ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2011<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
Trường THPT An Nhơn, Bình Định<br />
<br />
Câu 1 : ( 2 điểm ) Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ?<br />
Câu 2 : (3 điểm ) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến<br />
“Trường học là mái nhà thứ hai của học sinh”<br />
Câu 3 : ( 5 điểm )Chọn một trong hai .<br />
3a, Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:<br />
Con sóng dưới lòng sâu<br />
Con sóng trên mặt nước<br />
Ôi con sóng nhớ bờ<br />
Ngày đêm không ngủ được<br />
Lòng em nhớ đến anh<br />
Cả trong mơ còn thức<br />
Diêm Điền - 1967<br />
3b, Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế lan Viên :<br />
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ<br />
Cỏ đón giêng hai , chim én gặp mùa ,<br />
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,<br />
Chiếc nôi ngừng- bỗng gặp cánh tay đưa .<br />
(Ánh sáng và phù sa , NXB Văn học , 1960)<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu 1 :<br />
Học sinh trình bày các ý cơ bản sau :<br />
Mục đích sáng tác là để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách 0.5<br />
mạng .VHNT là mặt trận , văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng<br />
văn hoá .<br />
Đối tượng hướng tới chủ yếu là quần chúng nhân dân. . Xác định quan 0.5<br />
điểm cụ thể khi viết : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì ? Viết như<br />
thế nào ?<br />
Chú trọng tính chân thật trong sáng tác . Ca ngơị khẳng định cái đẹp, phê 0,5<br />
phán phủ nhận cái xấu .Về hình thức, tránh lối viết cầu kỳ xa lạ mà phải<br />
hấp dẫn, trong sáng , chọn lọc.<br />
* Cho 2 điểm khi trình bày đủ 3 ý và diễn đạt thành văn rõ ràng<br />
Câu 2 :<br />
Yêu cầu kỷ năng :Biết cách làm bài nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ ,<br />
diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp . Biết bày tỏ<br />
và thuyết phục quan điểm cá nhân , bác bỏ ý sai trái về vấn đề xã hội .<br />
Yêu cầu kiến thức : Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày<br />
theo nhiều hình thức khác nhau nhưng phải hợp lý , rõ ràng , chặt chẽ và<br />
tiến bộ . Cần nêu bật các ý sau :<br />
Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ và rõ ràng<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Phần lớn thời gian học sinh là ở trường để học tập , sinh hoạt , vui chơi ; 1.5<br />
có nhiều bạn bè , anh chị em và thầy cô như cha mẹ<br />
- Được thầy cô dạy dỗ tận tâm trang bị tri thức và giáo dục nhân cách , đạo<br />
đức để ta được nên người .<br />
Phê phán biểu hiện thiếu thân thiện trong nhà trường ; nạn gây gỗ , bạo 0.5<br />
<br />
hành của học sinh và thái độ lười biếng , ít vâng lời , rèn luyện để trưởng<br />
thành<br />
Bài học rút ra phải có tinh thần yêu thương , gắn bó, đoàn kết ; phải vâng 0.5<br />
lời , chịu khó học tập , rèn luyện<br />
<br />
Câu 3a:<br />
Phân tích đoạn thơ sự hòa nhập giữa hình tượng sóng và em để biểu hiện<br />
khát vọng mãnh liệt về tình yêu bằng nỗi nhớ<br />
Yêu cầu kỷ năng : Biết cách làm văn nghị luận văn học phân tích thơ .<br />
Khai thác nghệ thuật làm rõ nội dung , cảm xúc . Kết cấu chặt chẽ ,diễn<br />
đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp .<br />
Yêu cầu kiến thức : Trên cơ sở những hiếu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh<br />
và bài thơ Sóng, học sinh làm rõ được các ý cơ bản sau :<br />
Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ , rõ ràng và hấp dẫn<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu 1<br />
biểu thơ ca hiện đại . Thơ XQ viết về tình yêu bằng khát khao mãnh liệt<br />
với thái độ trân trọng , chăm chút và sự hồn nhiên , chân thành , đầy nữ<br />
tính . Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XQ . Hình tượng “sóng và em” song<br />
hành để bày tỏ tiếng nói ấy ...<br />
Phân tích nội dung :<br />
<br />
1.5<br />
<br />
- Từ việc hiểu được ý nghĩa đoạn thơ , bài viết phân tích từ qui luật tự<br />
nhiên sóng vỗ bờ nhân hóa thành sóng nhớ bờ để bày tỏ khát vọng mãnh<br />
liệt về tình yêu bằng nỗi nhớ .<br />
- Biệu hiện nỗi nhớ : lắng tận bề sâu đáy lòng , trải dài bề rộng chia cách<br />
và thổn thức mọi khoảnh khắc thời gian . Tồn tại trong ý thức len vào cả<br />
trong tiềm thức , đi cả vào trong giấc mơ .<br />
Phân tích được nghệ thuật :<br />
- Thể thơ năm chữ , hiện tượng không ngắt nhịp , khổ thơ đặc biệt sáu<br />
dòng như con sóng cao nhất , khát vọng mãnh liệt nhất .<br />
<br />
1.5<br />
<br />
- Phép điệp từ , điệp cú pháp và tương phản từ ngữ (dưới – trên , ngày –<br />
đêm) khẳng định tình cảm nhớ thương mãnh liệt .<br />
- Biện pháp nhân hóa sóng tạo sinh động và hòa nhập hai hình tượng<br />
Đánh giá chung về đoạn thơ : tiêu biểu phong cách thơ và khát vọng mãnh 0.5<br />
liệt<br />
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được đủ yêu cầu về kỷ năng<br />
và kiến thức .<br />
<br />
Câu 3b:<br />
Yêu cầu kỷ năng : Biết cách làm văn nghị luận văn học phân tích thơ .<br />
Khai thác nghệ thuật làm rõ nội dung , cảm xúc . Kết cấu chặt chẽ ,diễn<br />
đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp .<br />
Yêu cầu kiến thức : Trên cơ sở những hiếu biết về nhà thơ Chế Lan Viên<br />
và bài thơ Tiếng hát con tàu , học sinh làm rõ được các ý cơ bản sau :<br />
Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ , rõ ràng và hấp dẫn<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: CLV là nhà thơ lớn của thơ ca 1.0<br />
hiện đại Việt Nam .Trước khi đến Tây Bắc là nhà thơ lãng mạn xuất sắc và<br />
thơ là tiếng nói cô đơn ,đau buồn và bế tắc . Thời gian ở Tây bắc đã giúp<br />
nhà thơ thay đổi , trưởng thành trong nhận thức trở thành nhà thơ của nhân<br />
dân . vẫn nhất quán phong cách thơ giàu hình ảnh mang tính trí tuệ , triết<br />
lý , suy tưởng .<br />
Bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa . Ra đời năm 1960 , đánh dấu sự<br />
thay đổi . Bài thơ là cách hưởng ứng chủ trương vận động nhân dân xây<br />
dựng kinh tế mới ở vùng Tây Bắc bằng cách khẳng định : lên Tây Bắc là<br />
khát vọng được trở về với đất nước với nhân dân và vời những kỷ niệm<br />
sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến .<br />
Trên cơ sở hiểu biết về phong cách thơ giàu hình ảnh mang tính triết lý , 1.5<br />
trí tuệ và bước trưởng thành trong nhận thức của Chế Lan Viên sau cách<br />
mạng tháng Tám , học sinh phân tích khổ thơ để làm rõ : Khát vọng trở về<br />
với đất nước , với nhân dân là về với những điều tốt đẹp nhất trong cuộc<br />
<br />
đời : với nơi an toàn , thân thuộc được chở che ; với cội nguồn sự sống ,<br />
nguồn mạch cảm hứng , sự hòa hợp tâm hồn ; với vòng tay yêu thương…<br />
Phân tích nghệ thuật : Cách nói chân thành , tha thiết . Hình ảnh thơ giàu 1.5<br />
tính trí tuệ , liên tưởng , so sánh bất ngờ , ý nghĩa sâu sắc . Điệp từ “như”<br />
tăng tính khẳng định . Xưng hô “con” thành kính, trân trọng . Từ ngữ chọn<br />
lọc “gặp lại” tạo ra sự chuyển hóa từ nghĩa ra đi thành nghĩa trở về .<br />
Đánh giá chung về đoạn thơ : mạng đậm phong cách thơ CLV và thể hiện 0.5<br />
nội dung cảm xúc bài thơ<br />
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được đủ yêu cầu về kỷ năng<br />
và kiến thức .<br />
<br />