
SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG
NAM
TRƯỜNG THPT HÙNG
VƯƠNG
--------------------
(Đề thi có 02 trang)
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 163
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (21 câu – 7 điểm)
Câu 1. Nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hoá việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động
cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định được gọi là
A. thị trường lao động. B. thị trường việc làm.
C. trung tâm môi giới việc làm. D. trung tâm giới thiệu việc làm.
Câu 2. Trong sản xuất kinh doanh, các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thường xuyên
chú trọng tới việc
A. duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. B. xóa bỏ bất bình đẳng thu nhập.
C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. quản lí bằng hình thức trực tuyến.
Câu 3. Một ý tưởng được coi là ý tưởng kinh doanh khi ý tưởng đó có thể mang lại
A. hợp tác. B. địa vị. C. quyền lực. D. lợi nhuận.
Câu 4. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu
cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm
A. cung cầu. B. thất nghiệp. C. cạnh tranh. D. lao động.
Câu 5. Một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
A. chính sách vĩ mô của Nhà nước.
B. nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 6. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị
trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái
A. thiếu hụt lực lượng lao động. B. dư thừa lực lượng lao động.
C. chênh lệch cung - cầu lao động. D. cân bằng cung - cầu lao động.
Câu 7. Việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đã mang lại lợi ích gì dưới đây đối với các doanh nghiệp?
A. Gắn bó công nhân với doanh nghiệp. B. Giảm doanh thu của doanh nghiệp.
C. Giảm lợi nhuận bình quân. D. Gắn kết doanh nghiệp với nhà nước.
Câu 8. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh
doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh là nội dung
của khái niệm
A. Cơ hội kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh.
C. Triết lý kinh doanh. D. Ý tưởng kinh doanh.
Câu 9. Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh
được gọi là
A. cơ hội bên ngoài. B. cơ hội kinh doanh.
C. ý tưởng kinh doanh. D. lợi thế nội tại.
Câu 10. Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có
A. tính phổ biến. B. tính ổn định. C. tính ràng buộc. D. tính nhất thời.
Câu 11. Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Khả thi. B. Ổn định. C. Lỗi thời. D. Hấp dẫn.
Câu 12. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng
lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội. B. Năng lực nắm bắt cơ hội.
C. Năng lực định hướng chiến lược. D. Năng lực chuyên môn.
Câu 13. Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại
trừ
A. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mã đề 163 Trang Seq/2