intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dòng Chảy Của Nghệ Thuật Thị Giác

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

176
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi nói đến các ngôn ngữ nghệ thuật thì người ta dựa trên những đặc trưng ngôn ngữ và quan năng cảm thụ để rồi chia nó làm ba lĩnh vực lớn tương ứng: Nghệ thuật không gian (Spacial Arts) bao gồm mỹ thuật và kiến trúc, Nghệ thuật thời gian (Temporal Arts) bao gồm văn, thơ, âm nhạc… và Nghệ thuật không gian – thời gian (Spacial Temporal Arts) bao gồm nghệ thuật sân khấu, tạp kỹ, điện ảnh. Ở đây, chúng tôi đề cập chủ yếu đến vấn đề quan năng cảm thụ của nghệ thuật không gian...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dòng Chảy Của Nghệ Thuật Thị Giác

  1. Dòng Chảy Của Nghệ Thuật Thị Giác Khi nói đến các ngôn ngữ nghệ thuật thì người ta dựa trên những đặc trưng ngôn ngữ và quan năng cảm thụ để rồi chia nó làm ba lĩnh vực lớn tương ứng: Nghệ thuật không gian (Spacial Arts) bao gồm mỹ thuật và kiến trúc, Nghệ thuật thời gian (Temporal Arts) bao gồm văn, thơ, âm nhạc… và Nghệ thuật không gian – thời gian (Spacial Temporal Arts) bao gồm nghệ thuật sân khấu, tạp kỹ, điện ảnh. Ở đây, chúng tôi đề cập chủ yếu đến vấn đề quan năng cảm thụ của nghệ thuật không gian là con mắt (thị giác). Do đó, nó còn được gọi là Nghệ thuật ANTHONY CARO. Hạ thánh giới. thị giác (Visual Arts); quan Thép rỉ đánh xi năng cảm thụ của Nghệ thuật không gian – thời gian, tức là Nghệ thuật tổng hợp là cả hai: thị giác và thính giác. Nghệ thuật tạo hình (Plastic Art) và tất cả các loại hình nghệ thuật như nghệ thuật trang trí (Decorative Art), nghệ thuật thiết kế (Design Art) và nghệ thuật thủ công (Craft Art) của lĩnh vực mỹ thuật Ứng dụng (Applied Art) cũng là những bộ phận của nghệ thuật thị giác. Nghệ thuật không gian và quan năng cảm thụ của loại hình nghệ thuật này ngoài sự phân chia nói trên, thì ngày nay người ta còn chia mỹ thuật ra làm các lĩnh vực như sau: Mỹ thuật hai chiều (Two dimensional Fine Arts), Mỹ thuật ba chiều (Three dimensional Fine Arts) và Nghệ thuật môi trường (Environmental Arts).Tương tự như vậy, người ta còn có các thuật ngữ như sau: Truyền thông hai chiều (Two dimensional Media), Truyền thông ba chiều (Three dimensional Media) và truyền thông đa phương tiện (Multi Media, trong đó còn có “chiều ảo” được coi là chiều thứ tư).Nghệ thuật điêu khắc cũng là nghệ thuật thị giác, là nghệ thuật truyền thông, thuộc thể loại ba
  2. chiều. Trước hết tác phẩm nghệ thuật điêu khắc là sự thể hiện hoàn hảo mối quan hệ tổng hòa giữa bản thân ý tưởng, hình tượng, ngôn ngữ trên cơ sở không gian nội tại của mỗi tác phẩm. Ngoài cơ sở của tư duy thị giác, thì khái niệm không gian ba chiều và môi trường trưng bày tác phẩm là những yếu tố cơ bản trong tư duy tạo hình của nghệ thuật này. Đầu thế kỷ 20, ngôn ngữ hội họa và điêu khắc đã có sự chuyển biến phong phú hơn từ khái niệm “tĩnh” sang “động”; từ khái niệm nghệ thuật không gian với đặc trưng “thời gian đứng im” đã trông lẫn với “thời gian động” thông qua sự ra đời của trường phái Vị lai (Futurism) 1909, với những tác phẩm của Balla Boccioni, Marcel Duchamp, Marinetti, Umberto. Năm 1950 với sự ra đời của Nghệ thuật Chuyển TONY CRAGG. Pallette của họa động (Movement hay Kinetic Arts), sĩ. Được tạo nên từ những mảnh vỡ bằng nhựa nghệ thuật Động ảnh (Op Arts) với những tác phẩm độc đáo của Valsarely, của Harvey Tarango, Takemitsu, Stravinsky, Norman Perryman… Trong lĩnh vực điêu khắc cũng thế, những hình khối tĩnh được phong phú hóa hơn với ngôn ngữ Điêu khắc chuyển động (Kinetic Scuplture) thông qua sự phối hợp, sử dụng những motor cơ khí để tạo nên những trạng thái chuyển động ở tác phẩm theo ý tưởng của tác giả, tạo ra ngôn ngữ mới hiện đại. Các nhà điêu khắc tiêu biểu của khuynh hướng này: Marcel Betrisey (Thụy Sỹ), Luke Blackstone (Mỹ), Srrawut Chutiwongpet (Thái Lan), Viriginio Moutinho (Bồ Đào Nha), Graham Williams (Anh)… Điều này cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh cơ khí trong ngôn ngữ nghệ thuật thị giác và thính giác, từ hội họa, điêu khắc và âm nhạc. Từ xưa cho đến nay, dòng chảy của lịch sử mỹ thuật đã, đang trải qua và đan xen, hòa lẫn trong nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều nền văn minh như: văn minh nông nghiệp, công nghiệp, văn minh khoa học kỹ thuật, văn minh văn tự, văn minh hình ảnh, nền văn minh tin học…Giờ đây chúng ta đang sống, đắm chìm trong nền văn minh hình ảnh, nền văn minh của cường độ, tốc độ của bạo động; nền văn minh tin học với sự b ùng nổ của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng về kỹ thuật số (the digital revolution) với những khả năng tạo mới về không gian và môi trường ảo… cùng với những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật đan xen với những hỗn độn của bạo lực và
  3. khủng hoảng về nạn ô nhiễm về môi trường sống… Con người sống trong nền văn minh này rất sợ nhân tính bị cơ – giới – hóa, trở thành máy móc, khô khan. Họ không còn ham thích những loại sản phẩm mang tính sản xuất hàng loạt, giống nhau. Họ khao khát những sản phẩm độc bản, những cảm giác thô mộc, thậm chí hoang sơ với những khuynh hướng sáng tạo “mở”, không rập khuôn, máy móc.Từ đó, trong mỹ thuật thế giới cũng cho thấy những thay đổi thay niệm về nghệ thuật, về ý tưởng sáng tạo và từ đó đã sản sinh ra nhiều khuynh hướng, trường phái nghệ thuật hội họa và điêu khắc với những quan niệm mới có tính chất tổng hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật thị giác và thính giác (thậm chí luôn cả khứu giác và xúc giác nữa), giữa không gian lẫn thời gian (giữa thời gian ngắn và khoảnh khắc); chứ không đơn thuần là nghệ thuật không gian mang tính chất “tĩnh” như trước đây… Trong lĩnh vực hội họa, cho đến nay, thông qua sự xuất hiện của nhiề u trường phái, khuynh hướng, ngôn ngữ sáng tạo đã cho thấy có sự thay đổi về mối quan hệ tương tác giữa: tác phẩm, tác giả và người xem. Điều này chúng ta có thể khái quát, nhận diện qua 3 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Tác giả sáng tác, vẽ cái gì thì người xem sẽ thấy như thế ấy. Như vậy, là tác giả và người xem có mối quan hệ tách bạch qua trung gian của tác phẩm, người xem không hiểu sai ý của tác giả. Điển hình là khuynh hướng hiện thực (Realism). Giai đoạn 2: Tác giả sáng tạo nên tác phẩm theo khuynh hướng trừu tượng (Abstractionism). Với ngôn ngữ này, người xem có thể hiểu khác hay tưởng tượng hoặc sáng tạo thêm trong tư duy của mình khi nhìn ngắm loại tranh này. Như vậy, người xem có thể không hiểu đúng ý tưởng của tác giả hoặc tác giả cố ý để cho người xem tự do tưởng tượng thêm với những tên tác phẩm “vô đề” hay “trừu tượng”… Ở đây đã cho thấy sự thay đổi về mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và người xem. Cả hai loại tác phẩm vừa nói trên, người xem vẫn vận dụng thị giác và tư duy của mình để thưởng thức và chiêm nghiệm chúng. Đến nay, cũng có một số người vẫn không thích khuynh hướng, ngôn ngữ sáng này. Nhưng dù sao thì nó vẫn là một trong những quan niệm sáng hiện đại và nó hoàn toàn không phải là ngôn ngữ ưu việt so với các loại quan niệm tạo hình khác. Giai đoạn thứ 3: hiện nay, tiêu biểu là khuynh hướng nghệ thuật sắp đặt (Installation Arts). Mỗi tác phẩm loại này gồm một khối lượng vật thể ba chiều lẫn hai chiều, mang tính tổng hợp giữa hình vẽ, hình ảnh, vật dụng… được nghệ sĩ trưng bày (Display không gọi là Exhibition) trong khoảng không gian, mặt bằng, vị trí cụ thể (Location) nào đó. Nơi này được coi là hiện trường (Site) cho việc trưng bày.
  4. Điều vô cùng đặc biệt là vì tác phẩm dạng này là một môi trường không gian vật lý cụ thể cho nên muốn thưởng thức thì người xem phải “đi vào bên trong” mới có thể nhìn ngắm, sơ mó (thậm chí ngửi thấy mùi vị của đồ đạc)… trong quá trình thưởng ngoạn tác phẩm. Để thưởng thức tác phẩm loại này người xem phải vận dụng sự tư duy tổng hợp, sự liên tưởng, tưởng tượng… Trước đây, trong mỗi tác phẩm của minh, họa sĩ thường trình bày “sự định hình một ý tưởng” nào đó. Còn ngày nay, trong nghệ thuật sắp đặt thì tác giả chủ yếu trình bày “cả một tiến trình hình thành ý tưởng”. Như vậy, mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và người xem đang ở trong mối quan hệ khác trước hoàn toàn. Hiện tại, trên thế giới khuynh hướng nghệ thuật sắp đặt còn ảnh hưởng trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc và video nữa. Riêng khuynh hướng nghệ thuật thân thể (Body Arts) thì có khi tác giả và tác phẩm là một. Bởi vì bản thân con người tác giả được tô vẽ, xử lý, biến hóa như một pho tượng chuyển động hay tĩnh lặng theo thế dáng nào đó kèm theo những phụ kiện xung quanh nhằm tạo nên ý tưởng riêng. Như vậy, dù cho là “tĩnh” hay “động” thì sự hiển thị, sự trình diễn của tác phẩm đều thông qua trạng thái “diễn” của bản thân tác giả. Ở trường hợp này, mối quan hệ chỉ còn hai vế, đó là: tác giả cộng tác phẩm và người xem. Tuy nhiên cũng có khi tác phẩm là diễn viên thực hiện theo sự chỉ đạo của tác giả. Còn ở tình huống thứ hai này thì mối quan hệ vẫn là bộ ba nhưng cũng không giống như mối quan hệ bộ ba trước đó. Tác phẩm nghệ thuật thân thể là dạng “vật thể ba chiều” là con người, là sự diễn xuất mà diễn xuất thì phải có thời gian diễn, trong đó có mối quan hệ giữa người diễn và người xem cũng như sự thay đổi trạng thái tâm lý của người diễn tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, độ dài của thời gian diễn (Duration) không thể nào có sự ổn định tâm lý của người diễn từ lần đầu tiên so với các lần sau cũng như trong suốt những ngày trình diễn.
  5. Vì tính chất giới hạn của thời gian, do theo tác diễn lặp đi lặp lại theo chu kỳ, cho nên giới phê bình mỹ thuật hiện nay đã liệt nghệ thuật thân thể (Body Arts), nghệ thuật biểu diễn (Perfomance) và nghệ thuật Video là dạng nghệ thuật phù du (Ephemeral Arts). Nghĩa là loại nghệ thuật chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, muốn xem thì phải diễn hay chiếu lại (theo “Arts Form” của Duane và Sarah Preble). Cả hai loại tác phẩm: nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật thân thể đều không thuộc dạng tác phẩm để mua bán. Do vậy, mối quan hệ mua bán dường như không được BERNARD PAGÈS. Đồ trang đặt ra. Về ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc, từ sức màu hoa cà. Được tạo nên bằng sắt rỉ, tô màu năm 1978 đến nay cũng có những khuynh hướng mới, như là dạng các tác phẩm sắp đặt. Tác phẩm điêu khắc loại này là sự kết ghép phối hợp các vật liệu, đồ đạc có màu sắc chất liệu khác nhau để tạo ra tác phẩm như là dạng Pop Arts. Thí dụ: tác phẩm “bảng pha màu của họa sĩ” của tác giả Tony Cragg sáng tác năm 1985; tác phẩm “không tên” của Christian Boltanski sáng tác 1989; tác phẩm “thiên đường của đàn bà” của nghệ sĩ Hàn Quốc Nam June Paik sáng tác 1989; tác phẩm “Đồ trang sức màu hoa cà” của Bernard Pagès sáng tác 1986… Trên đây là lược đồ cho thấy dòng chảy các quan niệm tư duy sáng tạo của nghệ thuật thị giác. Mỗi chúng ta là những nhà giáo dục, người vừa làm công việc đào tạo và sáng tạo chắc hẳn cảm nhận trong lòng mình những băn khoăn về nghề nghiệp, về nội dung và phương pháp đào tạo trong hiện tại và tương lai trên tinh thần gìn giữ, kế thừa, phát huy tinh hoa, bản sắc văn hóa Việt Nam cũng như sẵn sàng đón nhận, tiếp thu những khuynh hướng sáng tạo thẩm mỹ hợp với tinh thần dân tộc và xu hướng tất yếu của văn hóa thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2