SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
LẠNG SƠN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 BT THPT<br />
NĂM HỌC 2012 - 2013<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Ơ-nit<br />
Hê-minh-uê.<br />
Câu 2 (3,0 điểm):<br />
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị về quan<br />
niệm sau: “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu”.<br />
(Voltaire)<br />
Câu 3 (5,0 điểm):<br />
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ<br />
nhặt” của Kim Lân.<br />
<br />
_____________Hết___________<br />
<br />
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
LẠNG SƠN<br />
<br />
HDC KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 BT THPT<br />
NĂM HỌC 2012 - 2013<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
<br />
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 02 trang)<br />
A. YÊU CẦU CHUNG<br />
- Gi¸m kh¶o ph¶i n¾m ®îc néi dung tr×nh bµy trong bµi lµm cña häc sinh ®Ó ®¸nh<br />
gi¸ ®îc mét c¸ch kh¸i qu¸t, tr¸nh ®Õm ý cho ®iÓm. VËn dông linh ho¹t nh÷ng yªu cÇu<br />
cña hướng dẫn chấm, nªn sö dông nhiÒu møc ®iÓm mét c¸ch hîp lý; khuyÕn khÝch nh÷ng<br />
bµi viÕt cã c¶m xóc vµ s¸ng t¹o.<br />
- Häc sinh cã thÓ lµm bµi theo nhiÒu c¸ch riªng nhng ®¸p øng ®îc c¸c yªu cÇu c¬<br />
b¶n cña ®Ò. Điểm toàn bài không làm tròn, để lẻ đến 0.5 điểm.<br />
B. yªu cÇu cô thÓ<br />
Câu<br />
Nội dung cần đạt<br />
Điểm<br />
1<br />
Nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Ơnitx Hêminhue.<br />
(2.0 điểm) - Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961) là một nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn<br />
sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết<br />
0.5<br />
truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Ông<br />
đạt giải Nô-ben về văn học năm 1954.<br />
- Tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và trở về với những chấn thương<br />
tinh thần, thể xác. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông tình nguyện<br />
0.5<br />
làm phóng viên mặt trận, hăng hái nhiệt tình tham gia chống chủ nghĩa<br />
phát xít.<br />
- Là người đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” và khát vọng “Viết một<br />
0.5<br />
áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.<br />
- Các sáng tác tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929),<br />
0.5<br />
Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952).<br />
2<br />
Suy nghĩ về quan niệm: “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn<br />
(3.0 điểm) chán, hư đốn, túng thiếu”. (Voltaire)<br />
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận.<br />
0.25<br />
2. Giải thích ý nghĩa câu nói.<br />
- “Công việc” là tất cả những việc làm, những hoạt động của con người<br />
0.25<br />
được thực hiện bằng chân tay hoặc bằng đầu óc.<br />
- Câu nói đề cập tới vai trò và ý nghĩa của công việc trong cuộc sống con<br />
người: có công ăn việc làm con người sẽ tránh được ba cái hại lớn: buồn 0.5<br />
chán, hư đốn và sự túng thiếu.<br />
3. Bàn luận về quan niệm.<br />
- Trong cuộc sống, ai cũng phải làm việc, mỗi người ít nhất có một công<br />
việc hay còn gọi là nghề nghiệp chủ yếu. Công việc sẽ đem lại cho chính cá 0.25<br />
nhân và xã hội những ý nghĩa to lớn.<br />
- Công việc khiến con người phải vận động chân tay và hoạt động trí não<br />
0.25<br />
nhờ đó trở nên khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần.<br />
- Công việc lại giúp chúng ta tránh được ba cái hại lớn: buồn chán, hư 0.5<br />
<br />
đốn, túng thiếu. Bởi vì, công việc phủ kín thời gian, cuốn người ta vào sự<br />
đam mê, yêu thích không còn thời gian trống để buồn chán. Có công việc<br />
và nỗ lực làm việc, con người sẽ có được cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp, có<br />
tương lai tươi sáng.<br />
- Có việc làm, người ta cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Làm việc, con<br />
người sẽ có thể đóng góp sức mình cho cuộc đời, cho xã hội, từ đó, con<br />
người sẽ được xã hội trân trọng. Nhờ có việc làm, con người sẽ nhận ra<br />
giá trị của mình trong cuộc sống, tìm thấy niềm vui trong công việc và<br />
biết sống có ích.<br />
- Nếu không có việc làm hoặc lười biếng, không chịu làm việc, con người<br />
dễ sinh ra buồn chán, bi đát, thất vọng, dễ buông thả, sa ngã, không tìm<br />
thấy niềm vui trong cuộc sống, sống không ý nghĩa và trở thành gánh<br />
nặng của gia đình và xã hội. Không có việc làm, lười lao động, con người<br />
sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn túng thiếu.<br />
4. Bài học nhận thức và hành động.<br />
- Dù ở hoàn cảnh nào, điều kiện sống ra sao, mỗi người đều phải làm<br />
việc. Đối với học sinh, chỉ có say mê học tập mới không sinh ra buồn<br />
chán, hư đốn. Chỉ có học tập mới có được tương lai tươi sáng và cuộc sống ấm no.<br />
- Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị câu nói: câu nói chứa đựng<br />
một quan niệm sống đúng đắn và sâu sắc, nó có ý nghĩa với bất cứ ai, bất<br />
cứ quốc gia nào, đúng với mọi thế hệ, mọi thời đại.<br />
Câu 3<br />
Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)<br />
(5.0 điểm) - Về hình thức và kĩ năng: thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị<br />
luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Bài làm phải nắm<br />
vững kiến thức về tác phẩm, về nhân vật trong tác phẩm. Kết cấu bài viết<br />
khoa học, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, bài<br />
viết giàu chất văn.<br />
- Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy<br />
nhiên, bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:<br />
1. Nêu vấn đề nghị luận (về tác giả, tác phẩm và nhân vật Bà cụ Tứ).<br />
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật:<br />
- Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng<br />
giống mọi người, lần hồi kiếm miếng ăn và lo lắng vì sự ám ảnh của cái<br />
đói thì anh Tràng- con trai bà bỗng nhiên nhặt được vợ.<br />
- Diễn biến tâm trạng:<br />
+ Khi trở về nhà, nhìn thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong ngôi nhà của<br />
mình, nét tâm lí đầu tiên của bà cụ Tứ là thái độ hết sức ngạc nhiên, bà<br />
không tin ở mắt mình.<br />
+ Sau khi nghe Tràng xác nhận đó là người vợ nhặt của Tràng, người mẹ<br />
nghèo hiểu ra bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con<br />
mình; bao nỗi niềm tâm tư ngổn ngang trào dâng giằng xé trong bà. Lòng<br />
bà trào dâng nỗi tủi phận và cả sự lo lắng; bà lo cho con bằng nỗi lo của<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
người mẹ nghèo từng trải đã biết thế nào là đói khát. Bởi vậy nỗi lo càng<br />
trở nên đớn đau đến quặn thắt.<br />
- Khi nhìn người con dâu, lòng người mẹ nghèo không khỏi xót thương<br />
cho cảnh ngộ của chị. Bà hiểu và không chút coi thường, khinh rẻ mà<br />
dành cho người vợ nhặt của Tràng sự đồng cảm, xót thương, bà cư xử dịu<br />
dàng, ân cần và trìu mến đối với chị.<br />
- Mở lòng đón nhận người con dâu, tâm trạng của bà chuyển sang niềm<br />
vui và hi vọng. Bà an ủi, động viên con cũng chính là động viên mình<br />
bằng một niềm tin rất chân thật.<br />
- Hạnh phúc của đứa con khiến người mẹ có nhiều đổi thay khác lạ, trở<br />
nên tươi tắn, nhanh nhẹn hơn. Bà cố gắng bằng tấm lòng người mẹ để bù<br />
đắp để làm mất đi cái phần tủi sầu, để hạnh phúc của con thêm phần trọn vẹn.<br />
- Trong bữa cơm bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau,<br />
nhưng niềm vui của bà không trọn vẹn bởi không khí căng thẳng vì cái<br />
đói và sự bức bối, ngột ngạt bởi tiếng trống thúc thuế dồn dập.<br />
4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:<br />
- Diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ<br />
giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhân vật…<br />
- Với khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, diễn tả thật xúc động<br />
tâm trạng nhân vật, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ hơn nghịch<br />
cảnh éo le của người lao động trong nạn đói.<br />
5. Đánh giá chung:<br />
- Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí bà cụ Tứ, tác phẩm đã dựng lên hình<br />
ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn<br />
đói khủng khiếp năm 1945. Đó là người mẹ đôn hậu, bao dung, hết lòng<br />
yêu thương con, hi sinh tất cả vì con.<br />
- Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ được thể hiện chân thực, xúc động, góp<br />
phần tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.<br />
<br />
_____________Hết_____________<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II, LỚP 12, NĂM HỌC 2012-2013<br />
Môn: NGỮ VĂN<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
a. (1,0 điểm):Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh gì? Nêu ý<br />
nghĩa của hình ảnh ấy.<br />
b. (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa biểu tượng của hỉnh tượng con cá kiếm trong đoạn trích Ông<br />
già và biển cả của Hê-minh-uê.<br />
Câu 2. (3,0 điểm)<br />
Viết một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lòng<br />
tự trọng của con người trong cuộc sống.<br />
II. PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (5,0 điểm)<br />
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)<br />
Câu 3.a. Theo chương trỉnh Chuẩn (5,0 điểm):<br />
Phân tích câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện trong truyện ngắn Chiếc<br />
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011)<br />
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm):<br />
Trong truyện ngắn Rừng xà nu (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011),<br />
nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu vừa hiện thực vừa<br />
mang đậm ý nghĩa biểu tượng, đem lại chất sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.<br />
Anh (chị) hãy làm rõ điều đó.<br />
----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh:………………………. Số báo danh:……………………………………...<br />
Chữ kí giám thị: ………………………………….<br />
<br />