
Mã đề 4121_Trang 1/4
SỞ GDĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
--------------------
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ..............................................................
Số báo danh: ....................
Mã đề 4121
Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cho phả hệ biểu hiện bệnh mù màu và các nhóm
máu ở 2 gia đình như hình bên (không có trường hợp đột
biến). Một đứa trẻ của cặp vợ chồng 1 bị đánh tráo với một
đứa trẻ của cặp vợ chồng 2. Hai đứa trẻ đó là
A. 2 và 6.
B. 3 và 6.
C. 2 và 5.
D. 4 và 6.
Câu 2. Ở người, bệnh di truyền nào sau đây không liên quan đến đột biến gene?
A. Bệnh mù màu.
B. Bệnh bạch tạng.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm.
D. Hội chứng Down.
Sử dụng thông tin sau để trả lời câu 3 và 4: Loài ốc sên Cepaea nemoralis sống trên đồng cỏ, nơi hoạt động chăn
thả gia súc diễn ra mạnh. Mỗi ngày có hàng nghìn con ốc chết do bị gia súc vô tình giẫm đạp.
Câu 3. Hiện tượng ốc sên bị chết do gia súc giẫm đạp là ví dụ về tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Phiêu bạt di truyền.
C. Đột biến.
D. Dòng gene.
Câu 4. Tác động của gia súc đến tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể ốc sên như thế nào?
A. Làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp.
B. Chỉ thay đổi tần số allele, không thay đổi tần số kiểu gene.
C. Chỉ thay đổi tần số kiêu gene, không thay đổi tần số allele.
D. Làm thay đổi cả tần số allele và tần số kiêu gene một cách ngẫu nhiên.
Câu 5. Hiện nay có hai loài voi còn sinh tồn (kí hiệu là X và Y) được xếp vào chi Loxodonta và loài thứ ba còn
sống sót (kí hiệu là Z) được xếp vào chi Elephas. Cây phát sinh chủng loại nào sau đây phản ánh chính xác nhất
mối quan hệ của ba loài này?
A. B. C. D.
Câu 6. Hình bên biểu diễn quy trình của công nghệ
gene ở động vật. Phát biểu nào là đúng khi nói về
quy trình này?
A. Để đảm bảo quy trình phân lập dòng tế bào chứa
DNA tái tổ hợp thì gene tạo insulin phải là gene đánh dấu.
B. Quy trình này nhằm mục đích cuối cùng là tạo
một lượng lớn bản sao gene tổng hợp insulin.
C. Trước khi đem nuôi cấy dòng tế bào chứa DNA tái
tổ hợp, người ta phải phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp.
D. Vector chuyển gene trong quy trình này là vi khuẩn.
Câu 7. Một đoạn NST ở lúa mì có trình tự các gene như sau: ABCDE●GHIK (dấu ● là tâm động). Do xảy ra đột
biến đảo đoạn BCD, trình tự các gene trên NST sau đột biến là
A. AE●GHIK
B. ADCBE●GHIK
C. DBCAE●GHIK
D. AE●GBCDHIK
Câu 8. Giai đoạn tiến hoá nào sau đây hình thành nên các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên?
A. Giữa giai đoạn tiến hoá tiền sinh học và sinh học. B. Tiến hoá tiền sinh học.
C. Giữa giai đoạn tiến hoá hoá học và tiền sinh học. D. Tiến hoá hoá học.