intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI:ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

448
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 31/2010/TT-BTC ngày 09/03/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng qui định tại Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất áp dụng cho xe chở người có dung tích xi lanh trên 2500cc nhưng không quá 3000cc (mã 8703.33.51) là 83%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI:ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương ------------------o0o------------------ Công trình dự thi Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại Thương năm 2008 Tên công trình: ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Nhóm ngành: XH1a Hà Nội, tháng 7 năm 2007
  2. Mục Lục Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn đề I-Một số vấn đề lý luận về thuế nhập khẩu 1.Khái niệm thuế nhập khẩu 2.Vai trò của thuế nhập khẩu 2.1.Góp phần vào bảo hộ và phát triển sản xuất nội địa 2.2.Hướng dẫn tiêu dùng trong nước 2.3.Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước 2.4.Là công cụ quan trọng trong đàm pháp quốc tế, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại 3.Các phương pháp tính thuế nhập khẩu 3.1.Thuế tính theo giá 3.2.Thuế tuyệt đối 3.3.Thuế hỗn hợp II- Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác động của chính sách đó. 1.Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu ô tô 2.Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay 2.1.Đối tượng chịu thuế 2.2.Đối tượng nộp thuế 2.3.Thời điểm tính thuế 2.4.Thời điểm nộp thuế 2.5.Phương pháp tính thuế 2.6.Thuế suất 3.Tác động của chính sách thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2001 đến nay. 3.1.Từ năm 2001 đến tháng 1/2007 3.2.Tác động của 3 lần giảm thuế nhập khẩu ô tô trong năm 2007 3.2.1.Tác động đến người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu 3.2.2.Tác động đến các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước 3.3.Tác động của việc tăng thuế nhập khẩu ô tô năm 2008 3.3.1.Tác động đến người tiêu dùng 3.3.2.Tác động đến nhà nhập khẩu ô tô 3.3.3.Tác động đến các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và tới ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam 3.3.4.Tác động tới thị trường ô tô 4.Một số đánh giá về chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam III-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam 1.Chỉ coi thuế nhập khẩu ô tô là công cụ hỗ trợ 2.Chính sách thuế nhập khẩu ô tô phải đảm bảo tính dự báo được Phần 3: Kết thúc vấn đề. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ http://svnckh.com.vn 2
  3. Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5/năm trong 5 năm 2001- 2005 và 8,17% năm 2006 và 8,44% năm 2007)1 , mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị trường ôtô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe nổi tiếng thế giới như: Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls- Royce….Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và láp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ, Nhà Nước (mà cụ thể là Bộ Tài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm đã có tới năm lần Bộ Tài Chính điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ôtô. Hiện nay, chính sách thuế nhập khẩu ô tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm bởi chính sách ấy có tác động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Do tính cấp thiết của vấn đề, nhóm tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu trong đề tài là chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 trở lại đây (bao gồm cả thuế với xe mới, xe cũ và linh kiện phụ tùng nhập khẩu). Nhóm tác giả đã chỉ ra nh ững tác động to lớn và nhiều mặt của chính sách thuế nhập khẩu ô tô trên cơ sở nghiên cứu thực tế, phân tích so sánh số liệu, đánh giá, tổng hợp vấn đề. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế nhập khẩu ô tô. Với đề tài này nhóm tác giả không có tham vọng phân tích được hết những chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam từ trước đến nay mà chỉ đề cập đến chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 trở lại đây khi mà Việt Nam đã mở của và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới Trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã chia đề tài thành 3 nội dung lớn: Một là, một số lý luận về thuế nhập khẩu. Hai là, Chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác động của chính sách đó. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế nhập khẩu ô tô. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nhằm làm lành mạnh hóa thị trường ô tô cũng như xác định những bước đi thích hợp cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai. PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I-Một số vấn đề lý luận về thuế nhập khẩu. 1. Khái niệm thuế nhập khẩu. Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam 1 http://svnckh.com.vn 3
  4. Trong những năm vừa qua thuế nhập khẩu luôn được coi là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách quản lý hàng nhập khẩu, bảo về thị trường trong nước, góp phần tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và thuế quan còn là công cụ quan trọng trong việc thực hiện công tác đối ngoại của một quốc gia.Vậy thuế nhập khẩu là gì? Có khá nhiều khái niệm khác nhau về thuế nhập khẩu xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau: từ quan điểm về kinh tế chính trị, từ góc độ cái nhìn của người thu thuế tới người nộp thuế, rồi trên khía cạnh pháp luật… Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu: Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước.2 Từ phát biểu trên chúng ta có thể hiểu thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam là một loại thuế gián thu đánh vào mặt hàng ôtô được phép nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam mà chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan khi lô hàng ô tô vào lãnh thổ hải quan của Việt Nam. 2. Vai trò của thuế nhập khẩu: 2.1.Góp phần vào việc phát triển và bảo hộ sản xuất nội địa. Thuế nhập khẩu có xu hướng làm tăng giá trên thị trường nội địa, do đó có tác dụng bảo hộ sản xuất và thường được coi là một chính sách để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ. Việc áp dụng thuế nhập khẩu gây ra tổn thất cho toàn bộ xã hội. Điều này được phản ánh trong hai khái niệm: Tác động bảo hộ và tác động chuyển nhượng. Tác động bảo hộ: Gọi là bảo hộ vì với giá bán cao hơn sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước kém hiệu quả. Thêm mỗi đơn vị sản xuất ra là tăng thêm một mức độ kém hiệu quả. Tác động chuyển nhượng: Giá bán cao hơn (do có thuế nhập khẩu) được tính cho mỗi đơn vị của toàn bộ số lượng cung ứng trong khi tác động bảo hộ chỉ ứng với phần cung ứng gia tăng. Do đó, phần thu hoạch thêm của các nhà sản xuất có hiệu quả là phần thặng dư so với chi phí sản xuất. Đây chính là phần chuyển nhượng hay tái phân phối lợi tức từ giới tiêu thụ sang giới sản xuất. Tóm lại, một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cạnh tranh với hàng hóa trong nước sẽ làm cho giá cả trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên làm giảm nhu cầu tiê u dùng, tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Do vậy, có thể nói thuế quan là một công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những luận cứ bảo vệ cho một chính sách bảo hộ chỉ thích hợp trong ngắn hạn và trên phương diện phi kinh tế, hay chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp cụ thể mà thôi. Bởi vì bảo hộ làm giảm và có thể làm mất hẳn những lợi ích do phân công lao động quốc tế mang lại. Để thấy rõ được tác động bảo hộ của thế quan, chúng ta đi xem xét một số khái niệm: Theo giáo trình Chính Sách Thương Mại Quốc Tế-NXB Lao Động Xã Hội 2006 2 http://svnckh.com.vn 4
  5. Tỷ suất bảo hộ danh nghĩa (Nominal Protection Rate – NPR): Có hai loại NPR: là tỷ suất bảo hộ danh nghĩa thuế quan và tỷ suất bảo hộ danh nghĩa thực Bảo hộ thuế quan cho ta biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là như thế nào nếu không có hạn chế về số lượng, không có buôn lậu và những nhân tố khác có thể làm cho thuế nhập khẩu trở nên méo mó (thừa hoặc thiếu). Trên thực tế, khi ta thu một mức thuế đối với hàng nhập khẩu, không nhất thiết xảy ra việc tăng giá cả tương ứng trên thị trường nội địa đối với hàng hóa đó. Vì vây, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa thuế quan thường không trùng với bảo hộ danh nghĩathực. Bảo hộ danh nghĩa thực được hiểu là chênh lệch tính bằng phần trăm (%) mà người sản xuất nội địa nhận được và giá quốc tế. Bảo hộ thực chịu tác động của tất cả các nhân tố như: hàng rào thuế quan, phi thuế quan, buôn lậu…. Bên cạnh tỷ suất bảo hộ danh nghĩa NPR, còn có tỷ suất bảo hộ hiệu quả (Effective Protection Rate – EPR) khi thuế đánh vào thành phần nhập khẩu chênh lệch so với thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu. Trong tình huống không co méo mó về thuế nếu thuế nhập khẩu càng cao thì sự bảo hộ sản xuất nội địa càng lớn. Nhưng chúng ta biết rằng, một điều quan trọng đối với các nhà sản xuất không chỉ là giá bán hàng của mình trên thị trường mà còn là giá mua những đầu vào cho sản xuất. Giá mua ấy cũng bị những biện pháp bảo hộ tác động đến. Tỷ suất bảo hộ hiệu quả cho phép tính đến các tác động phối hợp của những biện pháp bảo hộ đối với các đầu ra và các đầu vào. Tỷ suất bảo hộ hiệu quả chính là sự biến đổi phần trăm của giá trị gia tăng vào giá nội địa so với giá trị ấy được tính theo giá quốc tế. Bảo hộ hiệu quả thật sự càng cao thì khả năng sản xuất hàng có hiệu quả càng cao và do vậy, nên công nghiệp đó càng được củng cố ở trong nước. Sự kiện bảo hộ thật sự có thể khác biệt với bảo hộ thuế quan danh nghĩa mang lại nhiều hàm ý lý thú. Sự bảo vệ thực sự mà một ngành công nghiệp được hưởng có thể gia tăng chỉ vì có sự giảm thuế đánh trên các đầu vào mà ngành công nghiệp đó được sử dụng. Việc giảm thuế cho các đầu vào lại dễ thực hiện hơn tăng thuế đầu vào. Và có vẻ như khuyến khích tự do mậu dịch hơn. Các quốc gia có thể gia tăng bảo vệ đối với các nhà sản xuất trong nước thông qua đặc quyền thuế quan như vậy. Các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu thường không thể hưởng lợi trên thị trường quốc tế, nếu thuế quan bảo vệ lại đánh cả vào những đầu vào nhập khẩu mà ngành công nghiệp đó sử dụng. Vì vậy, đánh thuế thấp hoặc không thu thuế các đầu vào nhập khẩu có thể vừa là biện pháp bảo hộ hữu hiệu sản xuất nội địa, vừa là giải pháp khuyến khích xuất khẩu. 2.2 Thuế quan góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước: Để xem xét tác động của thuế nhập khẩu đối với giới tiêu dùng nội địa như thế nào, trước hết chúng ta giả thiết rằng, thu nhập của mỗi người tiêu dùng là cố đị nh, và người tiêu dùng đó có thể lựa chọn mua một trong hai hàng hóa A và B. Khi chưa có thuế nhập khẩu, người tiêu dùng vừa mua sản phẩm A và B theo một tỷ lệ nào đó. Giả sử nhà nước đánh thuế nhập khẩu đối với một mức thuế nào đó theo giá của sản phẩm A, khi đó đường giới hạn ngân sách sẽ thu hẹp lại. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sản phẩm A và sẽ mua nhiều sản phẩm B. Và để cân đối lại ngân sách, người tiêu dùng sẽ phân chia phần thu nhập cố định của mình. http://svnckh.com.vn 5
  6. Như vậy ta có thể thấy thuế nhập khẩu trong trường hợp này đã tác động đến hành vi của người tiêu dùng trên 2 khía cạnh. Trước khi đánh thuế vào sản phẩm A, người tiêu dùng có thể tự liệu phân phối thu nhập của mình sao cho mua được cả hai sản phẩm A và B nhiều nhất. Sau khi đánh thuế vào sản phẩm A thì người tiêu dùng có xu hướng phân bố thu nhập của mình nghiêng về mua được sản phẩm B nhiều hơn. Đó chính là tác động của thuế nhập khẩu đối với hướng dẫn tiêu dùng trong nước. 2.3 Thuế nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Trên mỗi đơn vị nhập khẩu, Nhà nước thu được một số thuế nhất định. Và trong một nước mà hệ thống chưa phát triển, thuế nhập khẩu gần như là một nguồn thu chính vì dễ thực thu. Nhiều nước châu Á phát triển nhờ vào thương mại quốc tế, và điều đáng ngạc nhiên là thuế nhập khẩu chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu Chính phủ. Ví dụ: Ấn Độ 28,5%; Philipin 24%; Thái Lan 23%, Malaysia 17%; Đài Loan 14%. Trong khi đó, các nước giàu có tỷ lệ rất thấp Mỹ 1,4%; Canada 1,7%; Anh 0,07%; Pháp 0,03%; CHLB Đức 0%. Ở Việt Nam, do mở rộng hoạt động ngoại thương, nên nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu cũng tăng lên qua các năm và góp phần đáng kẻ vào nguồn thu của ngân sách. Thuế xuất nhập khẩu, chủ yếu là thuế nhập khẩu ở Việt Nam, trong những năm 90 chiếm từ 25% đến 28% tổng số thu thuế của ngân sách nhà nước. ( Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế 2006) Thuế quan là công cụ quan trọng trong đàm pháp quốc tế góp phần thúc 2.4 đẩy tự do hóa thương mại. Các quốc gia không kể quy mô và trình độ phát triển đang tìm mọi cách tham gia vào thị trường thế giới và khu vực, nhằm thụ hưởng những lợi ích do hợp tác và phân công lao động quốc tế mang lại. Một trong những cố gắng của các quốc gia theo hướng này là tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại. Các quốc gia đã và đang đạt được những kết quả nhất định theo hướng này. Trong 7 vòng đám phán (1948 – 1994), các thành viên GATT đã đạt được thỏa thuận giảm thuế cho 89.000 hàng hóa. Vấn đề giảm thuế quan, các rào cản thương mại và loại trừ phân biệt đối xử vẫn là mục tiêu cơ bản của WTO (GATT – 1994). Theo hiệp định Urugoay (kết quả vòng đàm phán thứ 8 của GATT), từ năm 1994 đến 2005, mức thuế quan trung bình sẽ giảm 40%. Với mức giảm như vậy, mức thuế quan trung bình sẽ giảm 40%. Với mức giảm như vậy, mức thuế hàng hóa nói chung ở các nước công nghiệp phát triển chỉ còn khoảng không quá 5%, trừ hàng dệt và may mặc, mức trung bình khoảng 10 – 30%. Chủ yếu là đối với hàng nhập từ các nước đang phát triển, thuế quan trung bình ở các nước Đông Á chỉ còn từ 5 – 15%; Nam Á: 10 – 60%, Mỹ La tinh, Trung Đông, châu Phi: 10 – 25%. Để tạo cho tự do thương mại, các nước tham gia WTO cũng đã cam kết thuế hóa các biện pháp không mang hình thức thuế và không đưa thêm các hình thức bảo hộ mới ngoài khuôn khổ của GATT. Mọi chính sách kinh tế rõ ràng sẽ làm cho thương mại quốc tế không còn cản trở để các doanh nghiệp phải lo lắng. Theo Tổng Thư ký GATT thì 95% số hàng hóa trong mậu dịch quốc tế sẽ được điều tiết chủ yếu bằng công cụ thuế quan. http://svnckh.com.vn 6
  7. Các nước thành viên WTO cũng thỏa thuận rằng, mọi loại thuế và khoản thu nội địa sẽ không áp dụng trực tiếp hay gián tiếp đối với các sản phẩm nhập khẩu cao hơn những khoản thuế và thu nội địa đánh vào các sản phẩm trong nước tương ứng. 3. Các phương pháp tính thuế nhập khẩu. Có rất nhiều phương pháp tính thuế nhập khẩu khác nhau. Tùy theo từng mặt hàng và chính sách của Nhà Nước đối với từng mặt hàng nhập khẩu mà Nhà Nước (cụ thể là cơ quan thuế ) áp dụng các phương pháp đánh thuế nhập khẩu cho phù hợp. 3.1. Thuế tính theo giá.(thuế tương đối) Thuế tính theo giá là loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định trên giá hàng nhập khẩu. Việc áp dụng cách tính thuế theo giá làm cho số tiền thuế thu được biến động theo sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu. Lượng thuế nhập khẩu=Giá tính thuế x Lượng nhập khẩu x thuế suất(%) Ví dụ: Hiện nay thuế nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc là 83%. Nếu nhập khẩu một chiếc Audi R8 từ Đức với giá là 247.000 $ và cơ quan hải quan của Việt Nam chấp nhận lấy mức giá này là mức giá tính thuế thì lượng thuế nhập khẩu phải nộp sẽ là: Lượng thuế nhập khẩu= $ 247.000 x 1 x 83% = $ 205.010 Giá tính thuế không đồng nghĩa với giá nhập khẩu mà là giá mà cơ quan hải quan chấp nhận để tính thuế cho lô hàng nhập khẩu đó. Theo hiệp định ACV – Agreement on Customs Value về xác định trị giá hải quan của WTO (hiệp định ACV là hiệp định cụ thể hóa các quy định trong điều VII của GATT 1994 cho nên còn được gọi là Hiệp định về thực hiện điều VII của GATT 1994), Giá tính thuế là giá thực tế đã hoặc sẽ phải thanh toán cho nghiệp vụ nhập khẩu lô hàng nhập khẩu đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Khi thuế nhập khẩu được tính theo giá thì việc xác định giá tính thuế là vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến số tiền phải đóng và chi phí này lại liên quan tới giá hàng nhập khẩu cao hay thấp. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế. Trị giá giao dịch (Transaction value) Là trị giá được xác định trên cơ sở giá thực đã trả hoặc sẽ trả khi hàng hóa được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu dựa trên hóa đơn hoặc ghi trên hợp đồng. Ngoài giá ghi trên hợp đồng, giá tính thuế còn bao gồm cả những chi phí: phí hoa hồng và môi giới, các khoản thu về sau mà người bán được hưởng phát sinh do việc bán lại hàng, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng nhập khẩu tiếp, phí vận tải, bảo hiểm và các loại phí liên quan khác tính đến điểm nhập khẩu… Trị giá giao dịch của hàng giống hệt( Transaction value of identical goods) Điều 2 hiệp định ACV quy định nếu giá tính thuế của hàng nhập khẩu không thể xác định theo phương pháp trị giá giao dịch nói trên thì giá tính thuế sẽ là giá trị giao dịch của mặt hàng giống hệt được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm hay cùng thời kỳ với lô hàng đang được xác định giá trị. http://svnckh.com.vn 7
  8. Hàng hóa giống hệt là hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả các đặc điểm về thực thể vật chất, chất lượng và uy tín. Hàng hóa được coi là hàng giống hệt là những hàng hóa mà: -Giống nhau về các khía cạnh: tính chất và đặc điểm về thực thể vật chất, chất lượng hàng hóa và danh tiếng hàng hóa -Được sản xuất ở cùng một nước với hàng hóa đang được xác định giá tính thuế -Do cùng một hãng sản xuất Định nghĩa về hàng hóa giống hệt không bao gồm các hàng hóa nhập khẩu do người bán cung cấp với mức giá thấp hoặc cho không để người nhập khẩu thực hiện các ý đồ thiết kế, trang trí mỹ thuật. Trị giá giao dịch của hàng tương tự (Transaction value of similar goods) Điều 3 hiệp định AVC quy định nếu giá tính thuế của hàng nhập khẩu không thể xác định theo hai phương pháp nói trên thì giá tính thuế sẽ là giá trị giao dịch của mặt hàng tương tự được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm hay cùng thời kỳ với lô hàng được xác định giá tính thuế. Hàng hóa tương tự được hiểu là hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có những đặc điểm tương đương và các vật liệu cấu thành tương đương cho phép chúng có thể cùng thực hiện chức năng và có thể thay thế lẫn nhau về mặt thương phẩm. Trường hợp xác định được nhiều giá tính thuế của hàng cùng loại hay tương tự thì giá thấp nhất sẽ được sử dụng để xác định giá tính thuế cho hàng nhập khẩu. Trị giá khấu trừ (Deductive value) Trong trường hợp không thể xác định giá tính thuế theo các phương pháp nói trên thì nên xác định trên cơ sở đơn giá bán trên thị trường nội địa của hàng nhập khẩu đang cần xác định giá tính thuế hoặc hàng giống hệt hoặc hàng tương tự khẩu trừ những chi phí dưới đây nếu chúng thực sự xảy ra: -Phí hoa hồng hoặc các khoản lợi nhuận và chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng tại nước có nhập khẩu hàng cùng chủng loại hay hạng bậc -Cước phí bảo hiểm, vận tải và chi phí có liên quan phát sinh trong phạm vi của nước nhập khẩu -Chi phí và phí tính gộp theo -Lệ phí hải quan và thuế hải quan của nước nhập khẩu. Khi áp dụng phương pháp khấu trừ, cần chú ý đến các chi tiết sau: Lựa chọn giá cả thích hợp, thời gian và điều kiện bán hàng, số lượng lớn nhất. Trị giá tính toán (Computed value) Khi không thể xác định giá tính thuế theo các phương pháp trên thì hiệp định AVC cho phép xác định giá tính thuế dựa vào tổng chi phí sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu. Theo phương pháp này trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá thành của mặt hàng đang được xác đinh giá tính thuế cộng với một khoản lợi nhuận và chi phí chung được phản ánh trong nghiệp vụ bán hàng cùng loại từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu. Phương pháp dự phòng (Fall-back method) Nếu không thể áp dụng các phương pháp trên, WTO cho phép xác định giá tính thuế trên cơ sở kết hợp các phương pháp trên một cách phù hợp nhưng không được dựa trên các cách sau: dựa trên giá nhập khẩu tối thiểu; dựa trên giá bán trong nước của hàng hóa tương tự được sản xuất tại nước mà hàng hóa cần xác định trị giá hải quan được nhập http://svnckh.com.vn 8
  9. khẩu; một hệ thống cho phép chấp nhận giá cao hơn trong hai loại giá sử dụng để xác định trị giá tính thuế quan của hàng hóa; dựa trên giá bán của hàng hóa tại thị trường nước xuất khẩu; định giá trên cơ sở giả định hay tùy tiện. 3.2.Thuế tuyệt đối: Là loại thuế quy định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Lượng thuế nhập khẩu= Lượng nhập khẩu x mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng nhập khẩu Hiện nay thuế tuyệt đối chỉ áp dụng duy nhất đối với mặt hàng ô tô cũ nhập khẩu vào Việt Nam Bảng 1-1: Biểu thuế nhập khẩu ô tô cũ của Việt Nam Thuộc nhóm mã số trong Đơn vị Mức Mô tả mặt hàng Biểu thuế nhập khẩu thuế(USD) tính ưu đãi (1) (2) (3) (4) 1. Xe chở không quá 5 người, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh: - Dưới 1.000cc Chiếc 8703 3.000,00 - Từ 1.000cc đến dưới Chiếc 8703 7.000,00 1.500cc - Từ 1.500cc đến 2.000cc Chiếc 8703 9.000,00 - Trên 2.000cc đến dưới Chiếc 8703 13.500,00 2.500cc - Từ 2.500cc đến 3.000cc Chiếc 8703 15.000,00 - Trên 3.000cc đến 4.000cc Chiếc 8703 18.000,00 - Trên 4.000cc đến 5.000cc Chiếc 8703 26.400,00 Chiếc - Trên 5.000cc 8703 30.000,00 2. Xe chở từ 6 người đến 9 người, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh: - Từ 2.000cc trở xuống Chiếc 8703 8.100,00 - Trên 2.000cc đến 3.000cc Chiếc 8703 12.600,00 - Trên 3.000cc đến 4.000cc Chiếc 8703 16.000,00 Chiếc - Trên 4.000cc 8703 24.000,00 3. Xe chở từ 10 người đến 15 người, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh: - Từ 2.000cc trở xuống Chiếc 8702 7.200,00 - Trên 2.000cc đến 3.000cc Chiếc 8702 10.800,00 Chiếc - Trên 3.000cc 8702 15.000,00 Nguồn: quyết định số 14/2008/QĐ-BTC 3.3. Thuế hỗn hợp: http://svnckh.com.vn 9
  10. Là loại thuế vừa áp dụng tính theo số lượng vừa áp dụng tính theo giáo trên số hàng nhập khẩu. II- Chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác động của chính sách đó. 1. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu ô tô. Đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô tô còn quá non trẻ như Việt Nam, thuế nhập khẩu ô tô đóng một vai trò tích cực nhất định. Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, thuế nhập khẩu ô tô là một công cụ của Nhà Nước để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.Vậy, tại sao phải quản lý lượng xe nhập khẩu? Có rất nhiều lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chưa đủ để ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến hay chủ yếu nhất. Nếu đem so sánh, có thể quá khập khiễng với những quốc gia công nghiệp phát triển mà tiêu biểu là Nhật Bản - cường quốc xe hơi số một thế giới thì có thể thấy được sự khác biệt một cách rõ rệt. Việt Nam không có được cơ sở hạ tầng giao thông tiên tiến có thể phục vụ cho nhu cầu của hàng triệu ô tô như Nhật Bản cho nên thuế nhập khẩu ô tô là công cụ cần thiết để hạn chế lượng ô tô nhằm giải quyết vấn đề giao thông. Hộp 2-1: Thực trạng giao thông của Nhật Bản Nhật Bản với dân số hiện nay là 127 triệu người nhưng lại có tới hơn 90 triệu ô tô: chỉ riêng thủ đô Tokyo với 12 triệu dân mà số lượng ôtô được đăng ký đã lên tới hơn 5,4 triệu chiếc. Dù không có được những ưu đãi về điều kiện tự nhiên: diện tích chỉ có 378.000 km mà 73% là đồi núi, với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ nhưng Nhật Bản, với bản lĩnh của mình đã khắc phục được những khó khăn, trở ngại và xây dựng được một hệ thống giao thông hoàn hảo. Đó chính là thành quả của cả một quá trình dày công phấn đấu, của nỗ lực và tâm huyết: Với 1.177.278 km đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km đường sắt…, ở Nhật Bản có đủ đường cho các loại phương tiện. Dù vô cùng đông đúc, tấp nập nhưng vẫn phải đảm bảo đường nào xe nấy chứ không có tình trạng chen lấn, vô tổ chức. Mạng lưới xe điện ngầm, tàu tốc hành đóng vai trò như báu vật của hệ thống giao thông giúp giải quyết được tình trạng ùn tắc ở một đất nước có mật độ tập trung dân cư cao, đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo, một cách hiệu quả. Chính quyền luôn tìm mọi cách để duy trì đường thông, hè thoáng. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông, camera giám sát, thông tin quản lý vô cùng hiện đại, tinh vi và ngày càng hoàn thiện hơn. Thêm vào đó, ý thức khi tham gia giao thông của người dân Nhật Bản là rất tốt với phương châm “pháp luật là tối thượng”.Ở Nhật có một quan niệm “điều anh nghĩ trong đầu - pháp luật không cần quan tâm, nhưng nếu hành động của anh vi phạm pháp luật, thì chắc chắn sẽ phải chịu sự xử lý nghiêm minh của pháp luật”. Quan điểm đó đã thấm rất sâu vào các hoạt động liên quan tới tổ chức giao thông của Nhật Bản: ở họ là sự tự giác, nghiêm túc và thái độ thân thiện khi tham gia giao thông. Hơn thế nữa dù ý thức chấp hành pháp luật đã quá tốt, nhưng vẫn không thể thiếu bóng dáng “bồ câu trắng” - những người điều khiển giao thông với sự làm việc cần mẫn và nghiêm minh. Đối với người dân Nhật Bản, họ luôn biết đặt lợi ích của số đông, của cộng đồng lên trên lợi ích http://svnckh.com.vn 10
  11. cá nhân với tôn chỉ: “nhà nước vì người dân, người dân vì cộng động.”Do vậy, tuy Nhật Bản có một lượng ôtô khổng lồ, nhưng họ vẫn có thể quản lý một cách có hiệu quả, trật tự khi các phương tiện này tham gia giao thông. Tình trạng tắc nghẽn rất ít khi xảy ra. Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay của Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng triệu ô tô, phương tiện đi lại chủ yếu hiện nay vẫn là xe máy - một phần là do mức thu nhập của Việt Nam còn rất thấp. Thêm vào nữa, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam chưa thật sự tốt. Do đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông vượt ngưỡng có thể kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán hóc búa, đau đầu. Một số nước láng giềng của chúng ta trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã từng mắc phải vấn nạn này và phải mất rất nhiều công sức để giải quyết. Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước. Ví dụ: Ấn Độ 28,5%; Philipin 24%; Thái Lan 23%, Malaysia 17%; Đài Loan 14%; Việt Nam 28%. Ô tô là một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với mức thu nhập, do vậy phần thuế thu được từ hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của chính phủ như: chăm lo cho y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng… Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi còn non trẻ của chúng ta. Việc đánh thuế vào ô tô nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ôtô trong nước có ưu thế về giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ cũng như trình độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự đứng vững trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… cũng đã từng bằng cách này hay cách khác, hỗ trợ cho các doanh nghiệp quốc nội của mình cho tới khi có được chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường. Cho tới nay, các nước trên cũng đã có được một ngành công nghiệp ô tô khá vững mạnh, đủ sức đứng vững trên thị trường nội địa và đang từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Cùng với Nhật Bản các hãng xe Hàn Quốc như Huyndai và KIA đang làm mưa làm gió tại Mỹ, xe hơi Trung Quốc cũng đang nuôi tham vọng bành trướng sang châu Âu, một số hãng xe của Ân Độ trong thời gian gần đây đã thực hiện nhiều vụ mua bán sát nhập với những đối tác có tên tuổi đến từ các quốc gia đi trước trong ngành công nghiệp không còn mới mẻ này…. 2.Chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay Theo tổng hợp của nhóm tác giả, bên cạnh sự thay đổi về đối tượng chịu thuế và mức thuế suất nhập khẩu, các thành phần khác trong chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay hầu như không có sự thay đổi nhiều. 2.1. Đối tượng chịu thuế. http://svnckh.com.vn 11
  12. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu nói chung được quy định tại Nghị Định 149/2005/NĐ-CP ban hành ngày 08/12/2005 về quy định chi tiết thi hành luật Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Theo đó, đối tượng chịu thuế bao gồm: Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu ph i thuế quan vào thị trường trong nước. Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu. Với mặt hàng ô tô nói riêng, từ năm 2001 đến trước ngày 01/05/2006, đối tượng chịu thuế nhập khẩu là ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và phụ tùng, lin h kiện bộ CKD và IKD. Kể từ ngày 01/05/2006, khi mà ô tô đã qua sử dụng được cho phép nhập khẩu vào Việt Nam thì đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô là: ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng, phụ tùng linh kiện bộ CKD, IKD nhập khẩu vào Việt Nam. 2.2. Đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế nhập khẩu nói chung và đối tượng nộp thuế nhập khẩu ô tô nói riêng theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, bao gồm: a) Chủ hàng hoá nhập khẩu; b) Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hoá; c) Cá nhân có hàng hoá nhập khẩu khi nhập cảnh; nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2.3. Thời điểm tính thuế. Thời điểm tính thuế nhập khẩu ô tô là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan Hải quan. Thuế nhập khẩu ô tô được tính theo thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. 2.4. Thời hạn nộp thuế. Theo nghị định 149/2005/NĐ-CP ban hành ngày 08/12/2005, thời hạn nộp thuế nhập khẩu ô tô là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Tuy nhiên, đến ngày 31/05/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết Định 10/2008/QĐ-BCT về việc bổ sung Danh mục Hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu, quy định: các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải nộp thuế ngay tại cảng. Quyết định này có hiệu lực vào ngày 15/06/2008 ( 15 ngày kể từ ngày đăng công báo). 2.5.Phương pháp tính thuế. http://svnckh.com.vn 12
  13. Có rất nhiều phương pháp tính thuế nhập khẩu, tuy nhiên thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam chỉ áp dụng 2 phương pháp: Thuế tính theo giá (thuế tương đối) áp dụng với ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và linh kiện phụ tùng ô tô; thuế tuyệt đối áp dụng với ô tô đã qua sử dụng. 2.5.1. Thuế tính theo giá. Như đã đề cập ở mục I.3, khi tính thuế nhập khẩu theo giá, việc xác định trị giá hải quan là vô cùng quan trọng. Trước đây, việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nói chung và ô tô nhập khẩu nói riêng được thực hiện theo Nghị định 155/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu. Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan của mặt hàng này được xác định theo Nghị định 40/2007/NĐ-CP. Nghị định này được ban hành ngày ngày 16/3/2007 nhằm thay thế Nghị định 155/2005/NĐ-CP. 2.5.2.Thuế tuyệt đối. Việc tính thuế nhập khẩu cho hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối được thể hiện ở Thông tư 113/2005/TT-BTC ban hành ngày 15/12/2005. Theo đó thì việc xác định số thuế phải nộp đối với mặt hàng ô tô đã qua sử dụng áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Mức thuế Số lượng đơn vị mặt Số thuế thuế tuyệt đối quy hàng thực tế nhập khẩu nhập khẩu = định trên một x ghi trong Tờ khai hải phải nộp đơn vị hàng quan hoá 2.6. Thuế suất. 2.6.1. Thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc chưa qua sử dụng và thuế suất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô. Năm 2001, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng vẫn là 100%. Thuế linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp 3-25% Tháng 11/2005, thuế đối với mặt hàng này giảm từ 100% xuống 90% Ngày 11/1/2007 - thời điểm gia nhập WTO, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 90% xuống còn 80% Tháng 8/8/2007, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm xuống còn 70% Ngày 19/10/2007, thuế của mặt hàng này còn 60%. Như vậy là chỉ trong năm 2007, Bộ Tài chính đã 3 lần tiến hành giảm thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Trong đó đáng chú ý là 2 lần giảm liên tục trong tháng 8 và tháng 10, đưa thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ mức 80% xuống còn 60%. http://svnckh.com.vn 13
  14. Tuy nhiên, các quyết định này của Bộ Tài chính đã nhận được phản hồi không mấy tích cực từ các nhà sản xuất ôtô trong nước thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô trong nước (VAMA) và cả Bộ Công Thương – cơ quan quản lý trực tiếp khối doanh nghiệp sản xuất ôtô. Đơn cử, sau hai lần giảm thuế gần đây nhất, chỉ có các nhà nhập khẩu ôtô tiến hành giảm giá còn lại hầu hết các thành viên VAMA (trừ Mercedes-Benz Việt Nam) đều im hơi lặng tiếng. Thậm chí chỉ vì quyết định của Bộ Tài chính mà nhiều hãng xe còn đòi thôi không sản xuất nữa mà chuyển sang phân phối để được hưởng lợi như các nhà nhập khẩu. Các hãng xe này cho rằng, giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc không hề tác động đến giá thành xe lắp ráp trong nước. Muốn xe nội giảm giá thì thuế nhập khẩu linh kiện phải giảm, đồng thời quy mô thị trường phải lớn. Ngày 11/3/2008 bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 13/2008/QĐ-BTC, theo đó thuế nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc tăng lên mức 70%. Đây là lần thứ tư Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô trong vòng hơn một năm. Chỉ có điều khác với ba lần điều chỉnh năm 2007 (mỗi lần điều chỉnh giảm 10%, từ 90% xuống còn 60% vào tháng 10/2007), lần này Bộ Tài chính lại tăng thuế nhập khẩu lên 10% so với mức thuế hiện tại. Một trong những lý do để tăng thuế nhập khẩu mà Bộ Tài chính đưa ra là nhằm hạn chế ách tắc giao thông khi lượng xe nhập khẩu ồ ạt. Thống kê cho thấy, do được giảm thuế nên năm 2007, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục, đạt 28.000 chiếc, gấp hơn hai lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523 triệu USD. Năm 2008, lượng xe nhập khẩu về tiếp tục tăng, 2 tháng đầu năm lượng xe cập cảng Việt Nam đạt khoảng 10.000 chiếc, bằng doanh số 8 tháng đầu năm 2007. Số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy, xe nhập khẩu nguyên chiếc đã xấp xỉ 80% lượng lắp ráp xe trong nước, tương đương với 44% thị phần, trong khi đó, vào thời điểm tháng 8/2007, thị phần xe nhập hằng tháng chiếm không quá 25%. Thế nhưng, trước việc không giảm giá xe của các thành viên VAMA, và tình hình xe nhập ồ ạt chiếm lĩnh đường phố, Chính phủ đã chỉ đạo bộ Tài Chính thực hiện đợt điều chỉnh thuế nhập khẩu ôtô đầu tiên trong năm 2008. Theo đó, xe mới nguyên chiếc sẽ tăng từ 60% lên 70%. Ngày 21/4/2008, Bộ Tài chính đã chính thức thông báo quyết định tăng thuế suất nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người từ 70% lên 83%, việc tăng thuế được áp dụng cho các tờ khai hải quan bắt đầu từ ngày 22/4/2008. Mục đích của việc tăng thuế lần này mà Bộ Tài Chính đưa ra là để giảm ác tắc giao thông, giảm tình trạng nhập siêu nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 13/05/2008, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 25/2008/QĐ-BTC. Theo đó, linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu tăng thêm 5-10% so với mức cũ. Gương thủy tinh, gương chiếu hậu chịu mức thuế 33-38%. Thiết bị truyền dẫn dùng cho phát thanh vô tuyến, truyền hình có hoặc không gắn máy thu, camera số và camera ghi hình ảnh nền chịu mức thuế là từ 15-37%. Các thiết bị ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, cầu chì, bộ triệt xung điện… chịu thuế 10-29% tùy loại xe và dung tích xy-lanh. Ngày 12/06/2008, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 37/2008/QĐ-BTC. Theo đó, linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu tăng thêm từ 5% đến10% so với mức cũ. 2.6.2.Thuế suất với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đã qua sử dụng. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Để đáp ứng http://svnckh.com.vn 14
  15. nhu cầu nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng vào thị trường Việt Nam, liên Bộ Thương mại, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an đã ban hành thông tư 03/2006/TTLT-BTM- BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng (gọi tắt là ô tô đã qua sử dụng). Thông tư quy định xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng là ô tô đã được sử dụng , được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam. Và phải đảm bảo về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo Quyết định số 35/2005/QĐ- BGTVT ngày 21/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đồng thời, khi ô tô nhập khẩu về Việt Nam phải nộp thuế Xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng. Ngày 28/03/2006, Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định 69/2006/QĐ-TTg về việc ban hành mức thuế tuyệt đối đối với xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng. Ngày 15/01/2007, Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định 05/2007/QĐ-BTC, theo đó sửa đổi mức thuế nhập khẩu tuyệt đối áp dụng đối với mặt hàng xe ô tô chở từ 15 người trở xuống đã qua sử dụng, kể cả lái xe quy định tại quyết định số: 69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành mức thuế nhập khẩu tuyệt đối mới Từ thời điểm đó đến nay, còn diễn ra 4 đợt điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng được thể hiện trong các Quyết định: 72/2007/QĐ-BTC, 92/2007/QĐ-BTC, 14/2008/QĐ-BTC, 23/2008/QĐ-BTC. http://svnckh.com.vn 15
  16. Bảng 2-1: Sự thay đổi của thuế suất thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng Mức thuế ban hành Mức thuế ban hành Mức thuế ban hành Mức thuế ban hành Mức thuế ban hành Mức thuế ban hành ngày 28/03/2006 3 ngày 15/01/2007 4 ngày 07/08/2007 5 ngày 01/11/2007 6 ngày 11/03/2008 7 ngày 08/05/2008 8 Mô tả mặt hàng 1. Xe chở không quá 5 người, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh: -Dưới 1.000cc Giữ nguyên Giữ nguyên Giữ nguyên 3.000 2.700 3.500 - Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc Giữ nguyên Giữ nguyên 7.000 6.300 7.000 8.000 - Từ 1.500cc đến 2.000cc 10.000 8.500 8.075 8.000 9.000 12.000 - Trên 2.000cc đến dưới 2.500cc 15.000 12.000 11.400 12.000 13.500 17.000 - Từ 2.500cc đến 3.000cc 15.000 15.000 14.250 13.500 15.000 18.000 - Trên 3.000cc đến 4.000cc Giữ nguyên 18.000 17.100 16.200 18.000 20.000 - Trên 4.000cc đến 5.000cc Giữ nguyên Giữ nguyên Giữ nguyên 22.000 20.900 26.400 Giữ nguyên Giữ nguyên Giữ nguyên - Trên 5.000cc 25.000 26.250 30.000 2. Xe chở từ 6 người đến 9 người, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh: - Từ 2.000cc trở xuống 9.000 7.650 7.267 7.200 8.100 10.800 - Trên 2.000cc đến 3.000cc 14.000 11.200 10.640 11.200 12.600 16.000 - Trên 3.000cc đến 4.000cc Giữ nguyên 16.000 15.200 14.400 16.000 19.000 Giữ nguyên Giữ nguyên Giữ nguyên Giữ nguyên - Trên 4.000cc 20.000 24.000 3. Xe chở từ 10 người đến 15 người, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh: - Từ 2.000cc trở xuống 8.000 6.800 6.460 6.400 7.200 9.500 - Trên 2.000cc đến 3.000cc 12.000 9.600 9.120 9.600 10.800 13.000 Giữ nguyên - Trên 3.000cc 15.000 14.250 13.500 15.000 17.000 Nguồn: Quyết định 69/2006/QĐ-TTg 3 Nguồn: Quyết định 05/2007/QĐ-BTC 4 Nguồn: Quyết định 72/2007/QĐ-BTC 5 Nguồn: Quyết định 92/2007/QĐ-BTC 6 Nguồn: Quyết định 14/2008/QĐ-BTC 7 Nguồn: Quyết định 23/2008/QĐ-BTC 8 http://svnckh.com.vn 16
  17. 3. Tác động của chính sách thuế nhập khẩu ôtô từ năm 2001 đến nay. Để thấy rõ được những tác động của chính sách thuế nhập khẩu tới người tiêu dùng, thị trường, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng như tới các nhà nhập khẩu, các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước, chúng ta đi xem xét và so sánh những biến động trước và sau mỗi đợt điều chỉnh thuế lớn. 3.1.Từ năm 2001 đến tháng 1/2007. Có thể nói chính sách thuế nhập khẩu ôtô có tác động to lớn và nhiều mặt tới người tiêu dùng, thị trường và cả các nhà sản xuất cũng như các nhà nhập khẩu ôtô. Tại thời điểm từ năm 2001 đến khoảng cuối năm 2005, khi thuế nhập khẩu ôtô vẫn còn là 100% thì có thể nói thị trường ôtô Việt Nam vẫn còn rất buồn tẻ. Với mức thuế 100% thì Việt Nam đã trở thành một trong những nước có giá ôtô cao nhất thế giới trong khi thu nhập của người dân Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Với mức thuế cao như thế thì lượng xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam không nhiều. Bởi với mức giá cao do thuế nhập khẩu là 100%, những dòng xe nhập khẩu gần như không thể cạnh tranh với các hãng xe lắp ráp ở trong nước. Vì vậy mà thị trường ôtô Việt Nam bị chiếm lĩn h bởi các thành viên của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam). Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam hoạt động cực kỳ kém hiệu quả (công suất thực tế hoạt động của dây chuyền thường không quá vài chục phần trăm so với cô ng suất thiết kế vốn đã rất nhỏ, không hiệu quả theo tiêu chuẩn lắp ráp trong ngành này) nhưng vẫn sống khỏe nhờ giá bán cao ngất ngưởng trong khi chất lượng ôtô thấp xa so với tiêu chuẩn ở các nước tiên tiến. Thật vậy, xe trong nước thiếu rất nhiều thứ để trở thành một chiếc xe an toàn và tiện ích. Chẳng hạn, túi khí (Air bag) được trang bị trong xe ô tô để khi xảy ra tai nạn người ngồi trong không bị đập đầu vào vật cứng. Thế nhưng ở Việt Nam chỉ các loại xe đắt tiền mới có, nhưng cũng chỉ có cho người ngồi phía trước, không có cho phía sau. Trong khi đây là yêu cầu bắt buộc ở các nước, phía trước phía sau đều phải có túi khí để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các xe sản xuất và lắp ráp trong nước cũng không đảm bảo những yêu cầu về tiếng ồn, không đáp ứng được những tiêu chuẩn về khúc xạ, về sự an toàn trong trường hợp kính xe bị vỡ. Hầu hết các nước đều cấm sử dụng Asbest trong bộ phanh vì vật liệu này có thể gây ung thư phổi, nhưng tại Việt Nam các xe sản xuất và lắp ráp trong nước vẫn sử dụng. Từ đó có thể thấy rằng chất lượng xe trong nước vẫn còn kém xa so với xe nhập khẩu. Để khẳng định điều này chúng ta hãy cùng xem xét bài báo đăng trên báo điện tử Dân Trí. Hộp 2-2: Khoảng cách chất lượng giữa xe nội và xe ngoại (Dân trí) - Có hay không khoảng cách chất lượng "xe nội", "xe ngoại"? Toyota luôn tự hào với các xe Lexus hay Toyota sản xuất ở bất kỳ nơi đâu; nhưng thật trớ trêu, có một cuộc đụng độ "gà nhà đá nhau" với sự góp mặt của Innova - kẻ đại bại trong sự vụ này! http://svnckh.com.vn 17
  18. Một vụ tai nạn đã xảy ra tại ngã tư Kim Mã - Ngọc Khánh vào khoảng 9h tối Chủ nhật vừa qua, 24/02/2006, khi chiếc Toyota Innova biển kiểm soát 29Y 2171 đâm vào đuôi một chiếc Lexus RX350 mới chưa có biển số. Những người chứng kiến sự vụ cho biết, chiếc Innova đã đâm vào chiếc Lexus với tốc độ trên 60 km/h khi chiếc Lexus đang dừng đèn đỏ. Rất may mắn là tất cả người ngồi trên cả hai xe đều không bị chấn thương hay thiệt hại gì. Vụ việc sau đó đã được hai bên thoả thuận tự giải quyết: lái xe Innova đền tiền cho chủ nhân Lexus. Tuy nhiên, PV Dân trí đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn và kịp ghi lại cảnh kỳ khôi: "thủ phạm" Innova thiệt hại nặng nề trong khi "nạn nhân" RX350 gần như không hề hấn. Thiệt hại nặng nhất của chiếc Lexus là phần lõm trên cửa sau, do nắp ca- pô của chiếc Innova đâm thẳng vào. "Mất đơn, thiệt kép" cho chủ nhân Innova: đền tiền, xe bẹp; đầu xe chùn lại hơn 20cm, ca- pô gẫy gập, dàn đèn phải vỡ vụn; giàn tản nhiệt điều hoà bị đẩy bẹp vào gầm; két mát vỡ do đập vào lốc máy. Nguồn: Báo Dân Trí Điện Tử Toyota Innova G là chiếc xe một trong những chiếc xe thành công nhất của Toyota tại thị trường Việt Nam. Dòng xe này liên tục dẫn đầu danh sách những chiếc xe bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam( xếp trên cả Honda Civic và Ford Escape). Với doanh số hàng tháng trung bình đạt trên 1.000 xe, Innova đã rất thành công và thực sự trở thành một hiện tượng tại Việt Nam. “Làn gió mới” Innova không chỉ đứng vững ở vị trí đầu bảng và còn lập kỷ lục với tổng cộng 20.000 chiếc đã được tiêu thụ. Mẫu xe này chiếm 62% tổng doanh số của Toyota Việt Nam và 54% thị phần xe SUV/MPV trong nước. Thế nhưng thực tế đã chứng minh, chiếc xe bán chạy nhất Việt Nam này vẫn còn thua xa về chất lượng so với xe nhập khẩu. Các hãng sản xuất, lắp ráp xe hơi tại Việt Nam quảng cáo, tiếp thị khéo đến mức khó có một khách hàng nào lại không bị ru ngủ. Còn gì du dương, bay bổng hơn những đêm nhạc giao hưởng của Toyota; êm ái hơn cho giấc ngủ bởi có 6 chiếc gối của Ford Mondeo bao quanh mình…Thế nhưng những chiếc xe của họ lại không tuyệt vời như những gì họ nói. Những chiếc xe sản xuất và lắp ráp trong nước có chất lượng kém hơn xe nhập khẩu nhưng có giá bán lại cao hơn nhiều xe nhập khẩu cùng loại. Một chiếc xe cùng hãng, cùng mẫu mã, không biết chúng khác nhau ở những gì mà nước ngoài bán với giá 9.800 USD, còn khách hàng ở Việt Nam phải bỏ ra 27.800 USD. Không những thế, người mua xe còn phải lót tay cho nhân viên bán hàng mới được lấy xe nhanh chóng. Tháng 11/2005, Bộ Tài Chính đã giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 100% xuống còn 90% nhằm tăng lượng xe nhập khẩu làm đối trọng với xe trong nước. Tuy nhiên, mức thuế này dường như vẫn còn quá cao. Vì vậy mà tình hình vẫn không thay đổi nhiều: người tiêu dùng vẫn phải mua những chiếc xe chất lượng không tốt với giá cao, vẫn không nhận được những dịch vụ hậu mãi có chất lượng từ các nhà sản xuất. Nhằm tạo sức ép khiến các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước (chủ yếu là liên doanh với nước ngoài) giảm giá, đồng thời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội http://svnckh.com.vn 18
  19. nhập, ngày 01/05/2006, Chính Phủ đã chính thức cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng. Đây là một tín hiệu tốt cho thị trường ô tô Việt Nam. Ô tô cũ nhập khẩu được kỳ vọng sẽ trở thành một đối trọng, cạnh tranh với ô tô sản xuất trong nước. Bởi xe cũ có chất lượng không thua kém gì xe lắp ráp ở trong nước. Xe cũ nhập khẩu có tính tiện nghi và độ an toàn cao hơn xe trong nước do chúng đáp ứng được tiêu chuẩn ở các nước tiên tiến. Ngoài ra, dòng xe cũ nhập khẩu còn “sạch” hơn xe mới do các liên doanh đang sản xuất, lắp ráp. Xe cũ nhập chủ yếu là từ Nhật Bản, Tây Âu và Mỹ. Trong khi đó từ những năm 2000, 2001 Nhật, Tây Âu, Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 cho xe cơ giới, với rất nhiều quy định ngặt nghèo. Chẳng hạn, tất cả các xe ôtô đều phải có hệ thống lọc khói, bảo đảm chuyển đổi 98% khí thải độc hại thành khí vô hại (Trong khói xe có các chất độc hại như Hiđrôxít carbon (HC), Carbon Monoxide (CO) có thể gây ung thư và Ôxít Nitơ (NOx) làm hại bầu khí quyển). Các nước trên cũng yêu cầu nhà sản xuất phải có hệ thống lọc hơi xăng từ bình xăng, nhằm tránh hơi xăng bốc ra ngoài, gây hại cho người xung quanh. Cho đến nay tại Việt Nam chưa có một chiếc ôtô lắp ráp nào có các thiết bị kể trên, mặc dù các hãng như Toyota, Ford đã làm rất tốt điều này tại thị trường Nhật, Tây Âu, Mỹ. Qua đó có thể thấy rằng, xe cũ nhập khẩu có chất lượng không hề kém xe mới lắp ráp trong nước. Người tiêu dùng đã hy vọng có thể mua những chiếc xe cũ nhập khẩu với giá thấp. Thế nhưng mức thuế tuyệt đối áp dụng cho loại xe này đã khiến cho giá của xe cũ nhập khẩu gần bằng giá xe mới. Vì vậy, sau bốn tháng kể từ khi Chính Phủ cho phép nhập khẩu xe cũ thì lượng xe nhập chỉ đạt 160 chiếc trong đó chủ yếu là xe hạng sang (như Lamborghini Gallardo, Ferrari F430…) và xe giá rẻ. Tỷ lệ xe thông dụng có dung tích động cơ từ 1.500 đến 2.500cc nhập về chỉ chiếm hơn 10% bởi vì mức thuế với hạng xe này vẫn còn quá cao. Trong khi đó, đây mới chính là loại xe gây sức ép về giá lớn nhất cho thị trường, bởi đa phần các liên doanh trong nước cũng sản xuất loại xe này. Như vậy có thể nói, quyết định cho nhập khẩu xe cũ của Chính Phủ là bước đi đúng đắn. Bởi nó giúp làm phong phú thêm chủng loại xe trên thị trường, khiến cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, do mức thuế suất vẫn còn cao cho nên dòng xe này chưa thể trở thành đối trọng khiến xe trong nước phải giảm giá. Cũng chính vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của nhà nhập khẩu và cũng để thực hiện cam kết đã kí khi gia nhập WTO, Bộ Tài Chính đã tiếp tục tiến hành giảm thuế nhập khẩu ôtô. 3.2.Tác động của 3 lần giảm thuế nhập khẩu ôtô trong năm 2007. Ba lần giảm thuế nhập khẩu trong năm 2007, đã làm cho người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu ô tô hồ hởi. Cụ thể là, tháng 1-2007 thuế nhập khẩu từ 90% giảm xuống còn 80%; tháng 8 tiếp tục giảm xuống còn 70% và đến ngày 19/10/2007 giảm chỉ còn 60% (theo Quyết định 85/2007/QĐ-BTC). Thuế nhập khẩu giảm đã làm gia tăng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam. Phân khúc xe nhập đã làm thị trường ô tô trong nước sôi động một cách tích cực. Việc giảm thuế nhập khẩu đã làm cho lượng xe nhập về tăng đột biến. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ 2 tháng đầu năm 2008 đã có gần 10.000 ô tô được nhập khẩu nguyên chiếc, tổng giá trị gần 190 triệu USD, ước tính tăng khoảng 330% so với cùng kỳ năm ngoái. http://svnckh.com.vn 19
  20. 3.2.1. Tác động đến người tiêu dùng và đến các nhà nhập khẩu. Ba lần giảm thuế liên tiếp của Bộ Tài Chính trong năm 2007 có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu. Việc phát triển phân khúc xe nhập đã đem đến nhiều cái lợi. Đó không chỉ là việc đóng góp lớn về th uế cho ngân sách mà đã góp phần làm đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, thương hiệu ô tô cho người tiêu dùng lựa chọn. Chính vì được giảm thuế nhập khẩu nên trong năm 2007 và đầu năm 2008 các doanh nghiệp nhập khẩu xe đã mạnh tay đưa xe về ồ ạt, kể cả dòn g xe hạng sang và siêu sang. Người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội chứng kiến hàng loạt dòng xe hạng sang của các thương hiệu nổi tiếng mà nổi bật nhất là chiếc Rolls -royce Phantom. Chiếc Rolls-Royce Phantom đời 2008 được bà chủ Công ty Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Diệp Bạch Dương ký hợp đồng mua trực tiếp tại hãng chứ không thông qua khâu trung gian nào. Giá xuất xưởng của chiếc xe siêu sang này vào khoảng 540.000 USD. Không giống như màu sắc truyền thống như đen, bạc... mà dân chơi xe ưa chuộng, chiếc Rolls-Royce này có màu sắc khá đặc biệt: màu diệp lục. Rolls-Royce Phantom mà bà Diệp đặt mua được coi chiếc đầu tiên về Việt Nam theo đường chính hãng. Bên cạnh chiếc xe siêu sang này, người tiêu dùng Việt Nam còn được chứng kiến rất nhiều loại xe sang trọng như: Lexus 460LS, BMW 760Li, BMW X6…., và một số xe hạng trung: Hyundai Santafe… Như vậy, việc giảm thuế nhập khẩu ôtô đã làm phong phú thị trường ô tô Việt Nam. Trước đây, trên thị trường gần như chỉ có những dòng xe hạng trung sản xuất trong nước, nhưng sau khi giảm thuế thị trường đã xuất hiện rất nhiều xe hạng sang, và những xe hạng trung mới được nhập khẩu. Và điều đó thực sự đã mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng bởi họ đã có nhiều sự lựa chọn. Việc giảm thuế nhập khẩu còn làm cho giá xe nhập khẩu giảm, trực tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thật vậy, ngay sau khi Bộ Tài Chính có quyết định giảm thuế xuống mức 70%, rồi 60% thì các nhà nhập khẩu ôtô đã nhanh chóng lên tiếng công bố giảm giá bán. Hai nhà phân phối ô tô nhập khẩu lớn là Công ty cổ phần Huyndai Việt Nam (HMV) và Euro Auto đã thông báo hạ giá nhiều sản phẩm. Công ty Euro Auto – nhà phân phối các sản phẩm BMW tại Việt Nam đã giảm 2000 – 3000 USD cho mỗi mẫu xe nhập khẩu. Cụ thể mẫu xe BMW 320i trước có giá 74.800 USD hạ xuống còn 72.800 USD, giảm khoảng 2,7%(tương đương với 2000 USD). Mẫu 325i từ 84.800 USD xuống 82.800 USD(2,4 %), mẫu BMW 530i từ 126.800 USD giảm còn 123.800 USD (2,3%), mẫu BMW 730Li từ 188.900USD giảm còn 185.900USD (1,6%).Cùng với Euro Auto, Công ty cổ phần Hyundai Việt Nam (HMV) đã đưa ra biểu giá xe mới. Với chiếc crossover Veracruz vừa trình làng, bản máy dầu hạ từ 75.000 USD xuống còn 72.900 USD, bản máy xăng giảm 1.500 USD, xuống 66.500 USD. Ngoài 2 hãng đại gia trên, hầu hết các hãng khác cũng đã giảm giá xe tuy mức giảm vẫn còn thấp. Công ty Trường Hải - nhà nhập khẩu các sản phẩm nhãn hiệu Kia cũng đã giảm xe: Kia Morning có giá là 17.700 giảm xuống còn 17.200 USD. Tuy nhiên, mức giảm của các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn thấp hơn mong đợi của xã hội. Theo tính toán mức giảm giá của công ty nhập khẩu vẫn thấp hơn so với mức giảm thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính. Nếu thuế nhập khẩu giảm 10% thì tổng số thuế được giảm (sau khi tính thuế nhập khẩu, GTGT, tiêu thụ đặcbiệt) sẽ tương ứng khoảng 17% đối với xe 7 chỗ ngồi và 19% đối với xe 5 chỗ ngồi. Tính ra mỗi xe sẽ có mức giảm http://svnckh.com.vn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2