intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA SINH HỌC LỚP 12 NĂM 2005

Chia sẻ: Nguyễn Mạnh Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

222
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Nêu chức năng của mỗi thành phần hóa học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động. Trong những thành phần đó thì thành phần nào có thể ảnh hưởng đến tính động của màng? Câu 2: Một bác sĩ cho những người muốn giảm trọng lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó đã bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm trọng lượng cơ thể và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA SINH HỌC LỚP 12 NĂM 2005

  1. Th− viÖn CLB Gia s− Ams GSABook www.giasuams.org 106/11 Lª Thanh NghÞ §T: 04.8684441 – 04.9152590 Ngày thi thứ nhất: 10/03/2005 Câu 1: Nêu chức năng của mỗi thành phần hóa học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động. Trong những thành phần đó thì thành phần nào có thể ảnh hưởng đến tính động của màng? Câu 2: Một bác sĩ cho những người muốn giảm trọng lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó đã bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm trọng lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ti thể. Câu 3: Vẽ sơ đồ chỉ mối quan hệ giữa các dạng sống: không có cấu trúc tế bào, có cấu trúc tế bào, tế bào nhân sơ, tế bào nhân chuẩn, vi rút, tế bào vi khuẩn, tế bào nấm, tế bào nguyên sinh vật, tế bào thực vật, tế bào động vật. Câu 4: a, Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại vi rút gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh có người không mác bệnh. Giả sử những người không mắc bệnh là do có các gen kháng vi rút. Hãy cho biết gen kháng vi rút của những người không mắc bệnh quy định các loại protein nào? Giải thích. b, Một số loại vi rút gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo được vác xin phòng chống. Hãy cho biết đó là loại vi rút có vật chất di truyền là ADN hay ARN? Giải thích. Câu 5: a, Vi khuẩn có thể gây bệnh ở người bằng những cách nào? b, Biến dị di truyền ở các loài vi khuẩn có thể được tạo ra bằng những cách nào? Câu 6: a, Hãy so sánh qui trình sản xuất rượu vang phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. b, Nấm men rượu (saccharomyces cerevisiae) trong lên men đường gluco nếu có oxi phân tử gia nhập thì có hiệu ứng Paxtơ. Hiệu ứng Paxtơ là gì? Câu 7: Khi bị nhiễm khuẩn cơ thể thường phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ làm cho cơ thể ta bị sốt. a, Phản ứng của cơ thể như vậy có tác dụng gì? b, Từ thực tế hiện tượng trên có thể suy ra tính chất protein của người và của vi khuẩn có gì khác nhau? Câu 8: a, Vẽ sơ đồ khái quát cơ chế điều hòa ngược sự tiết hoocmon của tuyến nội tiết. b, Phân biệt cơ chế điều hòa ngược âm tính với cơ chế điều hòa ngược dương tính của hệ nội tiết. Câu 9: Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Tại sao? A, Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng) B, Sau khi nín thở quá lâu C, Trong không khí có nhiều khí CO D, Tuyến trên thận tiết ra ít aldosteron Câu 10: Hãy so sánh cấu trúc và chức năng của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng.
  2. Th− viÖn CLB Gia s− Ams GSABook www.giasuams.org 106/11 Lª Thanh NghÞ §T: 04.8684441 – 04.9152590 Câu 11: Hãy giải thích: A, Tại sao thế nước ở lá cây lại thấp hơn thế nước ở rễ cây? B, Vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh ở nốt sần rễ cây họ đậu lấy chất gì ở các cây này và chúng có hình thức hô hấp như thế nào? Câu 12: Cho rằng đất có pH axit thì đất sẽ nghèo chất dinh dưỡng A, Điều này đúng hay sai? Giải thích. B, Có những biện pháp nào làm tăng độ màu mỡ của đất? Câu 13: A, Vì sao khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao, gió mạnh ở thực vật C3 thường xẩy ra hiện tượng hô hấp sáng? B, Vì sao ở thực vật C4 và thực vật CAM không xẩy ra hiện tượng hô hấp sáng? Câu 14: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa. A, Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng? B, Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa. C, Cây này có thể ra hoa được không trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng/ 6 giờ trong tối/ bật sáng trong tối/6 giờ trong tối. [Sửa] Ngày thi thứ hai: 11/03/2005 Câu 1: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử thì nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như thế nào? Câu 2: Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nuclêotit như sau: Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT Gen này được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipéptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy xác định mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN và viết các dấu 5' và 3' vào các đầu của gen. Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy? Câu 3: a, Trình bày sự khác nhau về số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân chuẩn. b, Hãy cho biết cách nhận biết đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 4: phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sdl cho mỗi phép lai đó. Giải thích tại sao lại suy luận như vậy? Phép lai kiểu hình bố mẹ kiểu hình đời con 1 xanh x vàng tất cả xanh 2 Vàng x vàng 3/4 vàng: 1/4 đốm 3 Xanh x vàng 1/2xanh:1/4 vàng: 1/4 đốm Câu 5: khi cho giao phối 2 dòng cùng loài thân có màu đen và thân có màu xám với nhau thu được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ:
  3. Th− viÖn CLB Gia s− Ams GSABook www.giasuams.org 106/11 Lª Thanh NghÞ §T: 04.8684441 – 04.9152590 * ở giới đực: 3 con thân có màu đen: 1 con thân có màu xám * ở giới cái:: 3 con thân có màu xám: một con thân có màu đen Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sđl từ P đến F2. Cho biết AA qui định thân đen, aa qui định thân xám. Câu 6: So sánh quá trình di truyền trong quần thể ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên) và quần thể tự phối. Hãy minh họa sự so sánh trên thông qua quá trình di truyền của quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa=1 Câu 7: Trong trường hợp nào thì alen lặn của một gen có thể nhanh chóng bị loại hoàn toàn khỏi quần thể? Câu 8: Nêu sự khác nhau về vai trò của chọn lọc tự nhiên với vai trò của biến động di truyền trong quá trình tiến hóa. Câu 9: Giá trị thích nghi của các kiểu gen trong một quần thể như sau: kiểu gen AA Aa aa Giá trị thích nghi 0 1 0 quần thể đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào? Nêu đặc điểm của hình thức chọn lọc đó. Câu 10: Nêu 2 ví dụ về cá thể là đối tượng của chọn lọc tự nhiên và 2 ví dụ về quần thể là đối tượng của chọn lọc tự nhiên. Trình bày tóm tắt vai trò của chọn lọc cá thể và vai trò của chọn lọc quần thể trong quá trình tiến hóa. Câu 11: Vì sao mật độ được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể? Câu 12: có thể rút ra những nhận xét gì khi nghiên cứu về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? Câu 13: Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn: Hãy cho biết: A, trong các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái nào thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước và của hệ sinh thái trên cạn? Tháp nào là của một hệ sinh thái bền vững nhất? B, Tháp sinh thái số 5 xuất hiện trong điều kiện hệ sinh thái có đặc điểm như thế nào? C, Hãy cho ví dụ về tháp sinh thái của một hệ sinh thái trẻ và tháp sinh thái của một hệ sinh thái già. Câu 14: Hãy cho biết khái niệm về giới hạn sinh thái? Thế nào là khoảng cực thuận, các khoảng chống chịu? Trong điều kiện nào loài có vùng phân bố rộng, vùng phân bố hạn chế và vùng phân bố hẹp? Trong trường hợp nào nhiều nhân tố sinh thái trở thành giới hạn đối với cá thể loài?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2