Đề tài: Kinh tế lao động
lượt xem 15
download
Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng nguồn nhân lực này lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. 1.Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. 2. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Kinh tế lao động
- Đề tài: Việt Nam là một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào trong đó chủ yếu là lao động trẻ Việt Nam luôn thoả mãn được nhu cầu lao động phong phú, thậm trí đáp ứng cả nhu cầu tuyển dụng nước ngoài. I.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng nguồn nhân lực này lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. 1.Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. 2. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. 3. Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối 4.So sánh nguồn lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và rút ra nhận xét 1.Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp và cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi
- dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. 2. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số iệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... 3. Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo... 4.So sánh nguồn lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và rút ra nhận xét Việt Nam hiện có nguồn lao động rất dồi dào nhưng chất lượng lại rất thấp so với các nước trong khu vực
- Đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam thông qua năng suất lao động, TS. Hồ Đức Hùng (Đại học Kinh tế TPHCM) so sánh: năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, và Nhật Bản tới 135 lần Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 55% so v ới Trung Qu ốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Mailaixia và khoảng 5-6% so v ới Hàn Quốc (Báo cáo phát triển con người năm 2006 – UNDP). Người tuyển dụng lao động không đáp ứng nhu cầu xã hội? (GD&TĐ) - Lâu nay, chúng ta rất hay bàn đ ến chuy ện ngu ồn nhân l ực được đào tạo từ các trường đại học, cao đ ẳng, tr ường ngh ề không đáp ứng được nguồn nhu cầu xã hội; nào là doanh nghi ệp n ọ, công ty kia than phiền về người được tuyển dụng. Mới đây, tôi tình c ờ đ ọc trên m ột trang báo có lời phát biểu của chuyên gia kinh t ế, Ch ủ t ịch InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt cho rằng “Xã hội đang ch ết vì nh ững ng ười tuy ển dụng” bỗng giật mình bởi lý lẽ xác đáng c ủa câu nói này, khi đ ối chi ếu với thực tại đã và đang diễn ra. Hãy bắt đầu bằng thực trạng về nạn thất nghi ệp ở Việt Nam. Theo báo cáo được Tổng cục Thống kê công bố tại Hà N ội ngày 18/12 m ới đây v ới s ự h ỗ tr ợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính đ ến th ời đi ểm 1/10/2012, c ả n ước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thu ộc l ực l ượng lao đ ộng. Trong đó, có 52,1 triệu người có việc làm. Nh ư vậy, có g ần 1 tri ệu ng ười th ất nghi ệp b ởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho c ả lao đ ộng m ới gia nh ập th ị tr ường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ. Đối tượng thanh niên độ tuổi 15-24 đang chiếm 47% tổng số người th ất nghiệp.
- (ảnh MH: internet) So với nhiều nước trên th ế giới, tỷ l ệ th ất nghi ệp của Vi ệt Nam nh ư v ậy là không cao, nhưng điều đáng nói hi ện t ại, ng ười lao đ ộng ở đ ộ tu ổi thanh niên 15-24 phần lớn đang phải ch ấp nhận nh ững công vi ệc trái s ở tr ường ngh ề nghiệp, với mức thu nh ập thấp và b ất ổn đ ịnh. Sẽ thật sự là vội vã nếu ai đó cho rằng, nh ững người lao đ ộng đã đ ược tuy ển dụng vào các cơ quan nhà n ước và doanh nghi ệp có năng l ực, trình đ ộ h ơn h ẳn những người đang còn trong di ện không có vi ệc làm. Thăm dò th ực t ế tuy ển dụng lao động của một trung tâm xúc ti ến vi ệc làm t ại TP Đà N ẵng, giám đ ốc Trung tâm này cho biết, có đến 60% h ồ s ơ xin đ ược tuy ển d ụng lao đ ộng ph ổ thông thuộc đối tượng SV tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Trong s ố đó, có những em đã từng dự phỏng vấn tuyển dụng ở cơ quan nhà n ước bị loại thải nhưng lại được doanh nghiệp t ư nhân đánh giá cao và tìm m ọi cách đ ể “gi ữ chân”. Và vị giám đốc cũng rút ra k ết lu ận: s ố ph ận ngh ề nghi ệp c ủa m ột con người nhiều khi do khả năng nhìn nh ận, đánh giá c ủa ng ười s ử d ụng lao đ ộng quyết định. Sự tồn đọng lớn nhất có th ể coi là “l ưu niên” trong các nhà tuy ển d ụng lao động ở các địa phương, đó là tâm lý dòng t ộc, h ọ hàng thân thích, nói theo ki ểu của dân gian thì “một người làm quan, c ả h ọ đ ược nh ờ”. T ồn đ ọng th ứ hai n ảy sinh những năm gần đây và c ả hi ện tại, đó là tuy ển d ụng t ừ l ợi nhu ận ti ền b ạc trước mắt; hình thành một đường dây chạy ch ọt, c ứ có ti ền nhi ều là có vi ệc. Sự tuyển dụng người lao động “con ông, cháu cha” hay ch ạy ti ền b ạc vào c ơ quan, doanh nghiệp nhà n ước th ường là r ất d ễ dãi, không ph ải qua m ột quy trình tuyển dụng nào. Còn kết quả của sự non yếu, không đáp ứng được yêu
- cầu công việc của những đối tượng lao đ ộng nh ư v ậy thì c ả t ập th ể ph ải gánh chịu. Khác hẳn với những năm trước, từ đầu năm 2013 tình hình lao động ở nước ta khá ổn định. Tình trạng thiếu hụt, khan hiếm lao động trước và sau t ết đã không còn, người lao động (NLĐ) cũng không có xu h ướng nhảy việc và doanh nghi ệp (DN) cũng không tuyển dụng lao động ồ ạt. Thay vào đó là ưu tiên nh ững ng ười có kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các DN hiện nay. Doanh nghiệp tuyển dụng khắt khe Để đối phó với khó khăn và đảm bảo hoạt động sản xuất, đồng th ời tăng cao chất lượng công việc, các DN đã khắt khe hơn trong việc tuyển d ụng lao đ ộng, kể cả lao động phổ thông và thời vụ. Với sự thay đổi này, ph ần nào đã giúp DN ổn định được tình hình sản xuất sau tết, không mất quá nhiều th ời gian, công sức và kinh phí cho công tác tuyển dụng. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM: Thị trường lao động TP.HCM năm 2013 phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng; nếu không có tay ngh ề, k ỹ thu ật, NLĐ sẽ phải đối diện với nguy cơ bị đào thải, bởi DN muốn có đội ngũ nhân lực có tay nghề để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xu ất đ ạt hi ệu qu ả cao hơn . Cũng theo số liệu khảo sát về tình hình thị trường lao động năm 2013, có tới 30% DN không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Chính vì vậy mà không khí tuyển dụng ở các KCN – KCX năm nay khá trầm lắng, không có các hoạt động thu hút NLĐ vẫn thường thấy sau mỗi kỳ nghỉ tết. Một dấu hiệu cho thấy DN hạn chế tuyển dụng lao động trong năm 2013 nữa là: Tỷ lệ lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết đạt tới 95%, có DN đ ạt t ới 98%. Với tỷ lệ lao động trở lại làm việc cao nên các DN không còn b ị thi ếu h ụt lao động như mọi năm. Lỗ hổng ít, vì thế DN cũng không phải vội vàng tuy ển lao động ồ ạt để lấp chỗ trống. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng lao động th ời v ụ trong năm nay cũng giảm đi rất nhiều. Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban Quản lý các KCN – KCX TP.HCM cho biết: nh ững năm trước nhu c ầu tuy ển dụng lao động thời vụ rất lớn, không phân biệt nam nữ. Nhiều lao động ở độ tuổi trên 30 vẫn tuyển. Nhưng năm nay lao động phải mòn mỏi chờ vi ệc, DN chủ yếu tuyển để thay thế số lao động nghỉ việc do bệnh hay thai s ản. Vi ệc chọn lựa khi tuyển dụng lại rất kỹ: trình độ văn hoá ít nh ất h ết PTTH, tu ổi đ ời hạ xuống, tuyển nam hay nữ là theo yêu cầu DN.
- Như vậy có thể thấy rằng, từ đầu năm 2013 đến nay các DN vẫn có nhu c ầu tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, điều kiện tuyển dụng không d ễ dàng nh ư m ọi năm. Không phải bất kỳ lao động nào có nhu cầu tìm việc đều được nh ận vào làm, mà chỉ những lao động đã có tay nghề, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật mới có cơ hội được tuyển dụng. Theo dự báo của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin th ị tr ường lao động cho biết: trong những tháng tiếp theo năm 2013, nhu câu về nhân lực của các DN vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, lao động có tay nghề, kinh nghiệm sẽ được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt trong thời gian tới, nhu cầu về lao động có trình đ ộ về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp sẽ tăng cao. Đây là thông tin r ất khả quan cho thị trường lao động trong năm nay. Nhưng những thông tin này có thật sự hữu ích đối với NLĐ và DN có thể tuyển dụng được lao động đủ kh ả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc hay không là phụ thuộc sự nhận thức của NLĐ. Nhận định riêng về nhóm lao động có trình độ kỹ thuật cao, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hải Vân cho biết, theo dự báo năm 2013, kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn so với năm 2012 theo ba kịch bản (5%, 5,68% và 6,34%). Do vậy, thị trường lao động tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tích cực. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ ngành nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Kết quả dự báo thị trường lao động năm 2013 cho thấy có sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng lao động theo nghề so với năm trước. Những ngành có nhu cầu tuyển nhiều lao động trong năm 2013 là: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Nhóm ngành dịch vụ, thương mại cũng sẽ thu hút nhiều lao động ngành bán buôn (trừ ngành ô tô). Những nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2013 sẽ là: thợ xây, thợ mộc, thợ nề cùng nhóm nghề khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải. Ngoài ra, nhóm nghề kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật bậc trung như kỹ thuật viên điện, xây dựng, cơ khí; kỹ sư kỹ thuật xây dựng, cơ học cơ khí, công nghiệp chế biến, chế tạo… cũng được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều. Bà Vân cũng lưu ý, một số nhóm nghề khó khăn trong tuyển dụng chủ yếu là nhà chuyên môn bậc cao như kỹ sư khai thác mỏ, luyện kim và các ngành liên quan, kỹ sư hóa học, kỹ sư về công nghiệp chế biến, chế tạo... Để bảo đảm NLĐ có việc làm, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, Cục việc làm đề xuất, trong thời gian tới cần tăng cường công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hiện tại có sự mâu thuẫn giữa những nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng lại gặp khó khăn trong
- tuyển dụng là: thợ vận hành máy móc, thiết bị, thợ may, lao động có kỹ năng thị trường trong lâm nghiệp, thủy sản. Chính vì vậy, ngoài tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần đẩy mạnh kết nối cung - cầu giữa NLĐ và doanh nghiệp. II. NGUYÊN NHÂN 1.Về phía đào tạo a)Cơ cấu đào tạo b) chất lượng đào tạo: 2. Trình độ khoa học công nghệ 3. Tác phong và ý thức làm việc 4.Về kinh tế xã hội 5. Về chính sách của nhà nước 1.Về phía đào tạo
- Do chất lượng đào tạo còn quá cũ kĩ, lạc hậu từ nội dung đến giảng dạy và đôi khi đi học là học chạy còn vào thực tiễn thì như mới hoàn toàn vì không có trang thiết bị để thực hành phục vụ cho khả năng sáng tạo của sinh viên. a)Cơ cấu đào tạo - còn lạc hậu,chưa bám sát với thực tế xã hội. - vì nước ta là một nước đang phát triển nên đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư về kỹ thuật, công nghệ nhưng từ phía đào tạo thì chưa đáp ứng được nhu cầu đó. - thực tế hiện nay thì có tới gần 90% sinh viên thất nghiệp là sinh viên kinh tế đó là do bên đào tạo không nắm được nhu cầu về nguồn nhân lực, chưa thông tin cho sinh viên về việc chọn trường chọn ngành phù hợp, nhiều sinh viên chỉ cọn theo cảm tính mà không tính đến tương lai và khả năng xin việc sau này. b) chất lượng đào tạo - chất lượng đào tạo và thực tế còn cách nhau quá xa, những gì được học phần lớn không đáp ứng được yêu cầu của công việc. - do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tâp. - do xã hội phát triển quá nhanh còn chất lượng đào tạo thì phát triển quá chậm không bắt kịp được những thay đổi của xã hội vì thế nên không đưa ra những phương phát và kiến thức phù hợp nên dễ bị tụt hậu. 2. Trình độ khoa học công nghệ Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém: Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư", đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít. Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu: Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính: Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế. Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo. Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ
- chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế. Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường. 3. Tác phong và ý thức làm việc Phong cách làm việc của người Việt Nam là không tôn trọng kỷ luật, xuề xòa , làm việc đi không đúng giờ, đi trễ về trước, thường làm việc riêng trong khi làm việc côn, văng tục trong ưng xử với đồng nghiệp, không tôn trọng nguyên tắc, tự làm theo ý riêng, tinh thần tập thể làm việc theo nhóm chưa cao. 4.Về kinh tế xã hội Do xã hội phát triển nên thời kì bao cấp ngày xưa đã không còn tồn tại nữa và các doanh nghiệp phải tự lo cho mình, do đó yêu cầu tuyển dụng lao động cũng đòi hỏi cao hơn trước về trình độ kĩ thuật và khả năng làm việc.(chỉ trừ trong các ngành công an quân đội là được phân công công việc). Ngoài ra lực lương lao động chủ yếu của nước ta hiên nay là lao động trẻ và phần lớn trong số đó là sinh viên mới ra trường,và hầu hết trong số đó đều muốn trụ lại thành phố để làm viêc cho dù là làm không đúng chuyên môn,miễn là có thu nhập và không muốn về những tỉnh lẻ hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo vì vậy nên tình trạng thất nghiệp ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao hơn. 5. Về chính sách của nhà nước - chưa có chính sách hợp lí để khuyến khích đào tạo cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy khả năng của mình.
- - các chính sách đối với những người công tác ở vùng sâu,vùng xa, hải đảo còn chưa hợp lí nên không thu hút được lao động III. GIẢI PHÁP 1. Chính sách nhà nước 2. Bản thân người lao động 3. Các doanh nghiệp 4. Các thể chế giáo dục
- 1. Chính sách nhà nước - Cần có chính sách khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vào đào tạo nhân lực như chính sách cho vay vốn, chính sách miễn giảm thuế và các loại khuyến khích ưu tiên khác, kể cả cho phép nước ngoài liên kết với các thành phần kinh tế trong nước để mở các trường dạy nghề. - Có ngững chính sách động viên nhân lực, kể cả những người đang sinh sống ở nước ngoài. - Nhà nước nên ưu tiên dành một nguồn kinh phí tương xứng cho công tác đào tạo nghề đầu tư cả trang thiết bị máy móc,cơ sở thực tập đào tạo giáo viên dạy nghề. - Tạo mọi điều kiện có thể cho sự đào tạo,và tạo nhiều việc làm cho người lao động - Bên cạnh đó nhà nước cũng cần phải kiểm soát các nơi đào tạo xem chất lượng ra sao để có biện pháp cải tao. Nhà nước ta cũng đã thực hiên một số biện pháp như đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác đào tạo nghề quốc gia. Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Với mục tiêu Nhà nước chi ngân sách xấp xỉ 26.000 tỷ đồng để khi kết thúc vào năm 2020, sẽ đào tạo nghề cho gần 10 triệu lao động nông thôn làm việc ở khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, và bồi dưỡng đào tạo 1 triệu cán bộ công chức cấp xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thống nhất xây dựng danh mục 180 nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp để dạy nghề cho lao động nông thôn, đồng thời triển khai xây dựng chương trình tài liệu học nghề năm 2010 đối với 25 loại nghề phổ biến ở 3 miền đất nước 2.Bản thân cung lao động - Cần phải có ý thức học tập để nâng cao trình độ của bản thân. - Phát huy tính sáng tạo, năng động, làm việc chăm chỉ cũng như trung thực trong công việc. - Biết giữ gìn của cải vật chất, bảo vệ của công.
- - Giúp đỡ nhau trong công vệc, cũng như cạnh tranh nhau để phat triển hơn nhưng trên tinh thần bình đẳng và trong sang 3.Các doanh nghiệp - Trước hết về nhận thức, cần phải thấy hết tầm quan trọng và nhu cầu cấp thiết của việc đào tạo nhân lực. Thực tế, nhiều cơ sở sử dụng lao động không biết và không lo lắng và tất nhiên không có trách nhiệm gì về nhu cầu lao động cũng như trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Tất cả cứ diễn ra theo lối tự nhiên. Khi cần thì đăng thông báo tuyển dụng...Như vậy, công tác giáo dục, tuyên truyền về nhu cầu nhân lực, về trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cần phải được làm tốt hơn nữa, để mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thấy được trách nhiệm của mình trong vấn đề này. - Doanh nghiệp cần có thông tin về nhu cầu nhân lực của mình cho cơ sở đào tạo, hỗ trợ tài chính và tham gia vào quá trình đào tạo,xây dựng... đào tạo nguồn nhân lực. - Cần có những mức lương thỏa đáng, hấp dẫn - Bên cạnh đó cũng cần phải thắt chặt quản lí công nhân cũng như giám sát để nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Tổ chức công đoàn cũng cần phải linh hoạt luôn quan tâm và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cuộc khảo sát mới đây của Cty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, nhiều DN hiện xem nguồn lao động là một tài sản quý báu. Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết. 69% DN ở VN nói rằng họ chi cho công tác đào tạo với mức chi phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% DN làm việc này. Bản báo cáo về tình hình lao động, nguồn nhân lực mới đây của VCCI cũng chỉ ra , cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và DN để thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội mà Chính phủ và Bộ GD - ĐT đề ra. Các hiệp hội DN và các DN cũng đã có những ký kết cụ thể với cơ sở giáo dục đào tạo. Tức là DN đặt hàng ngành giáo dục đào tạo trong việc cung ứng lao động chất lượng cao. Các DN không thể đứng ngoài hệ thống giáo dục đào tạo, chỉ đòi hỏi, yêu cầu, đặt hàng, mà họ phải trở thành một trong những chủ thể quan trọng nhất của đào tạo, chủ động tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính mình và của xã hội. Để nâng cao trình độ người lao động, không còn cách nào khác, chính các DN phải chủ động và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, các DN
- cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, từng DN cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng: Nếu lãnh đạo DN không bắt tay vào việc phát triển nhân tài cho chính DN của mình thì sẽ phải trông chờ vào nơi khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người mà chưa chắc kiến thức và kỹ năng của họ khiến bạn hài lòng 100%. Có thể thấy, nâng cao trình độ cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho họ là một cách thiết thực, cụ thể và nó đang là những nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng DN. Bởi ai cũng hiểu rằng, chăm lo tốt cho người lao động chính là nghĩa vụ trước pháp luật, là tố chất nhân văn của chủ DN đối với người lao động và là đạo đức kinh doanh, văn hóa - văn minh của doanh nghiệp VN trong giai đoạn hiện nay. 4.Các thể chế giáo dục và đào tạo - Các trường học từ cấp phổ thông cho đến các trường dạy nghề, cao đẳng đại học cần phải có đầy đủ thiết bị, dụng cụ học tập để phục vụ cho học tập. - Cơ sở đào tạo cần củng cố chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo ,đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực không những về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng để làm chủ công nghệ. Vì vậy các giáo viên hiện nay từ bậc tiểu học trở lên đều được học cách sử dụng máy vi tính, máy chiếu để phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn. - Ngoài ra phải tích cực đổi mới phương pháp, thực hiện học đi đôi với hành để học sinh, sinh viên cũng như những người lao động có thể tiếp thu một cách tốt nhất. - Các trường phải có bộ phận quan hệ doanh nghiệp thuộc phòng đào tạo để lắng nghe những phản hồi về đào tạo của mình tạo ra, cũng như yêu cầu từ doanh nghiệp để hoàn chỉnh hơn. - Việc đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội, phải có sự phối hợp giữa “3 nhà”,phải gắn đào tạo với đòi hỏi thực tế xã hội, của thị trường lao động.: Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo cần đi sâu, đi sát với doanh nghiệp để nắm bắt được những yêu cầu chung
- nhất của ngành nghề. Rà soát để ngừng đào tạo những ngành nghề khó kiếm việc làm và mở ra những ngành mới mà xã hội đang cần. - Mặt khác các ngành chức năng sẽ phải làm tốt hơn công tác quản lí,kiểm soát. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 02 STT Họ tên Điểm nhóm đánh Ghi chú giá 1 Vũ Thị Thu Hà Nhóm trưởng 2 Bùi Thị Ngọc Giang 3 Hoàng Thị Giang 4 Bùi Thị Dung 5 Trịnh Thị Hương Giang 6 Nguyễn Trung Đức 7 Lê Văn Hải 8 Nguyễn Thị Hải 9 Nguyễn Thị Hà 10 Ngô Thanh Hà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
25 p | 1196 | 201
-
Đề tài: “Tranh chấp lao động và cách giải quyết tranh chấp lao động”
15 p | 806 | 201
-
Đề tài "Tranh chấp lao động tại công ty Taekwang Vina. Thực trạng và giải pháp”
19 p | 593 | 169
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
142 p | 367 | 136
-
Đề tài: "Nhu cầu lao động trong ngành công nghệ may thời kỳ sau khủng hoảng 2009"
9 p | 340 | 82
-
Đề Tài: " Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những mâu thuẫn của nó "
26 p | 292 | 77
-
CHUYÊN ĐỀ 2: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
49 p | 217 | 64
-
Đề Tài: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
37 p | 263 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
107 p | 64 | 34
-
Đề án kinh tế lao động: Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế
32 p | 114 | 22
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Khác biệt lương đền bù
32 p | 205 | 17
-
Bài thuyết trình Kinh tế học lao động
23 p | 187 | 16
-
Đề tài: “KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
16 p | 99 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế lao động: Chính sách thù lao lao động hợp lý và động lực lao động
38 p | 103 | 10
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Nghiệp đoàn
20 p | 120 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đào tạo lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Kon Tum
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý lao động xuất khẩu của Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động - công ty cổ phần xuất nhập khấu vật tư thiết bị đường sắt ( Virasimex)
143 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn