn đề có tính phức tạp, khó giải quyết. + Thông qua tư vấn thì phản biện phân tích đánh giá CS nhằm tìm được phương án tốt nhất. - Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề chính sách: + Các giải pháp mang tính trước mắt và giải pháp mang tính lâu dài bền vững. + Các giải pháp phải mang tính tổng thể có khả thi nhất. - Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác huy động nguồn lực thực hiện chính sách: + Nguồn lực con người cơ sở vật chất, tài chính. + Và các nguồn lực khác trong thực hiện chính sách * Tác động của chính sách đối với việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Nội dung của CSC tác động trực tiếp và gián tiếp trong việc giành giữ và thực thi quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị. a. Tác động tích cực: - Chính sách công đạt hiệu quả sẽ cũng cố được niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và Đảng chính trị. - Giúp cho NN và Đảng chính trị nắm rõ được tình hình thực tiễn chính sách, nhằm điều chỉnh CS cho phù hợp với thực tiễn một cách kịp thời. - Ngăn chặn các thế lực thù địch thực âm mưu chống phá và lật đổ NN và Đảng chính trị. - Góp phần nâng cao năng lực của NN nước và Đảng chính trị. b. Tác động tiêu cực: Tác động trực tiếp: - Nội dung CSC không hiệu quả, khả thi làm các thế lực thù địch âm mưu chống phá Đảng, nhà nước. - CS sai lầm dẫn đến bạo loạn lật đổ Đảng. 14
  15. - CS mâu thuẫn và làm tan rã Đảng. - Phản ánh năng lực vị trí vai trò của Đảng đối với nhà nước. => Làm cho Đảng khó khăn trong việc giành, giữ, tổ chức, thực thi, củng cố quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Tác động gián tiếp: - Chính sách không hiệu quả làm giảm khả năng và vai trò trong việc giành giữ, tổ chức thi hành quyền lực chính trị và nhà nước. - Làm giảm khả năng và vai trò trong việc giành giữ, tổ chức thực thi quyền lực chính trị và nhà nước. - Làm các thế lực thù địch âm mưu chống phá Đảng, nhà nước. - Chính sách công được ban hành và tổ chức thực hiện không hiệu quả sẽ làm mất lòng tin của nhân dân. + Khi nhân dân mất lòng tin, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước của Đảng suy giảm. + Làm thế lực phản động lợi dụng công kích chống quá Đảng chính trị. + Không được sự ủng hộ của nhân dân thì quyền lực không được củng cố, lâu dài có thể dẫn đến mất quyền lực. - Tạo ra sự xáo trộn trong hệ thống làm sơ hở cho kẻ chống phá nhà nước. + Gây chia rẽ mất đoàn kết trong các tổ chức của hệ thống chính trị làm giảm quyền lực. + Làm cho thế lực chống phá nhà nước thao túng lợi dụng trục lợi, bị tham nhũng làm suy thoái quyền lực. - CSC không đảm bảo tính hệ thống sẽ làm giảm uy tín của nhà nước, đánh giá năng lực của các chủ thể làm chính sách. + Thể hiện các quyết định không có liên quan với nhau, các giải pháp không đồng bộ thống nhất với nhau. + Thể hiện vai trò của nhà nước bị suy giảm trong việc phối hợp giữa các tổ chức. + Thể hiện trình độ chuyên môn năng lực của chủ thể các chính sách bị mất uy tín. 15
  16. => Liên hệ: Trong thực tiễn thời kì phong kiến do triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng đã làm cho thực dân Pháp lấy cớ xâm lược, nhân dân mất lòng tin, dẫn đến khả năng giành và giữ thực thi quyền lực chính trị bị suy giảm về sau thì mất vai trò lãnh đạo. Câu 6: Tính công bằng, tính đáp ứng, tính đầy đủ, tính hiệu lực, tính hiệu quả của chính sách công và những định hướng đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả chính sách. * Tính công bằng của chính sách công: là phản ánh các chi phí và lợi ích được phân tích giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan có công bằng hay không; đáp ứng yêu cầu lợi ích của các đối tượng chịu sự tác động của chính sách hay không. * Tính đáp ứng của chính sách công: là phản ánh việc đáp ứng được nhu cầu, sở thích và các giá trị khác nhau của người dân. * Tính đầy đủ của chính sách công: là phản ánh mức độ giải quyết vấn đề của CSC đến đâu. * Tính hiệu lực của chính sách công: là phản ánh mức độ ảnh hưởng của chính sách trên thực tế có đạt được mục tiêu của chính sách công hay không; mức độ tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. * Tính hiệu quả của chính sách công: là phản ánh sự tương quan so sánh giữa kết quả do chính sách mang lại so với chi phí và công sức bỏ ra. * Những định hướng đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả chính sách: - Đặt và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền. - Đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế - xã hội. - Cần đồng bộ về thiết chế, bộ máy. - Đổi mới trong hành xử chính trị. - Nâng cao sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện chính sách. - Đẩy mạnh công tác quy hoạch, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trong xây dựng, thực hiện và đánh giá CSC. 16
  17. - Nâng cao việc tuân thủ, thượng tôn pháp luật trong hệ thống chính trị đối với quá trình thực hiện chính sách. - Kiểm soát quyền lực, phân công rõ ràng trách nhiệm trong hệ thống chính trị đối với hoạt động chu trình CSC. - Phát huy vai trò dân chủ của hệ thống chính trị trong xây dựng, thực hiện và đánh giá CSC. - Áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý thực hiện chính sách. Câu 7: Khái niệm dân chủ; đặc điểm cơ bản của chế độ dân chủ; vai trò, biểu hiện của dân chủ trong chính sách công. * Khái niệm dân chủ Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Dân chủ là nhân dân làm chủ, nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. * Đặc điểm cơ bản của chế độ dân chủ Chế độ dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện các quyền của mình cách trực tiếp hoặc bằng cách chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà nước. Mọi vấn dề của đất nước đều lấy ý kiên của nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân. * Vai trò của dân chủ trong chính sách công: - Giúp NN phát hiện kịp thời những vấn đề trong xã hội, đáp ứng được những yêu cầu, nguyện vọng cấp thiết của người dân. - Giúp NN tìm ra những hạn chế, giải pháp nhằm giúp cho chính sách đạt hiệu quả và khả thi ở thực tiễn. * Biểu hiện của dân chủ trong chính sách công Dân chủ trong chính sách công được biểu hiện thông qua việc người dân được tham gia vào chu trình chính sách 17
  18. Câu 8: Chính sách công phản ánh nội dung của dân chủ thông qua các hoạt động nào? Chính sách đưa dân chủ vào thực tiễn thông qua hoạt đồng nào? Quá trình hình thành và phát triển dân chủ trong chu trình chính sách công. * CSC phản ánh nội dung của dân chủ thông qua các hoạt động nào. - Tên chính sách. - Lý do và căn cứ hoạch định chính sách. - Mục tiêu, mục đích của chính sách; CS đem lại lợi ích cho nhân dân không? Thông qua quyền lợi, lợi ích của người dân trong CS (chỉ số hài lòng của người dân). - Sự tham gia của người dân vào chu trình CS. - Thông qua đối tượng thụ hưởng CS. - Biện pháp mà chính sách thực thi. - Kết quả mà chính sách đạt được. - Thông qua các hoạt động liên quan đến chính sách (lấy ý kiến, hỏi đáp, tuyên truyền…) - Thông qua sự tuân thủ pháp luật và các quy ước văn hóa xã hội, chuẩn mực đạo đức của chính sách. - Tính gắn kết cộng đồng và được hưởng ứng sâu rộng của chính sách (đồng lòng, sức…) - Tính hiện đại, thích ứng (kịp thời, nhanh chóng) của chính sách. - Thông qua cơ chế phối hợp thực hiện – mối quan hệ (Hoạch định và xây dựng, đánh giá, phân tích, thực thi…). * Chính sách đưa dân chủ vào thực tiễn thông qua hoạt đồng. - Thông qua hoạt động QLNN. - Thông qua quá trình thực hiện chính sách. - Biểu hiện qua ý thức, trách nhiệm và sự hiểu biết của nhân dân. - Thông qua các phương tiện ngôn luận: Báo chí, văn học, internet, …. 18
  19. - Thông qua các văn bản luật: luật, pháp lệnh (Luật trưng cầu ý dân, tự do ngôn luận…). - Thông qua chính sách hoạt động và hình thức giám sát, đánh giá CS. - Cách mà chính sách tác động đến vấn đề chính sách (quyết liệt, nhanh, kịp thời….). - Thông qua quá trình tiếp nhận và thực hiện chính sách (dễ làm, dễ hiểu) của nhân dân và đối tượng thụ hưởng. - Chính sách có kêu gọi nhân dân tham gia không? - Xét tính công bằng trong CS (đối tượng, phạm vi tác động, nội dung). * Quá trình hình thành và phát triển dân chủ trong chu trình CSC. Khái niệm “dân chủ” được hình thành rất sớm, vào năm 430 TCN, có xuất xứ từ Hy Lạp thời cổ đại, với sự khẳng định: Dân chủ là cai trị bởi dân. Theo tiếng Hy Lạp nghĩa là “Nhân dân” vì thế dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là do nhân dân thực thi. Nền dân chủ thực sự cấp quốc gia ra đời năm 1906 tại Phần Lan, khi đó bãi bỏ mọi yêu cầu về chủng tộc, giới tính và đi bầu cử… Dân chủ xã hội chủ nghĩa có từ sau Cách mạng tháng Mười Nga. Dân chủ xuất hiện từ thời nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ thông qua việc lấy ý kiến cộng đồng (mới hình thành). Thời phong kiến, dân chủ cũng thể hiện việc xin ý kiến của các cận thần, quan lại trong triều. Thời kỳ tư sản: được thể hiện trong các bản tuyên ngôn, sự phát triển của các cuộc KHXH, KTXH. => Như vậy, dân chủ được hình thành sớm trong quá trình làm chính sách. Trước đây, CSC là những quyết sách, những quyết định giải quyết vấn đề, vì thế dân chủ được bộc lộ thông qua việc tham gia đóng góp ý kiến của những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việt Nam “Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ”, dân làm chủ, là dân “được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra”. 19
  20. Ngày nay, dân chủ được bộc lộ rõ trong chu trình chính sách công thông qua các phương pháp, hình thức xin ý kiến, thông qua tham vấn, vận động, kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân tích chính sách công. Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự. NN pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên pháp luật. Câu 9: Dân chủ quyết định nội dung, hiệu quả chính sách công; những nội dung dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Mối quan hệ giữa thể chế chính trị với chu trình chính sách công. * Dân chủ quyết định nội dung, hiệu quả chính sách công. a. Dân chủ quyết định nội dung của chính sách công. Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. DC quyết định đến CSC thông qua việc: - Dân chủ tạo ra một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng. - Dân chủ sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự. - Dân chủ bảo vệ quyền con người của mọi công dân. - Dân chủ tăng cường pháp chế và pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên pháp luật. - Dân chủ tác động đến mục tiêu của CS, làm CS thay đổi (thông qua việc tiếp nhận thông tin). - Dân chủ tác động đến chủ thể chính sách (Nhân lực) và đối tượng chính sách (Thụ hưởng, tham gia xây dựng, thực thi). - Dân chủ tác động đến phương pháp, cách thức thực hiện chính sách => nội dung chính sách thay đổi. - Dân chủ làm cho chính sách khách quan, khoa học, minh bạch và mang tính khả thi, thích ứng và kịp thời, hạn chế CS phiến diện, chủ quan, độc đoán. - Dân chủ tác động trực tiếp hoạch định, phân tích, đánh giá CSC như là một điều kiện tiên quyết từng bước cải thiện chất lượng của quy trình CS. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2