
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024 - 2025
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: GIÁO DỤC KINH TẾ - PHÁP LUẬT 11
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 03 trang)
Họ và tên: …………………………………. Số báo danh: ………………… Mã đề thi: 701
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc
về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh. B. Nhu cầu của thị trường.
C. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. D. Khả năng huy động các nguồn lực.
Câu 2: Đối với sản xuất, tiêu dùng đóng vai trò là
A. phản diện. B. triệt tiêu. C. dung hòa. D. động lực.
Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Lỗi thời. B. Khả thi. C. Ổn định. D. Hấp dẫn.
Câu 4: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc
lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 5: Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến
yếu tố nào dưới đây?
A. Tính khả thi. B. Tính ôn hòa. C. Tính cạnh tranh. D. Tính mới mẻ.
Câu 6: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
C. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
D. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
Câu 7: Khẳng định nào dưới đây không phản ánh vai trò của tiêu dùng?
A. Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất và kinh doanh
B. Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất.
C. Tiêu dùng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. Tiêu dùng làm giảm tích luỹ của cải của nền kinh tế.
Câu 8: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát
từ yếu tố nào dưới đây?
A. Khó khăn của chủ thể sản xuất. B. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất.
C. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. D. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
Câu 9: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người
lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc
sống được gọi là
A. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp tự nguyện. D. thất nghiệp chu kỳ.
Câu 10: Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Khẳng định bản thân. B. Vì mục đích nhân đạo.
C. Nhu cầu tìm lợi nhuận. D. Niềm đam mê kinh doanh.
Mã đề thi 701 - Trang 1/ 3