A. Tóm tắt lý thuyết Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khái niệm:
Là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
b. Đặc điểm của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ.
- Tính bắt buộc.
c. Bản chất của pháp luật Việt Nam:
- Pháp luật nước CHXHCN VN thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của công dân lao động.
d. Vai trò của pháp luật Việt Nam:
- Pháp luật là phương tiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ.
B. Ví dụ minh họa Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ví dụ:
Pháp luật khác đạo đức như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân, tự giác thực hiện, do sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt.
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
C. Bài tập SGK về Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Dưới đây là 4 bài tập tham khảo về pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bài 1 trang 59 SGK GDCD 8
Bài 2 trang 59 SGK GDCD 8
Bài 3 trang 59 SGK GDCD 8
Bài 4 trang 59 SGK GDCD 8
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước:
>> Bài tập trước: Giải bài tập Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam SGK GDCD 8