intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tiến hóa môi trường trầm tích đới gian triều khu vực ven bờ Bắc Bộ

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tiến hóa môi trường trầm tích đới gian triều khu vực ven bờ Bắc Bộ" với mục tiêu nghiên cứu để xác định và phân chia các kiểu môi trường trầm tích đới gian triều Bắc Bộ, làm sáng tỏ quá trình tiến hóa và phát triển đới gian triều Bắc Bộ, đánh giá vai trò hoạt động nhân sinh ảnh hưởng lên đới gian triều Bắc Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tiến hóa môi trường trầm tích đới gian triều khu vực ven bờ Bắc Bộ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> _______________________<br /> Đặng Hoài Nhơn<br /> <br /> TIẾN HÓA MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐỚI GIAN<br /> TRIỀU KHU VỰC VEN BỜ BẮC BỘ<br /> <br /> Chuyên ngành: Khoáng vật học và Địa hóa học<br /> Mã số<br /> : 62 44 02 05<br /> <br /> DỰ THẢO<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa chất - Trường Đại học<br /> Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS. Trần Đức Thạnh<br /> 2. PGS. TS. Đặng Mai<br /> Phản biện:<br /> Phản biện:<br /> Phản biện:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> – ĐHQGHN vào hồi giờ ngày<br /> tháng<br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đới gian triều là không gian đệm giữa lục địa và biển, chịu các<br /> quá trình tương tác lục địa - biển trong mối quan hệ với hoạt động<br /> nhân sinh diễn ra nên bị biến đổi mạnh bởi các tác động tự nhiên và<br /> con người. Môi trường trầm tích ở đới gian triều có vai trò quan<br /> trọng đối các hệ sinh thái ven bờ, không gian sinh sống và phát triển<br /> kinh tế-xã hội, vì vậy mỗi sự thay đổi đều tác động đến sinh vật và<br /> con người.<br /> Đới gian triều khu vực ven bờ Bắc Bộ trải dài từ Quảng Ninh đến<br /> Ninh Bình là nơi có chế độ nhật triều biên độ lớn, phong phú tài<br /> nguyên thiên nhiên. Trong đó, tài nguyên sinh vật gồm nguồn lợi<br /> thủy sản và đa dạng sinh học, bao gồm các hệ sinh thái: rừng ngập<br /> mặn, rạn san hô, bãi cát biển, bãi triều rạn đá v.v.; tài nguyên phi<br /> sinh vật bao gồm vật liệu xây dựng, sa khoáng các dạng đất ngập<br /> nước: bãi cát biển, các bãi triều lầy, lạch triều v.v. Tài nguyên ở đới<br /> gian triều chịu nhiều tác động của tự nhiên và nhân sinh, đã biến đổi<br /> và suy giảm giá trị do ô nhiễm môi trường, mất diện tích theo thời<br /> gian v.v. Đó là thách thức đối với quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý<br /> tài nguyên phục vụ phát triển bền vững và bảo tồn ở ven bờ Bắc Bộ.<br /> Thông tin về môi trường trầm tích đới gian triều Bắc Bộ hiện còn<br /> khá ít nên công tác quy hoạch phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý đới<br /> gian triều ở Bắc Bộ chưa phát huy hết tiềm năng. Để hiểu rõ những<br /> biến động và động thái của môi trường trầm tích đới gian triều<br /> nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Tiến hóa môi trường trầm tích đới<br /> gian triều khu vực ven bờ Bắc Bộ” để làm luận án.<br /> Mục tiêu của luận án<br />  Xác định và phân chia các kiểu môi trường trầm tích đới<br /> 1<br /> <br /> gian triều Bắc Bộ.<br />  Làm sáng tỏ quá trình tiến hóa và phát triển đới gian triều<br /> Bắc Bộ<br />  Đánh giá vai trò hoạt động nhân sinh ảnh hưởng lên đới gian<br /> triều Bắc Bộ.<br /> Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là hợp phần môi trường ở đới gian triều<br /> gồm có dao động thủy triều, hình thái địa hình - cấu trúc trầm tích,<br /> thành phần trầm tích và động lực môi trường.<br /> Phạm vi không gian theo bề ngang của đới gian triều là khoảng<br /> không gian được xác định trên cơ sở là đường trung bình triều thấp<br /> trong những kỳ nước nước cường và trung bình triều cao trong<br /> những kỳ nước cường. Phạm vi không gian theo chiều dọc bờ từ<br /> Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đến Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.<br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Nghiên cứu đặc điểm địa hình địa hình và cấu trúc trầm tích đới<br /> gian triều; Nghiên cứu thành phần trầm tích gồm: thành phần độ hạt,<br /> khoáng vật và địa hóa trầm tích đới gian triều; Nghiên cứu đặc điểm<br /> phóng xạ 210Pb và 226Ra tính tốc độ lắng đọng trầm tích; Nghiên cứu<br /> sự biến đổi theo không gian của chất ô nhiễm; Nghiên cứu quá trình<br /> phát triển và tiến hóa đới gian triều.<br /> Những luận điểm bảo vệ của luận án<br /> Luận điểm 1. Môi trường trầm tích đới gian triều ven bờ Bắc Bộ<br /> nằm trong vùng nhật triều biên độ lớn, gồm ba kiểu khác nhau về vật<br /> chất và điều kiện động lực gồm kiểu môi trường trầm tích vũng vịnh<br /> Đông Bắc phân bố trầm tích cát nhỏ đến cát lớn chiếm ưu thế, thành<br /> phần thạch anh chiếm hàm lượng cao, tốc độ lắng đọng nhỏ, hàm<br /> lượng lưu huỳnh cao ở dưới lớp sâu; kiểu môi trường trầm tích vùng<br /> 2<br /> <br /> cửa sông hình phễu Bạch Đằng phân bố trầm tích bùn bột nhỏ, trầm<br /> tích bùn sét bột chiếm ưu thế, hàm lượng thạch anh thấp, tốc độ lắng<br /> đọng trầm tích trung bình, hàm lượng lưu huỳnh trung bình ở lớp<br /> dưới sâu; kiểu môi trường trầm tích cửa sông châu thổ Sông Hồng<br /> phân bố trầm tích bột lớn, trầm tích bùn bột nhỏ, hàm lượng thạch<br /> anh trung bình, tốc độ lắng đọng trầm tích lớn, hàm lượng lưu huỳnh<br /> nhỏ.<br /> Luận điểm 2. Ở thời kỳ hiện tại đới gian triều Bắc Bộ tiến hóa<br /> trải qua 3 giai đoạn phát triển là giai đoạn phát triển bãi triều thấp,<br /> giai đoạn phát triển bãi triều trung và giai đoạn phát triển bãi triều<br /> cao. Ở vũng vịnh ven bờ Đông Bắc bị suy thoái đới gian triều bị đẩy<br /> lùi về phía lục địa; Ở cửa sông hình phễu Bạch Đằng đới là vùng<br /> chuyển tiếp đới gian triều bồi tụ cục bộ với suy thoái đẩy lùi về phía<br /> lục địa chiếm ưu thế; Ở châu thổ sông Hồng từ Đồ Sơn đến Kim Sơn<br /> đới gian triều phát triển bồi tụ liên tục lấn ra biển.<br /> Những điểm mới của luận án<br /> 1. Đã phân kiểu môi trường trầm tích đới gian triều Bắc Bộ: theo<br /> chiều dọc bờ phân thành ba kiểu là đới gian triều vũng vịnh, đới gian<br /> triều cửa sông hình phễu, đới gian triều châu thổ; theo chiều ngang<br /> thành ba phụ đới bãi triều: đới bãi triều thấp, đới bãi triều trung và<br /> đới bãi triều cao.<br /> 2. Làm rõ xu hướng phát triển, tiến hóa không đồng nhất của đới<br /> gian triều Bắc Bộ: ở đới gian triều vũng vịnh quá trình bào mòn, hạ<br /> thấp, thu hẹp và dịch lấn bãi triều cao về phía lục địa thống trị; ở đới<br /> gian triều cửa sông hình phễu quá trình bào mòn, hạ thấp, thu hẹp và<br /> dịch lấn về phía lục địa ở bãi triều cao và bãi triều trung chiếm ưu<br /> thế; ở đới gian triều cửa sông châu thổ quá trình bồi tụ nổi cao, mở<br /> rộng và dịch lấn về phía biển thống trị ở cả bãi triều cao, bãi triều<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2