LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết<br />
quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ<br />
một công trình nào khác.<br />
<br />
Sinh viên<br />
<br />
Trần Thị Trung Anh<br />
<br />
Xin trân trọng gửi lời tri ân đến cô giáo ThS. Trần Thị Mỹ Hồng, người đã tận<br />
tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.<br />
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp<br />
những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.<br />
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học<br />
Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu.<br />
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất!<br />
<br />
Sinh viên<br />
Trần Thị Trung Anh<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................i<br />
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1<br />
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................5<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................5<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5<br />
5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................5<br />
6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................6<br />
NỘI DUNG......................................................................................................................7<br />
Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH ....7<br />
1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh ........................................................................................7<br />
1.1.1. Vài nét về cuộc đời và quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh .7<br />
1.1.2. Hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh .....................................12<br />
1.2. Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” .........................................................16<br />
Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TÔI THẤY HOA VÀNG<br />
TRÊN CỎ XANH” ..........................................................................................................19<br />
2.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................................ 19<br />
2.1.1. Khái niệm nhân vật..............................................................................................19<br />
2.1.2. Thế giới nhân vật .................................................................................................20<br />
2.1.3. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học...............................................21<br />
2.2. Các kiểu nhân vật trong tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" ....................23<br />
2.2.1. Nhân vật trẻ em....................................................................................................23<br />
2.2.2. Nhân vật người lớn ..............................................................................................34<br />
2.2.3. Nhân vật là loài vật .............................................................................................42<br />
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TÔI<br />
THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH” ..........................................................................48<br />
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình................................................................................48<br />
3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ................................................................................50<br />
<br />
3.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm ....................................................................................53<br />
3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.................................................................................54<br />
KẾT LUẬN ...................................................................................................................60<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62<br />
PHỤ LỤC .....................................................................................................................65<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Bất cứ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng trong lòng nó một bộ<br />
phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi. Assen Bossev – nhà văn Bungari đã từng<br />
nói : “những cuốn sách hay đều là người bạn đời vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng<br />
cho trẻ con đôi cánh để bay lên mà chinh phục cuộc sống”. Văn học thiếu nhi chính là<br />
"món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn bây giờ” (Xuân Quỳnh). Đây là<br />
những sáng tác mà tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn tuổi, đều phải biết nhìn con<br />
người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của<br />
con trẻ, phải biết hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý nhất của đời mình, của tâm hồn<br />
mình cho trẻ. Đó là những tác phẩm văn học hàm chứa tất cả những xúc cảm và<br />
tình cảm tinh tế, hồn nhiên của trẻ thơ, được các em thích thú, say mê và có giá trị giáo<br />
dục, hình thành tâm hồn và nhân cách trẻ thơ. Nó có vai trò quan trọng đối với sự hình<br />
thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở nhỏ, là hành trang cho<br />
mỗi người trên suốt đường đời. Văn học không chỉ góp phần làm giàu có tâm hồn,<br />
nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho lứa tuổi thiếu nhi phát triển trí<br />
tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Với những lí do<br />
đó mà văn học về đề tài trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng.<br />
Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt từ 1986<br />
có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân<br />
tộc. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã thực sự đem lại một không khí mới<br />
cho văn học nước nhà, trong đó có bộ phận văn học thiếu nhi. Sáng tác cho các em, từ<br />
những năm đầu thời kì đổi mới đến nay, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nổi lên<br />
trong mảng đề tài viết cho thiếu nhi là các tác giả Duy Khán, Nguyễn Quang Sáng,<br />
Phùng Quán, Vũ Đức Nguyên, Vi Hồng, Vũ Bảo,… giai đoạn tiếp theo có Thu Trân,<br />
Nguyễn Nhật Ánh, Kim Hài, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiên Hương, Nguyễn Thị<br />
Mai… Có thể nói, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ đầu thời kì đổi mới đã phát<br />
triển hùng hậu thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tác cho các em. Và<br />
cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt Nam lại phát triển phong phú như<br />
ở thời kì này.<br />
1<br />
<br />