YOMEDIA
ADSENSE
Đề thi môn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.443
lượt xem 215
download
lượt xem 215
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Câu I. Nhận định đúng sai và giải thích: 1/ Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Gợi ý: SAI: Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái PL, có lỗi, hành vi trái PL của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617 BLDS. (Nguồn: trang 419 – Đề cương các môn học – ĐH Luật TP.HCM)....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi môn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Đề thi môn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (75") Câu I. Nhận định đúng sai và giải thích: 1/ Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Gợi ý: SAI: Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái PL, có lỗi, hành vi trái PL của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617 BLDS. (Nguồn: trang 419 – Đề cương các môn học – ĐH Luật TP.HCM). 2/ Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Gợi ý:
- SAI: Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nh ưng trong số các hành vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng & thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đ ó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm DS riêng rẽ. 3/ Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Gợi ý: SAI: Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp nhân phải bồi thường (theo k1 & k2 Điều 621 BLDS). 4/ Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Gợi ý:
- SAI : Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm: - Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. - Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1-Đ614) - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền. Câu II. Giải thích và nêu ý nghĩa của quy định tại khoản 2 điều 604 BLDS 2005. Gợi ý: Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005 qui định: “Trong trường hợp PL quy định người gây TH phải BT cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng qui định đó”. Về nguyên tắc, trách nhiệm BTTH ngoài HĐ phát sinh khi có đầy đủ 04 điều kiện: - Có TH thực tế xảy ra. - Có hành vi vi phạm PL
- - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thiệt hại - Người gây thiệt hại phải có lỗi (NQ03/2006/NQ-HĐTP) Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể mà PL qui định, ví dụ như Khoản 3 Điều 623 (BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra), Điều 624 (BTTH do l àm ô nhiễm môi trường), thì việc BTTH được đặt ra ngay cả khi không có yếu tố lỗi. Đây là trường hợp chủ thể bị buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khách quan. Ở đây việc đặt ra trách nhiệm BTTH mà không xem xét đến yếu tố lỗi là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Ở một góc độ khác, góc độ của khoa học pháp lý, thì vấn đề nhận thức luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định lỗi của một chủ thể. Ví dụ: người mắc bệnh tâm thần được coi là không hề có lỗi ngay cả khi họ gây thiệt hại do họ không có nhận thức (mất NLHV-DS). Tuy nhiên, trong trường hợp này PL vẫn qui định họ phải bồi thường đ/v thiệt hại đã xảy ra, chỉ có điều việc bồi thường phải do người giám hộ thực hiện thay mà thôi (k3-Đ606). Câu III. Bài tập tình huống: Bài 1: Ông A bị bắt quả tang đang vận chuyển hàng trái phép qua biên giới nên bị bộ đội biên phòng Đồn 1 huyện X đã ra lệnh bắt & tạm giam tạm giữ ông A. Qua điều tra
- xác minh xác định được giá trị hàng hoá chưa đến mức phải truy cứu TNHS. vì vậy lệnh tạm giam giữ hủy bỏ và xử lý hành chính về hành vi của ông A. hỏi: 1. Ông A có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hay không? Gợi ý: Theo qui định tại Điều 1 – NQ388/2003 và tại tiểu mục 1.1 – Mục 1- Phần I Thông tư liên tịch 04/2006 thì chỉ khi nào người bị tạm giữ, tạm giam “có quyềt định của cơ quan có thẩm quyền trong họat động tố tụng HS hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm PL” (là điều kiện cần) và “không thực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm PL nào” (là điều kiện đủ) thì mới được giải quyết bồi thường. Như vậy, trong trường hợp này, tuy ông A đã có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạm giam để xử lý hành chính song vì ông A đã có hành vi vi phạm pháp luật là “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” nên ông không được giả quyết bồi thường thiệt hại theo NQ388. 2. Nếu có quyền yêu cầu đòi bồi thường thì ông sẽ được bồi thường những khoản thiệt hại nào? Ai sẽ bồi thường cho ông A? Gợi ý: Nếu ông A không thực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm PL nào và thuộc trường hợp có quyền yêu cầu đòi bồi thường theo qui định thì ông sẽ được giải quyết bồi thường những khoản thiệt hại sau đây:
- a) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo K1-Điều 5 NQ388/2003: mức bồi th ường được tính là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam được bồi thường 03 ngày lương tối thiểu tại thời điểm giải quyết bồi thường. b) Thiệt hại về vật chất (nếu chứng minh được) trong trường hợp bị tổn hại sức khỏe theo Điều 7 NQ388, gồm: - chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi d ưỡng, phục hồi SK và chức năng bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị oan trong thời gian điều trị. - Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị oan và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trong trường hợp người bị oan mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc. c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp TS của người bị oan bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị xâm hại (nếu chứng minh được thiệt hại đó) theo K2-Điều 8 NQ388 d) Bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất (nếu chứng minh được) theo Điều 9 NQ388
- Ngoài các khoản được quyền yêu cầu bồi thường như đã nêu trên thì ông còn được hoàn lại các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, các khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền… theo qui định tại khoản 3 – Điều 8 NQ388. Vế cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho ông A được qui định tại Điều 10 – NQ388 theo nguyên tắc “cơ quan có trách nhi ệm BTTH là cơ quan đã gây ra oan sau cùng” (tiểu mục 2.2-mục 2- Phần III – TTLT 04/2006). Trong trường hợp này nếu việc tạm giữ, tạm giam có phê chuẩn của VKS thì VKS đã phê chuẩn có trách nhiệm BT; nếu không có ph ê chuẩn của VKS thì cơ quan đã ra lệnh tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm bồi thường (K2-Điều 10 NQ388 và Mục 2- Phần III TTLT 04/2006). Riêng đối với TS bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại thì cơ quan đã ra QĐ thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu có trách nhiệm BT (khoản 8 – Điều 10 NQ388 và tiểu mục 2.5-mục 2- phần III TTLT 04/20006). Bài 2: Cty A giao nhiệm vụ cho anh B vận chuyển hai chuyến hàng với tổng khối lượng là 16 tấn gạo. B tự ý chở toàn bộ số gạo trên thành 1 chuyến nên đã làm sập cầu ( tải trọng cầu là 10 tấn đã được cắm biển báo). Anh chị hãy chọn một trong những phương án sau đây để xác định ai là người phải chịu TN Bồi thường cho người bị thiệt hai do cầu bị sập và giải thích tại sao lại chọn phương án đó :
- 1. Anh B. 2. Công ty A. 3. Anh B và Cty A cùng liên đới. 4. Anh B và Cty A chiu trách nhiệm riêng rẽ. 5. Một phương án khác Gợi ý: Phương án 1 là phương án đúng. Cty A là một pháp nhân. Quan hệ giữa anh Cty A và anh B là quan hệ giữa pháp nhân và người của pháp nhân (nhân viên của pháp nhân). Ở đây do chủ thể bị thiệt hại không phải là pháp nhân mà là người ngoài pháp nhân nên thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS về trách nhiệm DS bồi thường ngoài HĐ. Theo Điều 618 BLDS về bồi thường thiệt hại do người của PN gây ra thì : “PN phải bồi thường TH do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được PN giao”. Ở đây ta thấy thiệt hại thực tế xảy ra là do việc anh B tự ý chở toàn bộ số hàng trên thành một chuyến bất chấp nhiệm vụ được PN giao là phải vận chuyển thành 02 chuyến. Vì vậy không được coi là “thiệt hại gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ đ ược PN giao” và không có cơ sở để áp dụng Điều 618 BLDS. Do đó ta loại trừ trách nhiệm bồi thường của PN. Anh B phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối
- với thiệt hại do mình gây ra do thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện sau (qui định tại NQ03/2006/NQ-HĐTP): i- có thiệt hại thực tế xảy ra ii- có hành vi vi phạm PL : hành vi bất chấp các qui định về ATGT đường bộ (không nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của bảng báo cấm) là hành vi vi phạm PL. iii- có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thực tế xảy ra : hậu quả sập cầu là hậu quả tất yếu gây ra bởi hành vi xem thường PL của anh B hay nói khác, chính hành vi trái PL của anh B là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả thiệt hại. iv- người gây thiệt hại có lỗi : Ở đây anh B đã phạm lỗi. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý nhưng cũng có thể là lỗi vô ý vi phạm các qui định ATGT đ ường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy về mặt nguyên tắc, anh B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra đối với nhà nước cũng như đối vời những người bị thiệt hại do hậu quả sập cầu. Tuy nhiên theo qui định tại khoản 2 – Điều 605 về nguyên tắc BTTH thì nếu một người, do lỗi vô ý mà gây thiệt hại, và thiệt hại đó là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình, thì có thể được giảm mức bồi thường.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn