intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Bản chất kiều hối

Chia sẻ: Nguyễn Khắc Hùng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

302
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiều hối (Overseas remittance) theo định nghĩa của lãnh sự Việt Nam đặt tại Hoa Kì là "Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang l i ngo i t m nh cho đ t n c mà không m t kênh nào có th ạ ạ ệ ạ ấ ướ ộ ể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Bản chất kiều hối

  1. Tiểu luận Đề tài: Bản chất kiều hối
  2. Mục lục I. Khái niệm, bản chất của kiều hối 1. Khái niệm 2. Bản chất 3. Vai trò 4. Các kênh kiều hối chủ yếu. II. Tình hình kiều hối của Việt Nam hiện nay. 1. thực trạng về kiều hối 2. những tác động của kiều hối - tích cực - tiêu cực III.Giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn kiều hối
  3. I.Bản chất, khái niệm, các kênh huy đông kiều hối 1, Khái niệm: Kiều hối (Overseas remittance) theo định nghĩa của lãnh sự Việt Nam đặt tại Hoa Kì là "Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…". Theo World Bank: " Kiều hối bao gồ m các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)." Còn hiểu theo cách đơn giản nhất thì : "kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang sống và lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ ở quê hương." 2,Bản chất Theo nghị quyết 170/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngay 19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “ kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: - Chuyền ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép. - Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế. - Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào việt nam có mang theo ngoại tệ hay mang hộ người Việt Nam phải kê khai với hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho người hưởng thụ ở trong nước.” Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các ngân hàng thương mại cổ phần về kiều hối, điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào cuối năm 2007 trích trong bài báo “ kiều hối lũ lượt kéo về” đăng trong báo tuổi trẻ ngày 15/12/2007 : “ trước đây chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho nhân dân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong đó còn có tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về
  4. tiếp tế khi họ dùng dân tại Việt Nam. Gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank-to- bank”. Nhưng để hiểu một cách đầy đủ,chúng ta cần kết hợp các định nghĩa trên để thấy bản chất của kiều hối là toàn bộ tiền kiều bào gửi cho nhân thân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng,tiền người lao động gửi về nhà,tiền kiều bào gửi về đầu tư,người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân tại Việt Nam,người thân của học sinh,sinh viên người nước ngoài du học và làm việc tại Việt Nam thông qua con đường chính thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép chuyển ngoại tệ, thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế, cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam có khai báo với hải quân cửa khẩu. 3. vai trò a,Tác động vĩ mô Kiều hối trở thành một nguồn ngoại tệ quan trọng, đặc biệt đối với các nước có thậm hụt tài khóa, nợ nước ngoài, thường xuyên mất cân bằng cán cân thương mại và ít các hoạt động đầu tư nước ngoài. Kiều hối giúp gia tăng giá trị GDP thông qua việc tăng tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệ m. Tuy nhiên, luồng ngoại tệ này có thể làm tăng giá trị đồng nội tệ, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu và chính sách nhập khẩu cạnh tranh. b,Kiều hối tác động tới nghèo đói và bất công bằng thu nhập: Kiều hối đóng góp tích cực vào việc giả m nghèo đói đối với các gia đình nhận kiều hối hoặc có thể giúp hộ này tránh rơi vào tình trạng nghèo đói. Ví dụ, tại Mexico, các nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư toàn quốc về thu nhập và chi tiêu cho thấy ít người nhận kiều hối là người nghèo. Tại Guatemala, kiều hối đã đóng vai trò rất lớn trong việc giảm mức độ nghèo đói nghiêm trọng tại nước này, với tỉ lệ nghèo đói đã giả m khoảng 20% theo số liệu năm 2005. Tuy nhiên yếu tố công bằng thu nhập giữa các hộ giàu - nghèo có thể không đạt được nếu hộ nhận kiều hối chủ yếu là hộ gia đình giàu có. c,Kiều hối tác động tới tiêu dùng:
  5. Kiều hối và tiêu dùng có tác động tích cực tới các hoạt động kinh tế. Khi lượng kiều hối tăng sẽ làm tăng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình được nhận. Từ đó, nhu cầu chi tiêu của các hộ gia đình này sẽ tăng làm tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, tác động tích cực của kiều hối tới tiêu dùng có thể bị giảm mạnh nếu việc tiêu dùng này chủ yếu cho các sản phẩm nhập khẩu. d,Kiều hối tác động tới đầu tư và tiết kiệm: Lượng kiều hối tạo cơ hội cho hoạt động đầu tư vào các ngành kinh doanh mới hoặc mở rộng các doanh nghiệp hiện tại. Kiều hối cung cấp các cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp tiềm năng nhưng khó có khả năng tiếp cận tới nguồn tài chính chính thức. Bên cạnh đó, nếu lượng kiều hối được chuyển về thông qua kênh tài chính chính thức thì lượng kiều hối này có thể khuyến khích tiết kiệm trong cộng đồng những người nhận tiền và điều này tạo ra một khoản tiết kiệm nội địa có sẵn cho đầu tư. Đồng thời, kiều hối qua kênh chính thức sẽ giúp các tổ chức tài chính tín dụng chính thức tiếp cận các hộ gia đình nghèo dễ dàng hơn, cung cấp cho họ các dịch vụ tài chính và tạo cơ hội cho họ cải thiện thu nhập và quản lý tài sản của mình nhằm tránh rủi ro tài chính. e,Kiều hối tác động tới thị trường lao động: Một tác động tiều cực của kiều hối là tác động tới thị trường lao động. Kiều hối có thể tác động trực tiếp tới quyết định không tham gia vào thị trường lao động của người nhận tiền. Có thế nói rằng các thành viên của gia đình nhận kiều hối có thể phụ thuộc vào nguồn kiều hối và không nỗ lực lao động. Tác động tiêu cực này có thể giảm nhẹ nếu các đối tượng nhận kiều hối có trình độ giáo dục nhất định. f,Kiều hối tác động tới nguồn nhân lực Kiều hối có thể giúp gia đình nhận kiều hối đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực dưới dạng tăng chi tiêu cho giáo dục và sức khỏe. Phần lớn các nước nhận kiều hối là các nước kém hoặc đang phát triển, do đó, lượng kiều hối chuyển về đặc biệt đóng vai trò quan trọng khi hệ thống y tế công cộng chưa cung cấp bảo hiểm y tế rộng rãi tới mọi người dân. 4. các kênh huy động kiều hối
  6. Một vấn đề mà các kiều bào vô cùng quan tâm đó là lựa chọn kênh chuyển tiền nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Các kênh chuyển tiền này được chia ra làm hai loại là kênh chuyển tiền chính thức và kênh chuyển tiền không chính thức. a, Thế giới Kênh chuyển tiền chính thức gồ m các tổ chức có đăng ký chính thức với các cơ quan quản lý mỗi nước về hoạt động nhận và chuyển kiều hối mà họ thực hiện. Nhóm này bao gồ m các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và định chế đặc biệt như Western Union hay MoneyGram. Kênh chuyển tiền chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nhờ vào những lý do sau:  Sự minh bạch: Có rất nhiều dòng chu chuyển tiền khác nhau hình thành nên hệ thống kiều hối bởi nó phụ thuộc vào mục đích của người gửi tiền. Việc quản lý và đánh giá tốt hơn các dòng chu chuyển này là vấn đề rất quan trọng đối với các mục tiêu của chính sách công. Đối với nhiều quốc gia, kiều hối có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động tới quy mô và kết cấu của các tài sản tài chính, sự phát triển tài chính, và từ đó, tác động đến kinh tế vĩ mô. Việc chuyển kiều hối thông qua kênh chính thức có thể được quản lý tốt hơn và được ghi nhận thống nhất theo chuẩn mực AML/CFT (phòng chống rửa tiền và ngăn chặn các hình thức cung cấp tiền cho các tổ chức khủng bố) trong khi vẫn bảo đảm tính nguyên vẹn của các dòng kiều hối.  Tiềm năng phát triển: Kênh chuyển tiền chính thức tạo điều kiện cho các gia đình có thu nhập thấp tiếp cận với các dịch vụ tài chính như mở tài khoản séc và tài khoản tiết kiệ m, sử dụng các sản phẩm tín dụng và cầm cố, để từ đó mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm thu nhập tốt hơn, giúp họ quản trị các rủi ro tài chính và cải thiện triển vọng kinh tế của họ. Đến lượt mình, những cá nhân nhận kiều hối này lại giúp gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tài chính, trong đó, có ngân hàng thương mại qua việc phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ đến những người nghèo và khu vực nông thôn. Kênh chuyển tiền phi chính thức bao gồm các tổ chức hay cá nhân chưa được cấp giấy phép hoặc chưa đăng ký như những người lái xe khách,bạn bè, họ hàng hay là bản thân các cá nhân tự mang tiền về. Thông thường, lượng kiều hối được chuyển qua kênh chuyển tiền phi chính thức không được thống kê đầy đủ. b,Đối với Việt Nam có các kênh chuyển kiều hối sau: Kênh chuyển tiền phi chính thức.
  7. Hiện nay, kênh chuyển tiền phi chính thức tại Việt Nam bao gồm ba hình thức chuyển tiền chủ yếu là chuyển tiền qua các đại lý tư nhân, chuyển tiền tay ba và chuyển tiền trực tiếp. i. Chuyển tiền qua các đại lý tư nhân là hình thức chuyển tiền qua một trung gian mà trung gian này chính là các đại lý bán lẻ của các công ty thương mại dịch vụ với chức năng chính là bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các công ty nói trên. Như vậy, dịch vụ chuyển tiền chỉ là một chức năng phụ của các đại lý này. Các đại lý này chịu sự điều chỉnh bằng các quy định do trung tâm phân tích báo cáo và giao dịch tài chính Canada ban hành. Tuy nhiên, trong thực tế, các đại lý này tỏ ra không mấy tôn trọng nghĩa vụ pháp lý của họ nên làm dấy lên những lo ngại rằng sự lạ m dụng tín dụng có thể xuất hiện ở khu vực này. ii. Chuyển tiền tay ba là hình thức chuyển tiền được thực hiện bằng việc ghi sổ và bù trừ trên tài khoản của các bên tham gia. Dòng chuyển tiền này đi kèm với dòng chu chuyển các hàng hóa và dịch vụ, bởi vì, người cung ứng dịch vụ chuyển tiền này có hoạt động kinh doanh tại một địa bàn cụ thể như kinh doanh các sản phẩm băng hình, kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hay kinh doanh tạp hóa. iii. Chuyển tiền trực tiếp là hình thức chuyển tiền mà các cá nhân tự mang tiền về. Theo quy định của Việt Nam, mỗi cá nhân có quyền mang tối đa 5000 đôla Mỹ vào Việt Nam nhưng trong thực tế, người ta có thể mang nhiều hơn thế mà không cần khai báo. Kênh chuyển tiền chính thức i. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế sử dụng tiền mặt rất phổ biến với hệ thống ngân hàng tài chính còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, khu vực nông thôn còn nghèo đói và khả năng tiếp cận với các định chế tài chính còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, sự phát triển về công nghệ và cơ sở hạ tầng chưa đủ để cung ứng những dịch vụ chuyển tiền với chi phí hợp lý, nên có thể nói, kênh chuyển tiền chính thức chưa cạnh tranh được với kênh chuyển tiền phi chính thức. ii. Kênh chuyển tiền chính thức của Việt Nam hiện nay gồm các ngân hàng, các tổ chức chuyển tiền đặc biệt như Western Union và bưu điện. Riêng bưu điện có màng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước còn các ngân hàng, tổ chức chuyển tiền chủ yếu hoạt động mạnh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực phát triển khác chứ chưa đến được khu
  8. vực nông thôn trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hiện nay, Western Union đã ký hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để giúp mở rộng phạm vi phục vụ của mình. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy kênh chuyển tiền chính thức sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai. II. Tình hình kiều hối của Việt Nam hiện nay 1,Thực trạng về nguồn vốn đầu tư và nguồn kiều hối tại Việt Nam trong thời gian qua a,Nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết với WTO cũng như nhiều cam kết đa phương và song phương, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN và với các đối tác trong khu vực. Chúng ta đã đạt được một số thành công như: tăng trưởng GDP ở mức cao, tăng xuất khẩu, các nguồn vốn FDI, FII, ODA và kiều hối được cam kết và đổ vào ở mức cao, quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với nhiều nước được tăng cường và mở rộng. Thể chế pháp lý và môi trường kinh doanh được cải thiện theo hướng mở rộng tự do hoá thương mại và đầu tư. Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến tốc độ tăng trưởng bị sụt giảm hẳn (5,32%) so với các năm trước. Tuy nhiên, với những chính sách kích thích kinh tế khá cương quyết của Chính phủ, nền kinh tế đã ra khỏi thời kỳ thu hẹp và đang tăng trưởng vững chắc hơn. Nhiều yếu tố nền tảng của nền kinh tế đã được cải thiện trong năm 2010, trong đó phải kể đến sự hồi phục của cầu đầu tư và cầu tiêu dùng trong nước. Thêm vào đó, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam đã ổn định và vững chắc hơn. Trong năm 2010, tiêu dùng và đầu tư vẫn là hai yếu tố động lực cho tăng trưởng kinh tế. Theo nguồn từ Tổng cục Thống kê: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2009 .Có thể biểu diễn sự thay đổi tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2007 - 2010 qua đồ thị 1.
  9. Đồ thị 1: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2007-2010 (Đơn vị: %) (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010) Nguồn vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tuy có tốc độ gia tăng về quy mô, song thực tế đã bộc lộ các vấn đề lớn về hiệu quả sử dụng vốn. Thứ nhất: Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư là rất lớn, tình trạng tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong khi đó, tỷ lệ đầu tư/GPD cao (năm 2008: 41,5%; năm 2009: 42,4%; năm 2010: 46,1% dẫn đến đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. (Đồ thị 2)
  10. Đồ thị 2 : Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và kiều hối so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 -2009 và dự báo năm 2010 (Đơn vị: %) (Nguồn: Tổng hợp báo cáo thống kê của IMF) Tăng trưởng của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nhân tố vốn, chưa thực sự dựa trên cơ sở năng suất lao động và nâng cao hiệu quả. Tỷ lệ đầu tư so với GDP luôn ở mức rất cao so với mức trung bình của các nước trên thế giới. So với các nước châu Á, tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. (Bảng 1) Bảng 1: Tỷ lệ đầu tư so với GDP ở một số nước Châu Á 2008 2009 2010 Investment (% of GDP) China 44.05% 48.24% 48.77% Vietnam 41.5% 42.4% 46.1% India 34.89% 37.00% 37.87% Indonesia 27.82% 31.00% 32.49% Thailand 29.12% 21.24% 26.02% Singapore 30.20% 26.36% 23.83% (Nguồn: economywatch.com) Thứ hai: Hiệu quả sử dụng vốn đã giảm mạnh, cần lưu ý vấn đề vốn
  11. của khu vực Nhà nước gia tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại sẽ là nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trong những năm qua, hệ số ICOR của Việt Nam đã liên tục gia tăng. (Đồ thị 3) Đồ thị 3: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á Năm 2009, hệ số ICOR của Việt Nam đã tăng vọt lên 8, tuy năm 2010, hệ số này đã giảm xuống còn 6,2 nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So với các nước trong khu vực, hệ số ICOR của Việt Nam cao gần gấp đôi, thể hiện hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nửa. Cạnh tranh tăng lên trên thị trường nội địa trong quá trình mở cửa thị trường gây nhiều sức ép cho đối tượng “yếu thế” như hộ sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ... Vốn đầu tư từ nước ngoài tăng nhanh trong thời gian qua, song cũng tồn tại nhiều vấn đề trong quản lý và chất lượng của các dự án, điều này làm xung đột lợi ích của các bên trong quá trình liên doanh đầu tư và hiệu quả đầu tư chưa phát huy rõ rệt đến đời sống kinh tế - xã hội. Để nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tă ng trưởng cao và bền vững, Việt Nam cần thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế, giải quyết tăng trưởng kinh tế trên nền tảng chất lượng, tăng trưởng cần dựa vào tri thức, công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. b,Thực trạng nguồn kiều hối và những tác động đến nền kinh tế Để tăng trưởng kinh tế cao thì vốn đầu tư là yếu tố vật chất có tính quyết
  12. định. Trong các nguồn lực thì kiều hối là kênh ngoại tệ mạnh quan trọng cho đất nước. Nguồn kiều hối vào Việt Nam đã tăng dần qua các năm, giá trị kiều hối đã đạt mức kỷ lục với 8 tỷ USD năm 2010. Theo đánh giá của WB, Việt Nam đứng hàng thứ 16/30 quốc gia trên thế giới có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất. Lượng kiều hối được các gia đình sử dụng vào kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng là một nguồn vốn rất quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam. (Đồ thị 4) Đồ thị 4: Lượng kiều hối chuyển về Việt nam giai đoạn 2000-2010 (Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP theo tỷ giá thực tế đã gần như tăng liên tục qua các năm và hiện đã đạt mức khá. Bình quân chung từ năm 1991 đến nay, tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP đạt 5,85%; năm 2009, đạt 6,66%; năm 2010 đạt 7,92%. Ở Việt Nam, mặc dù không có đầy đủ số liệu thống kê về giá trị của kiều hối được sử dụng cho tiết kiệm và đầu tư nhưng theo đồ thị 1, có thể thấy tỷ lệ kiều hối/GDP có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và có biến động cùng chiều với tiết kiệm và đầu tư. Lượng kiều hối đạt được kết quả khả quan như trên xuất phát từ các nguyên nhân sau: Quá trình đổi mới mở cửa hội nhập của Việt Nam đã đạt được những thành
  13. tựu: tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 6,78%, vượt mục tiêu đề ra, cao hơn tốc độ tăng của hai năm trước, và đang có xu hướng tăng lên. Với GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Cơ hội đầu tư vào Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới phát triển Cùng với việc đổi mới, mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn, là sự thông thoáng về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối (bãi bỏ nhiều quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền, nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, thông thoáng trong việc về thăm quê hương, mua nhà ở, đầu tư trong nước...) đã góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn kiều hối. Số kiều bào ta ở nước ngoài khá đông đảo (trên 3 triệu người), đông nhất là ở Mỹ (1,5 triệu người), Pháp (300 nghìn người), Australia (250 nghìn người), Canada (200 nghìn người)... Đây là những nước có nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao và số Việt kiều ở những nước này làm ăn phát đạt nhiều, có ý thức tiết kiệ m, tích lũy đầu tư,... Cùng với đó là số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cũng khá đông đảo (hiện lên đến trên 400.000 người) với đức tính cần cù, tiết kiệm, luôn hướng về quê hương. Hiện tại, nền kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tích cực sau khủng hoảng. Nhiều nước có nhiều kiều bào ta sinh sống hoặc có nhiều lao động làm việc đã thoát khỏi khủng hoảng, bước đầu trên đà phục hồi tăng trưởng. Bà con Việt kiều có công việc thu nhập tốt hơn, lượng ngoại tệ chuyển về nước nhiều hơn. Bên cạnh nguồn kiều hối dành cho tiêu dùng, sản xuất thì có một phần dành cho đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Trong những năm qua, sự thuận lợi, nhanh chóng, an toàn cho người nhận tiền tại các ngân hàng thương mại (NHTM) và các đơn vị làm dịch vụ chuyển kiều hối, kể cả việc đưa tiền đến tận nhà người nhận đã góp phần gia tăng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Hiện nay, ngoài các NHTM còn có hàng chục công ty kiều hối cung ứng dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Nhiều ngân hàng có thế mạnh cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối vì có mạng lưới rộng, công nghệ kiều hối hiện đại cho phép xử lý giao dịch kiều hối tập trung với mức độ tự động cao, quan hệ với nhiều nước như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, ACB, Sacombank, Đông Á... Về mạng lưới chi trả kiều hối, đứng đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với trên 2.280 điểm giao dịch các loại trong toàn quốc đã triển khai hợp tác với Western Union để chuyển tiền kiều hối về nước, tới tận các vùng nông thôn, miền núi, vùng xa, vùng sâu... Vietinbank nhận cung cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động ATM và bằng thẻ E-Partner. Theo đó, kiều hối được chuyển trực tiếp vào tài khoản người nhận và tỷ giá được quy đổi sang đồng Việt Nam tại thời điểm ngân hàng nhận tiền. Công ty kiều hối Sacombank (Sacomex) nhận chi trả tiền kiều hối tại nhà và tại quầy kể cả ngày lễ, thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần. Có tới 90% doanh số kiều
  14. hối được công ty Sacomex chi trả tận nhà người nhận tiền. Cũng phải kể đến nguyên nhân từ lãi suất và tỷ giá. Lãi suất ở các nước hiện rất thấp, trong khi lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam khá cao (năm 2010, lãi suất xoay quanh mức 5%/năm); giá USD trên thế giới giảm nhưng vẫn tăng khá ở Việt Nam (tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9,68%, nếu tính bình quân năm cũng tăng 7,63%). Cánh kéo tỷ giá ở Việt Nam so với các nước khá cao (1 USD ở Việt Nam có sức mua bằng khoảng 3 USD ở Mỹ) cũng có sức hút kiều bào và người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về. Nghiên cứu của Pfau và Long (2006) cung cấp nhiều thống kê mô tả hữu ích về vấn đề kiều hối ở Việt Nam thông qua các bộ số liệu VLSS. Nghiên cứu này cho thấy sự phân phối của kiều hối trong cả nước. Về mặt địa lý, đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm, và vùng Đông Nam (với trung tâm là TP Hồ Chí Minh) là hai vùng tiếp nhận kiều hồi chủ yếu trên tất cả các mặt: dân số, tổng giá trị và mật độ dân chúng nhận kiều hối. Vào đầu thập niên 1990, hai vùng này, mặc dù chỉ chiếm 38% dân số cả nước, nhưng đã tiếp nhận gần ba phần tư tổng lượng kiều hối toàn quốc. Tuy nhiên, đã có một sự dịch chuyển mạnh trong cơ cấu phân bổ kiều hối những năm sau đó. Lượng kiều hối chuyển về hai cực nói trên giảm một cách tương đối, và tăng lên ở tất cả các vùng khác, đáng kể nhất là vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Sự dịch c huyển này phản ánh một thực tế là trong thập niên vừa rồi, nguồn cung công nhân xuất khẩu lao động đã dịch chuyển khỏi hai thành phố lớn và chuyển về các vùng lân cận. Giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng có một sự dịch chuyển đáng kể (Hình i). Trong khi dân số ở khu vực nông thôn dần dần giảm đi, thì tỷ trọng kiều hối khu vực này nhận được lại tăng lên đáng kể. Có khả năng là vào giai đoạn đầu, cơ hội xuất khẩu lao động chủ yếu rơi vào khu vực thành thị, nơi người dân có lợi thế về thông tin đi làm việc ở nước ngoài. Nhưng theo thời gian, một mặt cung lao động từ thành thị giảm, mặt khác thông tin được lan toả sang khu vực nông thôn ngày càng nhanh, kết quả là lượng công nhân xuất khẩu lao động từ khu vực nông thôn đã tăng lên nhanh chóng 100% 90% 80% 70% 60% Thành thị 50% Nông thôn 40% 30% 20% 10% 0% 1992/93 1997/98 2003 2004
  15. Bảng : Phân phối kiều hối theo vùng nông thôn-thành thị Một vấn đề rất quan trọng nhưng đồng thời lại rất chưa rõ ràng, là kiều hối được sử dụng như thế nào. Câu trả lời chính xác cho vấn đề này có thể giúp ích cho việc làm sáng tỏ cuộc tranh luận về hiệu ứng thực sự của kiều hối đối với đời sống kinh tế. Nghiên cứu của Pfau và Long (2GG6) cho thấy 73% lượng kiều hối được phân bổ cho tiêu dùng trực tiếp, trong khi 14% được dùng cho “xây (và sửa) nhà,” và chỉ có 6% là được dùng cho “đầu tư” nói chung, tức là kể cả đầu tư cho giáo dục và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. 2. những tác động của kiều hối a,tích cực  Đóng góp vào sự gia tăng tiết kiệm của quốc gia Kiều hối chuyển về nước không chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng mà còn là một nguồn quan trọng cho đầu tư phát triển, một bộ phận khác được đưa vào các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức này lại cho doanh nghiệp vay để thực hiện hoạt động đầu tư. Ngay cả khi kiều hối phục vụ cho tiêu dùng thì cũng làm tổng cầu tăng, tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.  kiều hối tác động tích cực đến thị trường tài chính Khi thị trường tài chính phát triển, dòng tiền kiều hối đưa vào các tổ chức tài chính được sử dụng một cách hiệu quả, tác động tích cực đến đầu tư, củng cố sự phát triển vững chắc của thị trường tài chính. Khi thị trường tài chính kém phát triển, kiều hối là một nguồn cứu thế cho thị trường tài chính. Lúc này, các sản phẩm tín dụng bị hạn chế bởi giá cao, kiều hối trực tiếp đến tay doanh nghiệp tạo nguồn lực cho hoat động đầu tư, từ đó tạo tăng trưởng kinh tế.  kiều hối tác động tích cực tới các vấn đề xã hội
  16. Kiều hối là một nguồn tài trợ cho việc giải quyết các vấn đề xã hội đặc biệt là chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế…... - Kiều hối đóng góp cho công c uộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Nguồn vốn này chẩy thẳng vào khu vực dân cư, do đó có tính thúc đẩy đầu tư tư nhân cao, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho các chủ thể nhận kiều hối và các chủ thể được hưởng lợi từ nguồn đầu tư kiều hối.  Kiêu hối hỗ trợ cán cân thanh toán quốc gia T rong m ấy năm gần đây, nền kinh tế n ư ớc ta đ ã tr ải qua nhữngthăng trầm d o ả nh h ư ởng của cuộc khủng hoảng t ài chính toàn c ầu cũng nh ư xu ất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng c ao ( năm 2008) và đ ặc biệt h ơn n ữa đó l à tình tr ạng thâm hụt cán cân v ãng l ai b ắt n g u ồ n t ừ t h â m h ụ t c á n c â n t h ươ n g m ạ i n g à y c à n g g i a t ă n g . B ê n c ạ n h đ ó , d o t á c động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư củaViệt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếpnước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽgây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cúsốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam c ó x u h ư ớ n g t h u hẹ p . Trong nhiều năm qua và cả hiện nay, Việt Nam là nước luôn luôn nhập siêu, tính riêng năm 2010, Việt Nam nhập siêu khoảng 12,3 tỷ USD, nguồn kiều hối nhận được trong năm 2010 là 8 tỷ USD, đã bù đắp được khoảng 67% thâm hụt cán cân thương mại  Tránh gánh nặng nợ nần Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại và đặc biệt kiều hối tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Nguồn vốn này giúp đất nước giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Việt Nam được coi là nơi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI) rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trong năm 2009 là 10 tỷ USD và trong năm 2010 là 11 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng và vốn của tư bản nước ngoài, nếu họ không xuất khẩu thì sẽ cạnh tranh với hàng hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước. Trong khi đó nguồn vốn kiều hối thì tránh được các mặt tiêu cực này. Còn đối với nguồn vốn
  17. hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là nguồn vốn quan trọng, nhưng 90% là vốn vay. Trong năm 2010, số vốn ODA giải ngân ở Việt Nam là 3,5 tỷ USD nhưng có tới 3,2 tỷ (91,4%) là vốn vay, nếu sử dụng không tốt sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau. Trong khi đó, nguồn vốn kiều hối không phải trả nợ cho ai cả. b, tiêu cực Trong những năm qua lượng kiều hối đổ về Việt Nam liên tục tăng cao và có đóng góp rất tích cực trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vai trò tích cực của kiều hối rất dễ dàng nhận thấy và do đó nó được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng nguồn kiều hối không hiệu quả đã đưa đến những tác động tiêu cực trong nền kinnh tế. Ngoài việc trang trải cho cuộc sống, nguồn kiều hối còn chạy lòng vòng qua các kênh có nhiều rủi ro cao. Điều này đem đến những tác động tiêu cực như sau:  Lượng kiều hối lớn có thể ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW. Lượng ngoại tệ lớn đổ về nước gây áp lực gia tăng tổng phương tiện thanh toán thông qua gia tăng tài sản có yếu tố nước ngoài ròng (NFA). Điều này thực sự gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát tiền tệ. Chỉ cần hiểu đơn giản như thế này: Lãi suất tiền gửi bằng USD ở Việt Nam ở mức cao (khoảng 5%/năm) trong khi tiền gửi tại Mỹ có lãi suất khoảng 0,5%/năm nên cũng có khuyến khích mạnh để chuyển kiều hối về “đầu tư” kiếm lời và sự chênh lệch đó cũng gây khó cho việc quản lý ngoại hối.  Kiều hối đổ về nước trong thời gian qua tăng cao còn làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể nhìn nhận vấn đề này theo hai hướng tác động cùng xuất phát từ chênh lệch tỷ giá. Thứ nhất, chênh lệch tỷ giá giữa NHTM và chợ đen làm cho lượng ngoại tệ có xu hướng chảy rat hi trường chợ đen. NHTM không đủ ngoại tệ để cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp này. Thứ hai, kiều hối về nước làm tăng lượng cung ngoại tệ, điều này làm cho đồng nội tệ lên giá, hạn chế xuất khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai.  Lượng kiều hối đổ về nước có thể dẫn đến nguy cơ cao của tình trạng Đôla hóa nền kinh tế. Nguồn kiều hối chảy vào trong nước không phải lúc nào cũng thu hút hết vào trong hệ thông ngân hàng. Thực tế Việt Nam cho thấy, trong nhiều năm qua, khi tiếp nhận các dòng ngoại tệ, người dân thường có xu hướng rút ngoại tệ để bán lại trên thị trường với tỷ giá cao hơn
  18. thay vì gửi tiền hoặc bán lại ngoại tệ vho NHTM. Các công ty kiều hối Sacombank, Đông Á, các ngân hàng thương mại có thị phần chuyểnkiều hối lớn như ACB, Agribank, Vietinbank đều cho biết lượng ngoại tệ từ kiều hối được gửi hoặc bán lại cho ngân hàng trung bình chỉ 10-15%. Nếu chỉ 50% lượng kiều hối đó quay trở lại ngân hàng thì cơ bản cũng sẽ giải quyết được tình hình căng thẳng ngoại tệ. Điều này còn dẫn đến một thực trạng là các ngân hàng không đủ ngoại tệ để cung ứng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Áp lực cao về tỷ giá. Các doanh nghiệp muốn có ngoại tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải chủ động kiếm nguồn trên thị trường tự do với tỷ giá cao hơn khá nhiều so với tỷ giá ngân hàng.  Bên cạnh đó việc tăng lượng kiều hối đổ về Việt Nam cũng làm tăng tổng cầu, gây tăng nguy cơ lạm phát do cầu kéo. Kiều hối về nước phần lớn được các hộ gia đình sử dụng để tiêu dùng (hàng trong nước và hàng nhập khẩu). Điều này góp phần làm mất cân bằng cung cầu hàng hóa khiến gia tăng lạm phát. Một cuộc điều tra tiến hành năm 2008 với hơn 4.000 hộ gia đình Việt Nam cho thấy kiều hối về Việt Nam đã làm tăng phần chi tiêu của các gia đình cho đất đai và nhà ở. Các chuyên gia ước tính khoảng 48% kiều hối chuyển về nước trong những năm qua có liên quan đến bất động sản; một lượng nhỏ được đầu tư cho dịch vụ, du lịch. “Các tác động của kiều hối đối với xóa đói giảm nghèo là không đáng kể, vì kiều hối chủ yếu gửi cho các hộ gia đình khá giả và không dành cho chi tiêu”.  Kiều hối cũng là một kênh của hoạt động rửa tiền. Do có quy mô lớn nên dù là hoạt động chuyển tiền cá nhân, song kiều hối đặt ra vấn đề hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt với nguồn kiều hối được chuyển qua các kênh phi chính thức. theo nhận định của cơ quan phòng chống ma túy Liên Hợp Quốc (UNODC), Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng Để cải thiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn của Việt Nam là rất lớn. Song kinh nghiệm cho thấy nguồn vốn từ nươc ngoài tuy có tác dụng tích cực, nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Kiều hối cũng có tính 2 mặt. Vì vậy việc thu hút và sử dụng kiều hối cần phải thận trọng và đảm bảo nguyên tắc sử dụng có hiệu quả.
  19. III.Giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn kiều hối Tiềm năng c ủa nguồn kiều hối ở Việt Nam còn rất lớ n. Vấn đề làchúng ta phải đưa ra nhữ ng biện pháp hữ u hiệu khơi thông ngu ồn lực dồi dào này. Để thu hút, giám sát và sử dụng hi ệu quả nguồn ki ều hối, chúng tôi đưa ra m ột số giải pháp sau:,  N hà nướ c cần thực thi các chính sách nh ằm định hư ớng hoặc tạo động lực dẫn dắt kiều hối đầu tư vào các lĩnh vự c sản xuất và phát triển con người, đóng góp vào m ục tiêu phát tri ển bền vữ ng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần cải thi ện môi trườ ng kinh doanh vì môi trườ ng kinh doanh ảnh hư ở ng trự c tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa các chủ thể trong nền kinh tế. M ôi trườ ng kinh doanh thu ận lợi sẽ tạo cơ h ội gia tăng hi ệu quả đầu tư c ũng như sứ c cạnh tranh c ủa các doanh nghi ệp.  Minh bạch nguồn thông tin v ề văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, các giao dị ch vốn. Cần có nhiều chi ến dịch quảng bá để cung c ấp đầy đủ các thông tin v ề chính sách c ủa Nhà nướ c nhằm giải toả tâm lý cho ki ều bào ở nư ớc ngoài, thu hút ngày càng nhiều các doanh nhân là ki ều bào từ các nư ớc trên th ế giới đầu tư về quê hương. Hình thành thêm nhữ ng tổ chứ c làm cầu nối thích hợ p cho kiều bào về nướ c và xây dự ng một diễn đàn có tính chất thư ờng niên về tư vấn chính sách cho Chính ph ủ đối với m ột số lĩnh vực quan trọng của kinh tế - xã hội có sự tham gia c ủa trí th ức kiều bào.  Cần thống kê đúng, đ ầy đủ và kị p thời nguồn ki ều hối để làm cơ sở cho việc hoạch đị nh chính sách kinh tế vĩ mô. Cần có số liệu thống kê rõ c ả về lượ ng đầu tư trực tiếp của Việt kiều và m ối liên hệ với số liệu các lu ồng ngoại tệ khác. Đồng thời, Chính ph ủ cần thư ờ ng xuyên rà soát các dự án đầu tư, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các dự án theo từng ngành để có hư ớ ng xử lý đối vớ i từng loại dự án.  N hà nướ c cần tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng mở rộng m ạng lưới rộng khắp để thu nhận và chi trả kiều hối. Tăng cư ờng m ạng lưới chi nhán h NHTM Việt Nam tại nư ớc ngoài và thi ết lập quan h ệ chuyển tiền trực tiếp với các NHTM tại các quốc gia có nhiều Việt ki ều và người lao đ ộng Việt Nam. Các NHTM cần đa dạng hoá s ản phẩm cho đ ối tượng khách hàng m ục tiêu là Việt kiều và ngư ời lao động Việt N am ở nư ớc ngoài.  NHNN nghiên cứ u và đưa ra chính sách đi ều chỉnh tỷ giá phù hợ p với thự c tế, giảm thiểu khoản chênh lệch tỷ giá giữa ngân hàng và thị trườ ng tự do để thu hút lượng kiều hối về hệ thống ngân hàng theo hư ớ ng có lợi cho khách hàng. Quy định thống nhất tỷ giá cho các công ty chi trả kiều hối và phải ngang bằng với t ỷ giá c ủa ngân hàng. Các ngành có liên quan như quản lý thị trườ ng, thanh tra, cơ quan thông tin đại chúng... ph ối hợ p cùng hệ thống ngân hàng chấm dứt tình tr ạng bán hàng thu b ằng ngoại t ệ và niêm yết hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ trái phép. NHNN c ần có biện pháp đảm bảo cho lãi
  20. suất tiền gử i nội tệ đủ sứ c hấp dẫn để khuyến khích ngư ời nhận kiều hối chuyển sang nội tệ, từ đó tạo ra nguồn cung ngo ại tệ dồi dào cho các NHTM, tăng ngu ồn dự trữ ngoại hối của nền kinh tế  Tăng cườ ng công tác th ống kê và giám sát ngu ồn chuyển tiền ki ều hối để phát hi ện các giao dịch bất thư ờ ng nhằm tránh lợi dụng kênhchuyển tiền này để rử a tiền và tài trợ khủng bố. Bên c ạnh nhữ ng gi ải pháp trên, NHNN cần nghiên cứu chính sách đ ểkiểm soát tỷ lệ lạm phát. L ạm phát cao sẽ ảnh hư ởng lớ n đến tâm lý người dân về sự ổn đị nh giá trị đồng Việt Nam khi đó họ m uốn nắm giữ các tài sản khác an toàn hơn như ngo ại tệ, bất động sản, vàng... thay vì nắm gi ữ đồng Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0